Mối quan hệ giữa hoạt động chắp ghép với sự phát triển kĩ năng quan sát của trẻ

Một phần của tài liệu Sử dụng vật liệu thiên nhiên trong tổ chức hoạt động chắp ghép nhằm phát triển kĩ năng quan sát cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi. (Trang 47 - 48)

10. Bố cục luận án

1.4.1. Mối quan hệ giữa hoạt động chắp ghép với sự phát triển kĩ năng quan sát của trẻ

Hoạt động chắp ghép là một hoạt động sáng tạo nghệ thuật, luôn có mối quan hệ gắn bó mật thiết với sự phát triển KNQS của trẻ. Mỗi loại vật liệu tạo hình hay các mô hình, sản phẩm chắp ghép đều có phẩm chất bên trong và những nét độc đáo

riêng của nó, điều này đòi hỏi trẻ phải biết cách khám phá và tìm hiểu nó. Tiếp xúc với vật liệu tạo hình và những mô hình sản phẩm chắp ghép hay những hình tượng nghệ thuật, trước tiên trẻ phải xác định được mục tiêu, nhiệm vụ QS; sử dụng những giác quan của mình (chủ yếu là các giác quan vận động và mắt) để khám phá những ấn tượng bề nổi của đối tượng QS, sau đó trẻ sẽ bắt đầu liên tưởng và kết nối những ấn tượng cảm xúc ban đầu đó với những trải nghiệm của bản thân, các thao tác phân tích, so sánh, khái quát hóa được huy động để chọn lọc, phát hiện những đặc điểm thẩm mĩ của vật liệu tạo hình (hình dạng, cấu trúc, màu sắc, sự hài hoà, cân đối, mối quan hệ không gian) kết hợp cùng những xúc cảm nghệ thuật tinh tế của trẻ, từ đó sẽ hình thành những ý tưởng sáng tạo trong HĐCG.

Những KN thành phần trong cấu trúc KNQS của trẻ luôn được khai thác và rèn luyện nhằm thu thập và cung cấp những thông tin về đối tượng QS cho quá trình xây dựng hình tượng sáng tạo nghệ thuật trong HĐCG của trẻ. Có thể thấy, quá trình sáng tạo nghệ thuật trong HĐCG là sự phối hợp độc đáo giữa cái bên trong (xúc cảm thẩm mĩ) và cái bên ngoài (đối tượng của thị giác).

Kĩ năng quan sát trong HĐCG là quá trình tâm lí tích cực nhằm phân tích những đặc điểm, thuộc tính của đối tượng miêu tả, tổng hợp chúng thành hình ảnh thẩm mĩ trọn vẹn trên cơ sở những cảm xúc thẩm mĩ cho quá trình sáng tạo của HĐCG. Kĩ năng quan sát cung cấp những thông tin về đặc điểm đặc trưng, mối quan hệ, liên hệ, sự thay đổi và phát triển của các sự vật hiện tượng cho quá trình sáng tạo những hình tượng nghệ thuật trong HĐCG. Ngược lại, chính quá trình sáng tạo nghệ thuật trong HĐCG đã tạo ra môi trường để các giác quan và những phẩm chất tâm lí như trí nhớ, tư duy, ngôn ngữ, chú ý, xúc cảm tình cảm và hứng thú cá nhân trong KNQS của trẻ được rèn luyện và phát triển.

Khi KNQS của trẻ đã phát triển, những thông tin mà KNQS cung cấp sẽ ngày càng đầy đủ, chính xác và phong phú bao nhiêu thì những xúc cảm nghệ thuật cùng quá trình tưởng tưởng sáng tạo trong HĐCG của trẻ càng đạt hiệu quả cao bấy nhiêu. Vì vậy, có thể khẳng định: KNQS của trẻ có ảnh hưởng tích cực đến chất lượng và hiệu quả HĐCG hay chất lượng HĐCG phục thuộc rất nhiều vào sự phát triển KNQS của trẻ. Hoạt động chắp ghép chính là trường học với những điều kiện vô cùng thuận lợi cho sự hình thành và phát triển KNQS của trẻ.

Một phần của tài liệu Sử dụng vật liệu thiên nhiên trong tổ chức hoạt động chắp ghép nhằm phát triển kĩ năng quan sát cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi. (Trang 47 - 48)