Giám định và bồi thường

Một phần của tài liệu Thực trạng triển khai bảo hiểm xây dựng và lắp đặt tại PJICO (Trang 27 - 29)

 Quy trình giám định:

- Nhận thông báo tổn thất: Khi nhận được thông báo tổn thất, GĐV/NĐPC có trách nhiệm:

+ Thu thập thông tin sơ bộ ban đầu về vụ tổn thất như sau: Họ và tên, địa chỉ và số điện thoại người phụ trách bảo hiểm của khách hàng; hạng mục tổn thất, địa điểm, và thời gian xảy ra tổn thất; sơ bộ diễn biến và nguyên nhân tổn thất; Mức độ và thiệt hại ước tính; hướng phát triển của tổn thất, và biện pháp hạn chế tổn thất đã áp dụng; Những công việc mà người được bảo hiểm đang tiến hành và sẽ tiến hành.

+ Hướng dẫn người được bảo hiểm cung cấp thông báo tổn thất bằng văn bản theo mẫu

+ Cập nhật thông tin vào sổ theo dõi tổn thất theo mẫu

- Xử lý thông tin tổn thất:

+ GĐV/NĐPC kiểm tra các thông tin tổn thất đã nhận được và thu nhập các tài liệu liên quan đối tượng tổn thất như: Giấy chứng nhận bảo hiểm/ Đơn bảo hiểm đã được cấp hay chưa; đối tượng tổn thất tham gia bảo hiểm hay không; tổn thất có nằm trong địa điểm và thời hạn bảo hiểm; mức độ và giá trị tổn thất ước tính có nằm dưới mức khấu trừ; kiểm tra nộp phí bảo hiểm của khách hàng; quy định về phối hợp và hướng dẫn thông báo tái bảo hiểm; các thỏa thuận thông báo và phối hợp giải quyết khác nếu có.

+ GĐV/NĐPC phải báo cáo ngay cho Truoerng BPGĐ/GĐ đơn vị đề xuất phương án xử lý; đối với các tổn thất có ước tính thiệt hại vượt trên phân cấp hoặc thông báo choi tái bảo hiểm, Trưởng BPGĐ/GĐ đơn vị phải báo cáo ngay về công ty bằng văn bản theo mẫu BM.25.2-03 để công ty phối hợp giải quyết hoặc hướng dẫn khi cần thiết.

- Tiến hành giám định:

+ Khi nhận được thông báo tổn thất xảy ra trên địa bàn thuộc đơn vị quản lý ( kể cả trường hợp vượt trên phân cấp), Trưởng BPGĐ/GĐ đơn vị có trách nhiệm cử BPGĐ/GĐ đến ngay hiện trường vụ tổn thất.

+ GĐV/NĐPC khi đến hiện trường phải thực hiện một số công việc cụ thể sau: Thu thập thông tin và tài liệu tổn thất; chụp ảnh và mô tả hiện trường thể hiện được diễn biến, nguyên nhân và mức độ của tổn thất; đánh giá sơ bộ về diễn biến và mức độ tổn thất; dựa trên cơ sở những thông số và hình ảnh tại hiện trường tiến hành xác định và ước tính mức độ tổn thất; đề xuất cũng với sự phối hợp với người được bảo hiểm cũng như các có quan có liên quan có mặt tại hiện trường như: cảnh sát phòng cháy chữa cháy, đơn vị xảy ra tổn thất,…; lập biên bản hiện trường mô tả chi tiết hiện trạng, nêu sơ bộ diễn biến và nguyên nhân tổn thất, ước tính mức độ thiệt hại, ý kiến của các bên có liên quan theo mẫu.

- Lập báo cáo giám định:

+GĐV/NĐBH có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lý và sự đầy đủ của hồ sơ tài liệu nhận được, nếu thiếu sót hoặc sai sót thì phải có văn bản yêu cầu người được bảo hiểm bổ sung chứng từ hoặc giải trình rõ rang hơn.

+ Khi nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, GĐV/NĐPC phải tiến hành xem xét chứng từ, tài liệu kết hợp với những thông tin và hình ảnh hiện trường tổn thất để đưa ra những kết luận chính xác về thiệt hại. Từ đó lập báo cáo giám định cuối cùng tổn thất nêu rõ diễn biến và, nguyên nhân và mức độ tổn thất theo mẫu.

- Hoàn chỉnh hồ sơ bồi thường: GĐV chịu trách nhiệm:

+ Thu thập đầy đủ tài liệu mà có liên quan đến vụ tổn thất và chịu trách nhiệm về tính đúng đắn, hợp pháp của các tài liệu mà mình đã thu thập

+ Ký, kèm sao y bản chính của các tài liệu và chịu trách nhiệm đã kiếm tra bản chính ( nếu có ).

+ GĐV phải lập phiếu giao nhận hồ sơ chuyển cho BPBT theo mẫu và chuyển hồ sơ sang bộ phận xét bồi thừng nếu có

- GĐV có trách nhiệm thu thập, hoàn thiện và chuyển giao tài liệu có liên quan đến vụ tổn thất cho bộ phận bồi thường đề nghị giám định hộ.

 Giải quyết khiếu nại và bồi thường

Hồ sơ khiếu nại yêu cầu bồi thường bao gồm:

- Giấy chứng nhận bảo hiểm

- Các loại hóa đơn đóng phí bảo hiểm

- Giấy yêu cầu bồi thường

- Biên bản giám định

- Báo cáo của công an (nếu cần)

- Lời khai của nạn nhân, nhân chứng

Trách nhiệm buồi thường của công ty bảo hiểm căn cứ vào thời hạn bảo hiểm, phạm vi bảo hiểm. Giới hạn trách nhiệm bồi thường của công ty bảo hiểm căn cứ vào:

- GTBH, STBH.

- Mức giới hạn trách nhiệm đối với bên thứ ba

- Giới hạn trách nhiệm đối với các tổn thất do các rủi ro bổ sung.

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢOHIỂM XÂY DỰNG VÀ LẮP ĐẶT TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ

Một phần của tài liệu Thực trạng triển khai bảo hiểm xây dựng và lắp đặt tại PJICO (Trang 27 - 29)