Những biểu hiện kĩ năng quan sát của trẻ mẫu giáo –6 tuổi trong hoạt động

Một phần của tài liệu Sử dụng vật liệu thiên nhiên trong tổ chức hoạt động chắp ghép nhằm phát triển kĩ năng quan sát cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi. (Trang 49 - 50)

10. Bố cục luận án

1.4.3. Những biểu hiện kĩ năng quan sát của trẻ mẫu giáo –6 tuổi trong hoạt động

Để phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong HĐCG, người GV cần hiểu rõ quá trình hình thành KNQS và phương pháp tổ chức HĐCG cho trẻ để lựa chọn những cách thức tác động phù hợp qua đó rèn luyện những KN thành phần trong cấu trúc KNQS của trẻ. Cụ thể:

- Cần tạo không gian, môi trường giáo dục cho HĐCG hấp dẫn, mới lạ để hình thành hứng thú QS, giúp trẻ có nhận thức đầy đủ về mục đích, nhiệm vụ QS: Biết phải QS những gì, QS như thế nào;

- Hướng dẫn trẻ cách thức tiến hành quá trình QS: Từ bao quát toàn bộ - tách ra QS tập trung từng phần - QS bao quát;

- Hướng dẫn trẻ biết sử dụng các phương thức QS: Quan sát chủ yếu bằng xúc giác vận động; Quan sát chủ yếu bằng thị giác; Quan sát bằng việc phối hợp các giác quan; Sử dụng các công cụ hỗ trợ trong QS để thu thập thông thông tin đầy đủ và chính xác nhất về vật liệu tạo hình và đối tượng miêu tả trong HĐCG;

- Sử dụng phối hợp các phương pháp QS bao gồm: Phương pháp trực quan, phương pháp dùng lời, phương pháp thực hành trải nghiệm. Ngoài ra, để kích thích xúc cảm, hình thành tình cảm thẩm mĩ của trẻ cần đặc biệt chú ý sử dụng ngôn ngữ giàu hình tượng (kết hợp bài thơ, câu đố, bài hát phù hợp) khi mô tả vật liệu tạo hình hay đối tượng miêu tả trong HĐCG.

1.4.3. Những biểu hiện kĩ năng quan sát của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động chắp ghép động chắp ghép

Căn cứ những biểu hiện KNQS và đặc điểm HĐCG của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi, có thể xác định KNQS của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong HĐCG có những biểu hiện như sau:

- Kĩ năng xác định nhiệm vụ QS: Việc xác định nhiệm vụ QS sẽ ảnh hưởng lớn

đến chất lượng và hiệu quả hoạt động QS trong quá trình tổ chức HĐCG cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi. Kĩ năng này được biểu hiện như sau:

Trẻ xác định mục tiêu, nhiệm vụ QS phù hợp với từng đối tượng miêu tả trong HĐCG: Trẻ biết cần phải làm gì, làm như thế nào để nắm bắt được các đặc điểm của đối tượng QS; biết lựa chọn vật liệu tạo hình, dụng cụ hỗ trợ cho quá trình QS và chắp ghép như thế nào cho phù hợp; xác định được các bước thực hành tạo sản phẩm chắp ghép cần làm gì, bắt đầu làm từ đâu; biết QS thưởng thức và đánh giá lại kết quả tạo hình.

- Kĩ năng sử dụng phương thức QS: Sử dụng và phối hợp các phương thức QS bằng các giác quan khác nhau để tiếp xúc, khảo sát đối tượng miêu tả nhằm tìm kiếm và phát hiện đầy đủ những đặc điểm, đặc trưng thẩm mĩ của đối tượng QS phục vụ quá trình sáng tạo trong HĐCG. Kĩ năng sử dụng phương thức QS trong HĐCG của trẻ 5 – 6 tuổi được thể hiện như sau:

+ Quan sát chủ yếu bằng xúc giác vận động: Nhìn chung trẻ độ tuổi càng nhỏ thì phương thức QS này càng là thế mạnh, đến 5 – 6 uổi trẻ vẫn tích cực QS chủ yếu bằng

xúc giác vận động (sờ, mó, tháo, lắp) để khảo sát, nắm bắt các đặc điểm cấu trúc, kết cấu của đối tượng;

+ Quan sát chủ yếu bằng thị giác: Trẻ chủ yếu dùng mắt để nhìn ngắm, nắm bắt các đặc điểm bên ngoài, kết cấu của đối tượng miêu tả trong HĐCG theo một trình tự thích hợp;

+ Quan sát bằng việc phối hợp các giác quan: Trẻ 5 – 6 tuổi khả năng tri giác tương đối tốt, cùng một lúc trẻ có thể nắm bắt được nhiều đặc điểm khác nhau của đối tượng QS, biết phối hợp những phương thức khảo sát đối tượng bằng xúc giác vận động, thị giác, thính giác thậm chí trẻ sử dụng cả khứu giác, vị giác hoặc nhấc lên, đặt xuống để thu thập thông tin về đối tượng miêu tả trong HĐCG;

+ Sử dụng các công cụ hỗ trợ trong QS: Trong một số trường hợp, một số trẻ khá thành thạo trong việc sử dụng các công cụ hỗ trợ (kính, máy ảnh, các phương tiện để đo, đong, đếm) để khảo sát đối tượng từ nhiều góc độ nhằm tìm kiếm, thu thập thông tin.

- Kĩ năng phát hiện và mô tả kết quả QS: Phát hiện, gọi tên và mô tả các đặc

điểm và thuộc tính của đối tượng miêu tả, thu thập những thông tin về đặc điểm đặc trưng thẩm mĩ, nét độc đáo của vật liệu tạo hình để hình thành những khái niệm thẩm mĩ và sự sáng tạo trong HĐCG.

+ Phát hiện được các đặc điểm đặc trưng thẩm mĩ của đối tượng QS và gọi tên các dấu hiệu đó;

+ Mô tả, giải thích bằng ngôn ngữ, nói về các thuộc tính, dặc điểm, tính chất, mối liên hệ, quan hệ, sự tương đồng, phù hợp của vật liệu tạo hình với ý tưởng sáng tạo trong HĐCG.

- Kĩ năng đánh giá, đối chiếu kết quả QS: Trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi đã có hứng thú và KN đánh giá đối chiếu kết quả QS vật liệu tạo hình với sản phẩm tạo hình của mình và của bạn trong HĐCG để có những nhận xét về sự thành công hay thất bại trong quá trình tìm kiếm vật liệu phù hợp với ý tưởng tạo hình, tuy nhiên việc nhận xét, đánh giá nhiều khi vẫn còn thiếu tính chính xác, dễ bị chi phối bởi tình cảm và sự hạn chế của khả năng nhận thức. KN đánh giá đối chiếu kết quả QS của trẻ có những biểu hiện sau:

+ Nhận ra sự phù hợp hay không phù hợp của vật liệu với yêu cầu miêu tả để có những điều chỉnh cách thức QS vật liệu chắp ghép cho phù hợp với nhiệm vụ tạo hình.

+ Biết nhận xét về kết quả quá trình hoạt động QS khi đối chiếu với sản phẩm chắp ghép của mình và của bạn.

Một phần của tài liệu Sử dụng vật liệu thiên nhiên trong tổ chức hoạt động chắp ghép nhằm phát triển kĩ năng quan sát cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi. (Trang 49 - 50)