Phát triển kĩ năng quan sát cho trẻ mẫu giáo –6 tuổi

Một phần của tài liệu Sử dụng vật liệu thiên nhiên trong tổ chức hoạt động chắp ghép nhằm phát triển kĩ năng quan sát cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi. (Trang 35 - 39)

10. Bố cục luận án

1.2.3. Phát triển kĩ năng quan sát cho trẻ mẫu giáo –6 tuổi

1.2.3.1. Khái niệm

a/ Phát triển là một thuật ngữ được sử dụng trong nhiều nghiên cứu và thực tế

cuộc sống, được xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau:

Theo từ điển triết học của M. Rodentan [56], sự phát triển là kết quả của quá trình thay đổi về số lượng dẫn tới sự thay đổi về chất, nghĩa là trong quá trình phát triển dường như có sự quay lại của điểm xuất phát nhưng trên một cơ sở mới, ở mức độ cao hơn. Phát triển còn đồng nghĩa với tương lai, với một hình thức mới và chất lượng mới. Phát triển thường gắn với hoạt động dự báo.

Theo đại từ điển tiếng Việt của Nguyễn Như Ý [89, tr.1321]: Phát triển là vận động, tiến triển theo chiều hướng tăng lên.

Vậy, phát triển là quá trình vận động, tiến lên của một sự vật từ trình độ thấp

lên trình độ cao hơn, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Khái niệm phát triển thường được dùng để chỉ quá trình vận động theo chiều hướng đi lên, ngày càng tiến bộ của sự vật. Quá trình này diễn ra vừa dần dần, vừa có bước nhảy vọt để đưa tới sự ra đời của cái mới thay thế cái cũ.

b/ Phát triển kĩ năng

Theo các tác giả N.Đ. Lêvitôv [36], Phạm Minh Hạc [19] việc hình thành và phát triển KN của một hoạt động nào đó là một quá trình bao gồm ba bước:

Bước 1: Nhận thức đầy đủ về mục đích, cách thức, điều kiện hành động Bước 2: Quan sát mẫu, làm thử theo mẫu

Bước 3: Luyện tập cách thức hành động theo đúng yêu cầu, điều kiện nhằm đạt

được mục đích đề ra.

Tác giả Nguyễn Quang Uẩn [75] nhìn nhận quá trình phát triển KN khái quát hơn thu gọn trong hai bước:

Bước 1: Nắm vững tri thức về hành động hay hoạt động; Bước 2: Thực hiện hành động theo các tri thức đó. c/ Phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi

Có thể hiểu: Phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi là quá trình tác động sư

phạm có mục đích, nội dung và kế hoạch theo một trình tự khoa học của nhà giáo dục đến trẻ để tạo ra sự thay đổi theo chiều hướng ngày càng tiến bộ của những hành động, những thao tác có chủ định trong quá trình tri giác các sự vật, hiện tượng giúp trẻ xác định nhanh chóng, chính xác và đầy đủ những đặc điểm, tính chất đặc trưng, mối quan hệ, liên hệ, sự biến đổi của các sự vật, hiện tượng đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ QS đề ra.

Thực chất việc phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi là quá trình tác động sư phạm có mục đích, có nội dung, có kế hoạch của nhà giáo dục giúp trẻ nắm vững hệ thống những thao tác có chủ định trong quá trình tri giác nhằm thu thập những thông tin đầy đủ và chính xác nhất về các sự vật, hiện tượng mà nhiệm vụ QS đặt ra. Vì vậy, khi hình thành và phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi cần:

- Hướng dẫn trẻ biết cách tiếp nhận và xác định nhiệm vụ QS.

- Hướng dẫn trẻ trẻ biết cách sử dụng phối hợp các phương thức QS để khám phá và nhận biết đối tượng QS.

- Hướng dẫn trẻ biết cách phát hiện và mô tả kết quả QS. - Hướng dẫn trẻ biết cách đánh giá, đối chiếu kết quả QS.

1.2.3.2. Các giai đoạn phát triển kĩ năng quan sát của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi

Kĩ năng quan sát của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi là KN cơ bản của hoạt động nhận thức, cơ chế hình thành KNQS là cơ chế hoạt động gắn liền với các giai đoạn phát triển trí tuệ của trẻ. Học thuyết về sự hình thành và phát triển trí tuệ của J.Piaget [dẫn theo 44] chia quá trình phát triển trí tuệ trẻ em thành 4 giai đoạn: (1) Giai đoạn giác động; (2) Giai đoạn tiền thao tác cụ thể; (3) Giai đoạn thao tác cụ thể; (4) Giai đoạn thao tác hình thức hay tư duy lôgic. Các giai đoạn phát triển trí tuệ của trẻ được mô tả với các nấc thang phát triển theo chiều hướng đi lên. Sau mỗi giai đoạn lại có sự chuyển hoá rõ ràng trên cơ sở kế thừa những thành tựu của giai đoạn trước và biểu hiện ra bằng sự tiến bộ trong hiểu biết của trẻ.

