Tài liệu Hội nghị Tổng kết hoạt động Kỹ thuật hình sự năm 2019 và triển khai hoạt động năm 2020.

Một phần của tài liệu Khám nghiệm hiện trường theo luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 28 - 29)

năm 2019, lực lượng Kỹ thuật hình sự toàn quốc đã tham gia KNHT 83.446 vụ, việc các loại. Trong đó, Viện Khoa học hình sự tham gia khám nghiệm 197 vụ, việc (chiếm 0.2%), Phòng Kỹ thuật hình sự Công an cấp tỉnh khám nghiệm 7.771 vụ, việc (chiếm 9.0%), lực lượng Kỹ thuật hình sự cấp huyện khám nghiệm 75.478 vụ, việc (chiếm 90.8%). Việc KNHT có sự tham gia của cán bộ kỹ thuật hình sự đã giúp hoạt động khám nghiệm có chất lượng hơn, đi vào chiều sâu, tỷ lệ phát hiện dấu vết, vật chứng đã từng bước được nâng lên. Theo đó, kết quả khám nghiệm phát hiện dấu vết là 38.957 vụ (đạt tỷ lệ 47.0%), xác định tính chất vụ việc là 73.955 vụ việc (đạt tỷ lệ 89.0%), xác định đối tượng gây án là 14.055 vụ (đạt tỷ lệ 17.0%), truy bắt đối tượng theo dấu vết nóng là 1.867 vụ (đạt tỷ lệ 2.0%), xác định công cụ, phương tiện gây án là 13.540 vụ (đạt tỷ lệ 16%)18. Kết quả đó đã cho thấy vai trò không thể thiếu của lực lượng kỹ thuật hình sự trong KNHT phục vụ điều tra, xử lí tội phạm, góp phần đảm bảo an ninh trật tự.

Trong cuộc khảo sát do tác giả tiến hành, hầu hết những người tham gia khảo sát (tất cả đều là cán bộ ngành công an hoặc cán bộ ngành kiểm sát) đều cho rằng sự

16 Hoàng Văn Trường (2021), tlđd (8), tr44.

17 Lê Danh Cường (2019), “Những nhiệm vụ cơ bản của lực lượng Kỹ thuật hình sự thời gian tới”,

Tạp chí

18 Tài liệu Hội nghị Tổng kết hoạt động Kỹ thuật hình sự năm 2019 và triển khai hoạt động năm 2020. 2020.

tham gia của lực lượng kỹ thuật hình sự trong hoạt động KNHT là cần thiết trong mọi trường hợp (chiếm 92.5% số phiếu khảo sát, 7.5% còn lại cho rằng sự tham gia của lực lượng kỹ thuật hình sự là cần thiết trong một số trường hợp).

Những số liệu trong các báo cáo, tổng kết cũng như kết quả khảo sát đã thể hiện phần nào vai trò rất quan trọng của lực lượng kỹ thuật hình sự trong hình sự KNHT trên thực tế. Tuy nhiên, theo pháp luật TTHS hiện hành, vị trí pháp lí, quyền hạn và trách nhiệm của cán bộ chuyên trách về kỹ thuật hình sự chưa được xác định rõ. Việc chỉ coi hoạt động của Lực lượng kỹ thuật hình sự là biện pháp hỗ trợ đã ảnh hưởng đến thái độ hoạt động của kỹ thuật viên. Mặt khác, hiện tại chỉ có Bộ Công an ban hành Thông tư quy định lực lượng kỹ thuật hình sự tham gia vào hoạt động khám nghiệm của CQĐT và cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thuộc Công an nhân dân, còn hoạt động KNHT của một số cơ quan khác như cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra ngoài Công an nhân dân thì không có quy định nào về việc lực lượng kỹ thuật hình sự tham gia hoạt động khám nghiệm, điều này ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động khám nghiệm, bởi lẽ lực lượng kỹ thuật hình sự là lực lượng được đào tạo bài bản, có trang bị đầy đủ các dụng cụ, máy móc, trang thiết bị kỹ thuật để phục vụ hiệu quả cho hoạt động khám nghiệm.

Sau đây tác giả dẫn chứng cụ thể về sự tham gia của lực lượng kỹ thuật hình sự trong hoạt động KNHT của CQĐT và các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra:

- Theo Biên bản KNHT của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Phú

Một phần của tài liệu Khám nghiệm hiện trường theo luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w