Khái quát chung về tổng quan nghiên cứu vấn đề

Một phần của tài liệu Sử dụng vật liệu thiên nhiên trong tổ chức hoạt động chắp ghép nhằm phát triển kĩ năng quan sát cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi. (Trang 28 - 30)

10. Bố cục luận án

1.1.4. Khái quát chung về tổng quan nghiên cứu vấn đề

* Những vấn đề có thể kế thừa:

Những nghiên cứu trên cho thấy các tác giả chủ yếu đi sâu vào vai trò, đặc điểm của KNQS nói chung và KNQS của trẻ, đã chỉ ra các thành phần cơ bản trong cấu trúc của KNQS và phương thức phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo trong các hoạt động giáo dục đặc biệt là HĐTH và HĐCG.

Một số nghiên cứu đã đề cập đến tầm quan trọng của HĐTH đối với sự phát triển óc QS và trí tuệ cũng như nhận thức thẩm mỹ của trẻ. Vấn đề sử dụng VLTN trong HĐTH và HĐCG của trẻ cũng được nhìn nhận như một con đường sư phạm tạo ra môi trường giáo dục với những điều kiện thuận lợi cho trẻ rèn luyện các giác quan, rèn luyện một số KN và phẩm chất tâm lí trong đó có KNQS;

Một số công trình nghiên cứu cũng đã bàn đến một số biện pháp, cách thức sử dụng VLTN trong HĐTH và HĐCG nhằm rèn luyện và phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo.

Những nghiên cứu này là cơ sở quan trọng định hướng cho phần nghiên cứu lí luận của luận án.

* Một số vấn đề còn bỏ ngỏ:

Các công trình nghiên cứu của các tác giả đã kiểm nghiệm, đúc kết nhiều vấn đề và đưa đến nhiều thành tựu hỗ trợ cho các nghiên cứu về nội dung, phương pháp phát triển KNQS cho trẻ mầm non thông qua các hoạt động khác nhau ở trường mầm non. Tuy vậy, những công trình đi sâu vào nội dung và phương pháp khai thác VLTN tổ chức các hoạt động giáo dục đặc biệt là HĐTH nhằm phát triển KNQS của độ tuổi mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở Việt Nam còn chưa nhiều. Đặc biệt, còn ít các nghiên cứu hệ thống để đưa ra các biện pháp cụ thể sử dụng VLTN trong HĐCG ở trường mầm non Việt Nam. Bởi vậy, việc nghiên cứu lý luận sâu hơn về đặc trưng, cấu trúc KNQS của trẻ trong HĐCG và cách lựa chọn, phối hợp các biện pháp khai thác, sử dụng VLTN của vùng miền trong tổ chức các hình thức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong điều kiện trường mầm non ở nước ta chính là phần còn thiếu hụt trong lý luận và thực tiễn giáo dục mầm non ở nước ta. Đây cũng là vấn đề được đặt ra cho nhiệm vụ nghiên cứu của luận án này.

* Những vấn đề luận án cần tập trung giải quyết

- Luận án sẽ tập trung chứng minh rằng: KNQS của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi sẽ được hình thành và phát triển thông qua rèn luyện và trải nghiệm trực tiếp trong các hoạt động giáo dục, đặc biệt là các hoạt động nghệ thuật tạo hình ở trường mầm non; Sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG ở trường mầm non sẽ tạo ra môi trường giáo dục với những điều kiện thuận lợi để kích thích hứng thú QS, rèn luyện và phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi. Quá trình sử dụng VLTN trong các hình thức tổ chức HĐCG sẽ tạo nên những cơ hội cho trẻ vừa được tự do tiếp cận với nguồn VLTN đa dạng, phong phú vừa được trải nghiệm, bồi dưỡng KNQS theo các mức độ từ đơn giản đến phức tạp đáp ứng yêu cầu qua các nhiệm vụ tạo hình trong các tình huống miêu tả, sáng tạo nghệ thuật.

- Nhiệm vụ nghiên cứu lý luận và ứng dụng thực tiễn của luận án là đưa ra những giả định có căn cứ khoa học và thực nghiệm thực tế để kiểm nghiệm, khẳng định hiệu quả giáo dục, tính khả thi của việc phối hợp đồng bộ các biện pháp ―Sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi‖ theo hướng: Tăng cường sử dụng nguồn VLTN đa dạng, phong phú tạo môi trường giáo dục nhằm kích thích ở trẻ hứng thú, nhu cầu QS và xác định mục đích QS; Kết hợp xây dựng các tình huống có vấn đề khi tổ chức HĐCG sử dụng VLTN để tích cực cho trẻ trải nghiệm các phương thức QS khác nhau; Sử dụng nguồn VLTN đa dạng, phong phú trong những hình thức HĐCG giúp trẻ tìm hiểu, khai thác những đặc điểm thẩm mỹ, sự đa dạng của VLTN vào quá trình sáng tạo sản phẩm chắp ghép qua đó rèn luyện KNQS cho trẻ.

- Kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn của luận án về ―Sử dụng VLTN

trong tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi” được kỳ

vọng sẽ góp phần giải quyết những hạn chế trong lý luận và thực tiễn Giáo dục mầm non ở Việt Nam hiện nay, đặc biệt là trong vấn đề phát triển trí tuệ, nhận

thức cho trẻ thông qua các hình thức hoạt động nghệ thuật, đáp ứng yêu cầu đổi mới GDMN trong giai đoạn hiện nay theo định hướng phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu Sử dụng vật liệu thiên nhiên trong tổ chức hoạt động chắp ghép nhằm phát triển kĩ năng quan sát cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi. (Trang 28 - 30)