Vận dụng học thuyết trên trong nghiên cứu này, có thể xác định các giai đoạn phát triển KNQS của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi như sau:

- Giai đoạn bắt chước: Đây là giai đoạn hình thành KNQS sơ bộ ban đầu, trẻ bắt

chước hành động QS mẫu mà GV hướng dẫn. Các thao tác, hành động khảo sát, tiếp cận đối tượng QS còn thụ động, dập khuôn máy móc theo hướng dẫn từ GV. Kết thúc giai đoạn này trẻ xác định được đối tượng QS, có một số biểu tượng chung về đối tượng QS nhưng chưa đi sâu vào việc xác định chính xác các chi tiết, bước đầu thỏa mãn trí tò mò của trẻ.

Giai đoạn này trẻ chủ yếu bắt chước và học hỏi KNQS, vì thế GV nên làm mẫu hướng dẫn cách tiếp nhận nhiệm vụ QS, hướng dẫn các thao tác, hành động khảo sát đối tượng QS sau đó cho trẻ thực hành với các đối tượng QS khác nhau nhằm thu thập những thông tin, biểu tượng chung về đối tượng QS, bước đầu hình thành ở trẻ KN tiếp nhận nhiệm vụ QS, giúp trẻ nắm được những cách thức QS phù hợp với từng đối tượng.

- Giai đoạn làm được (tự thực hiện): Trẻ hiểu được nhiệm vụ QS, biết lựa chọn các giác quan, các thao tác tư duy và ngôn ngữ tham gia vào quá trình tri giác, khám

phá đối tượng nhưng vẫn còn những sai sót khi thao tác, thời gian QS còn chậm, đôi lúc trẻ vẫn cần sự chỉ dẫn, gợi ý của GV giúp phát hiện những chi tiết lẩn khuất, khó thấy của đối tượng QS.

Đây là giai đoạn trẻ cần được tập dượt và bồi dưỡng KNQS với nhiều đối tượng QS là các sự vật, hiện tượng đa dạng. GV cần chỉ dẫn, gợi ý giúp trẻ biết xác định nhiệm vụ QS, sử dụng phối hợp các phương thức QS, kĩ thuật QS tập trung và QS từng phần để phát hiện những chi tiết, đặc điểm khó nhận diện của đối tượng QS, giúp trẻ thu thập những thông tin về đối tượng QS.

- Giai đoạn làm chính xác: Trẻ tiếp nhận nhiệm vụ QS nhanh, lựa chọn quy trình

QS với sự tham gia của các giác quan, các thao tác tư duy, ngôn ngữ phù hợp kết hợp những kỹ thuật QS khác nhau để xác định các bộ phận lớn của đối tượng sau đó xác định đặc điểm cấu trúc bên ngoài, các thuộc tính, phẩm chất, dấu hiệu nổi bật của chúng (kích thước, hình dạng, tính chất của bề mặt….), phát hiện nhanh những đặc điểm đặc trưng của đối tượng QS, hoàn thành nhiệm vụ QS nhanh chóng.

Giai đoạn này trẻ chủ động thực hành KNQS đã học, GV cần tạo môi trường hoạt động với những bối cảnh chứa đựng các đối tượng QS đa dạng, tạo những tình huống hoạt động gây bất ngờ, thú vị, thậm chí có chút khó khăn về đối tượng QS để trẻ tự xác định mục tiêu QS, hình thành hứng thú, động cơ giải quyết nhiệm vụ QS. Trong quá trình trẻ thực hiện nhiệm vụ QS, GV nên sử dụng những câu hỏi gợi mở giúp trẻ nhanh chóng lựa chọn cách thức và quy trình QS để tìm hiểu và phát hiện được những thông tin thú vị, đầy đủ và sinh động về các đối tượng QS.

- Giai đoạn hoàn thiện kĩ năng: Đây là giai đoạn KNQS đạt mức độ chủ động,

linh hoạt, khi tiếp nhận nhiệm vụ QS thay đổi liên tục, các đối tượng QS đa dạng nhưng chất lượng QS luôn ổn định với những thông tin QS chính xác, thái độ quan tâm, chú ý đến đối tượng QS tự nhiên được hình thành ở trẻ.

Đây là giai đoạn trẻ tự hoàn thiện KNQS và biết đánh giá hiệu quả QS, GV thường xuyên cho trẻ luyện tập KNQS với các đối tượng QS đa dạng, phong phú và những nhiệm vụ QS biến đổi đáp ứng những yêu cầu đòi hỏi mà các hoạt động giáo dục đặt ra, luôn động viên, khuyến khích trẻ chủ động, linh hoạt tìm tòi sáng tạo trong quá trình QS, tạo cho trẻ thói quen đánh giá kết QS và QS lại khi cần thiết.

1.2.3.3. Cách thức phát triển kĩ năng quan sát cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi

Những cách thức được lựa chọn nhằm phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi là những tác động sư phạm hướng tới mục tiêu phát triển KNQS, luôn gắn với đặc điểm và các giai đoạn phát triển KNQS của trẻ, bao gồm:

- Thúc đẩy sự hoàn thiện và linh hoạt của các giác quan

Cần giữ gìn các giác quan của trẻ khỏe mạnh, thường xuyên cho trẻ luyện tập sử dụng những phương thức QS khác nhau đòi hỏi sự phối hợp của các giác quan và các công cụ hỗ trợ (kính, thước đo, máy ảnh) để thực hiện những nhiệm vụ QS ngày càng phức tạp với những đối tượng QS đa dạng.

