- Suy tim mạn tính: nên dùng các thuốc uống có tác dụng kéo dài như
b. Đặc tính tâm trương thụ động: chỉ tính đàn hồi, và tính quánh của thất kh
giãn hoàn toàn diễn ra ở giữa và cuối thời kỳ tâm trương
Độ chun giãn của buồng thất thể hiện tốc độ thay đổi thể tích theo tốc độ thay đổi của
áp lực và làm đảo nghịch độ cứng của buòng tin(dV/dP)
2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến chức năng tâm trương của thất trái * Các yếu tố hoá sinh * Các yếu tố hoá sinh
- Ion Ca++ : việc tách phưc hợp actin-myosin phụ thuộc vào tốc độ thu hồi Ca++ và nồng độ ATP trong bào tương.
- NO: NO làm giảm tính nhậy cảm của sợi cơ tim đối với Ca++ và như vậy sẽ làm tăng tốc độ giãn của cơ tim
- Hệ RAA và bradykinin: Angiotensin II gây phì đại thất trái
* Các yếu tố cơ học
- Lực hút tâm trương và đặc tính quán tính của cơ tim: Hiện tượng hút tâm trương của thất trái được tạo ra do phản lực của thất trái đàn hồi và đặc tính quán tính của cơ tim. Phản lực của thất trái đàn hồi có nguồn gốc từ lực phản hồi nội tại có tác dụng làm cho sợi cơ tim tiếp tục giãn hơn nữa. Khi van 2 lá chưa mở lực này làm cho áp lực trong buồng thất trái hạ thấp xuống áp lực âm. Đặc tính quán tính của cơ tim tiếp tục làm giảm áp lực thất trái và duy trì việc đổ đầy máu vào thất trái sau khi van 2 lá mở và thể tích thất trái bắt đầu tăng
- Đặc tính thụ động của buồng thất trái: Đặc tính nàu mơ tả sự lien quan giữa áp
lực- thể tích cuối tâm trương của buồng thất trái, phản ánh khả năng giãn ra để nhận máu có hiệu quả của thất trái. Đặc tính này phụ thuộc vào tính chất của sợi cơ tim, bề dày và cấu trúc của buồng thất. Một thành phần quan trọng trong cấu trúc thành thất trái là mô liên kết mà chủ yếu là các sợi collagen xung quanh sợi cơ tim
- Tác động của thất phải: Khi thất phải giãn vách liên thất bị đẩy ép sang buồng thất trái và các sợi cơ tim bao quanh 2 thất bị giãn căng về phía thành tự do của thất
phải, do đó sẽ làm ép thành tự do của thất trái và làm tăng áp lực cuối tâm trương thất trái.
- Tác động của màng ngoài tim: ảnh hưởng của màng ngồi tim đến q trình
tâm trương của thất trái xảy ra theo 2 hướng. Hướng 1 khi màng ngồi tim bình thường nhưng thất phải giãn do màng ngồi tim chỉ có đặc tính chun giãn nhất định
nên sẽ hạn chế khả năng giãn của thất vì vậy hạn chế đưa máu vào thất trái; mặt khác khi thất phải giãn màng ngoài tim tương ứng với thất phải sẽ giãn ra, ngược lại màng ngoài tim tương ứng với thất trái có xu hướng tạo ra một lực ép, lực ép này vừa làm giảm kích thước thất trái vừa làm tăng áp lực buồng thất trái do đó làm cản trở q trình tâm trương của thất trái. Như vậy màng ngoài tim làm tăng tác động của thất phải đối với quá trình tâm trương của thất trái. Hướng 2 trong trường hợp bệnh lý của mang ngoài tim như tràn dịch màng ngoài tim hay viêm màng ngoài tim co thắt áplực trong khoang màng ngoài tim tăng lên cùng với thể tích màng ngồi tim giảm đi làm tăng áp lực trong buồng thất và hạn chế đáng kể khả năng nhận máu của thất trái
trong thì tâm trương
- Tác động của khoang lồng ngực: các nguyên nhân như gây tăng áp lực trong
khoang lồng ngực như tràn khí, tràn dịch màngphổi, thơng khí nhân tạo với áp lực dương cũng dẫn đến tăng áp lực cuối tâm trương của thất trái
- ảnh hưởng của hệ đm vành: ở thì tâm trương động mạch vành chứa đầy máu vì
vậy thể tích và áp lực của hệ thống đm vành tăng lên sẽ gây lên hiệu ứng thuỷ tĩnh
hay còn gọi là hiệu ứng cương. Hiệu ứng này ảnh hưởng đến đặc tính tâm trương thụ
động của thất trái, làm tăng độ cứng của thất trái, hiệu ứng này tăng lên nhiều khi thể
tích của thất trái tăng.