Tiêu chí, công cụ đánh giá kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu Sử dụng vật liệu thiên nhiên trong tổ chức hoạt động chắp ghép nhằm phát triển kĩ năng quan sát cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi. (Trang 137 - 138)

10. Bố cục luận án

4.1.6.Tiêu chí, công cụ đánh giá kết quả thực nghiệm

- Tiêu chí đánh giá: Tác giả đã sử dụng bộ tiêu chí đánh giá KNQS của trẻ

mẫu giáo 5 – 6 tuổi như đã trình bày ở mục 2.1.6 trong chương 2 để đánh giá kết quả TN.

- Thang đo: Chúng tôi sử dụng thang đo khoảng để đánh giá KNQS của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi. Thang đo cho từng mức độ biểu hiện KNQS như sau:

KNQS ở mức Kém: KNQS ở mức Yếu:

KNQS ở mức Trung bình: KNQS ở mức Khá:

KNQS ở mức Tốt:

Tổng điểm của từng bài tập ≤ 4 4 < tổng điểm của từng bài tập ≤ 8 8 < tổng điểm của từng bài tập ≤ 12 12 < tổng điểm của từng bài tập ≤ 16 16 < tổng điểm của từng bài tập ≤ 20

- Phương pháp đánh giá kết quả thực nghiệm

+ Mỗi lần đo KNQS của trẻ chúng tôi tiến hành đo 10 trẻ/1 lượt, thực hiện lần lượt 2 bài tập. (Phụ lục 2)

+ Nhóm khảo sát bao gồm người nghiên cứu và các GVMN đã được tập huấn về các vấn đề cần thiết liên quan đến phát triển KNQS cho trẻ như: cung cấp một số lý thuyết cơ bản, cách sử dụng bài tập đo, thang đánh giá và cách ghi chép các biểu hiện KNQS của trẻ.

+ Các trẻ tham gia TN đều được tiến hành đo với 2 bài tập giống nhau.

+ Xây dựng phiếu đánh giá KNQS của từng trẻ với các tiêu chí và biểu hiện cụ thể gắn với từng điểm số. (Phụ lục 3)

+ Không can thiệp vào quá trình hoạt động của trẻ, chỉ gợi ý cho trẻ những lúc cần thiết để hỗ trợ việc đánh giá trẻ.

+ Sử dụng thêm máy ghi âm, chụp ảnh hoặc quay video để thu thập các thông tin bổ sung cho nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Sử dụng vật liệu thiên nhiên trong tổ chức hoạt động chắp ghép nhằm phát triển kĩ năng quan sát cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi. (Trang 137 - 138)