- Cung cấp vốn tri thức và kinh nghiệm phong phú về thế giới xung quanh cho trẻ

Mức độ phát triển KNQS của trẻ còn phụ thuộc vào vốn tri thức hiểu biết của trẻ. Giai đoạn đầu của quá trình phát triển KNQS, GVMN nên QS cùng với trẻ, khéo léo

cung cấp và nâng cao vốn kiến thức và hiểu biết cho trẻ. Những giai đoạn sau khi KNQS dần hình thành và hoàn thiện, GV cho trẻ trải nghiệm KNQS với các đối tượng QS đa dạng dưới nhiều hình thức tổ chức hoạt động QS khác nhau giúp trẻ thu thập và tích lũy lượng thông tin, tri thức, kinh nghiệm phong phú về thế giới xung quanh.

- Kích thích tính tò mò, ham hiểu biết của trẻ

Giáo viên luôn kích thích tính tò mò, ham hiểu biết của trẻ thông qua các tình huống có vấn đề với những đối tượng QS hấp dẫn, mới lạ. Trong quá trình QS, trẻ thường thắc mắc, đặt những câu hỏi rất thú vị, GV nên kiên trì và tìm cách trả lời để thỏa mãn trí tò mò của trẻ từ đó cũng duy trì được hứng thú QS, kích thích trẻ tiếp tục phân tích, phán đoán, suy luận để tìm hiểu, khám phá và đưa ra những kết luận QS mới.

- Kích thích hứng thú và cảm xúc của trẻ

Hứng thú và cảm xúc là động cơ quan trọng với quá trình phát triển KNQS cho trẻ. Vì vậy, khi trẻ QS, GV cần kích thích cảm xúc và hứng thú của trẻ bằng cách đặt ra những câu hỏi gợi mở. Những câu hỏi vừa giúp trẻ vận dụng được những tri thức, hiểu biết của mình, vừa chủ động nói ra những suy nghĩ phán đoán về những gì trẻ QS được. Ngoài ra, GV cũng cần tăng cường cung cấp các thông tin mới về đối tượng QS kết hợp sử dụng các mẩu chuyện, câu đố, các bài thơ, bài hát … có nội dung gần gũi, phù hợp để lôi cuốn sự chú ý và kích thích hứng thú, cảm xúc của trẻ khi QS.

- Phát triển ngôn ngữ và tư duy của trẻ

Sự phát triển của tư duy và ngôn ngữ có ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển KNQS của trẻ. Trong quá trình QS, các thao tác tư duy như phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hoá giúp trẻ xác định chính xác nhiệm vụ QS và định hướng cho quá trình thực hiện nhiệm vụ QS. Các thao tác tư duy và trí tuệ trong quá trình QS giúp trẻ đưa ra những phán đoán, suy luận để có những kết luận QS chính xác và đầy đủ.

Theo tác giả Nguyễn Thị Xuân [88]: Ở giai đoạn cuối của quá trình QS, trẻ có thể sử dụng được ngôn ngữ mạch lạc để mô tả kết quả QS, giải thích, lập luận cho những thông tin và kết luận QS một cách hợp lý. Vì vậy, khi tổ chức cho trẻ QS, giáo viên luôn khuyến khích trẻ tích cực sử dụng ngôn ngữ để xác định nhiệm vụ QS (Con muốn QS cái gì? Để làm gì?), mô tả cách thức QS (Quan sát như thế nào?), phân tích, phán đoán, suy luận, đưa ra những kết luận QS (Con đoán nó như thế nào? Vì sao con biết?), khuyến khích trẻ chia sẻ những gì mình đã QS được. Cần tăng cường rèn luyện ngôn ngữ và tư duy cho trẻ trong các hoạt động ở nhiều lĩnh vực khác nhau giúp tư duy của trẻ ngày càng sắc sảo, nhạy bén cùng ngôn ngữ ngày càng mạch lạc.

Bên cạnh đó, GV cần nắm được những cách thức rèn luyện KNQS cho trẻ trong các hoạt động ở trường mầm non. Để hoạt động QS của trẻ có hiệu quả, cần xem xét một số vấn đề sau: Trước tiên cần xác định mục đích và nhiệm vụ QS: Trẻ sẽ QS cái gì và QS để làm gì? Mục đích, nhiệm vụ QS càng rõ ràng thì thông tin QS càng đầy đủ và chính xác. Bên cạnh đó, GV cũng cần xác định rõ: Cho trẻ QS ở đâu? Khi nào thì QS? Thời gian QS trong bao lâu? Hoạt động QS của trẻ cần được tiến hành một cách tự nhiên tạo cho trẻ một tâm trạng thoải mái, dễ chịu.

Một phần của tài liệu Sử dụng vật liệu thiên nhiên trong tổ chức hoạt động chắp ghép nhằm phát triển kĩ năng quan sát cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi. (Trang 35 - 39)