Các bước thực hiện nghiên cứu trong luận văn được thể hiện qua sơ đồ sau:
(Nguồn: nghiên cứu của tác giả)
Sơ đồ 3.1: Quy trình nghiên cứu của đề tài
Quy trình nghiên cứu được thực hiện thông qua 5 bước, chi tiết:
* Bước 1: Nghiên cứu cơ sở lý thuyết và những nghiên cứu trước đây nhằm xác định vấn đề và mục tiêu nghiên cứu.
* Bước 2: Xây dựng đề xuất mô hình nghiên cứu.
Trong bước tày, tác giả căn cứ vào lý thuyết nền và các nghiên cứu trước đây về sự thỏa mãn công việc, từ đó đưa ra mô hình nghiên cứu đề xuất ban đầu và xây dựng phương pháp nghiên cứu cụ thể.
* Bước 3: Thực hiện nghiên cứu định tính.
Bước 1: Xác định vấn đề và mục tiêu nghiên cứu
Bước 2: Xây dựng đề xuất mô hình nghiên cứu
Bước 3: Thực hiện phương pháp nghiên cứu định tính
Bước 4: Thực hiện phương pháp nghiên cứu định lượng
Bước 5: Kết luận và trình bày kết quả nghiên cứu
- Kiểm định thang đo Crobach’s Alpha
- Kiểm định nhân tố EFA - Ước lượng mô hình hồi quy. - Phân tích tương quan
- Kiểm định đa cộng tuyến. - Kiểm định sự phù hợp của mô hình.
Nghiên cứu định tính nhằm khám phá và xây dựng thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của cán bộ công chức, viên chức tại Sở Tài chính tỉnh Đồng Nai. Trong bước này, tác giả tiến hành phỏng vấn 10 chuyên gia nhằm xác định nhân tố và thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của cán bộ công chức, viên chức tại Sở Tài chính tỉnh Đồng Nai. Các chuyên gia được chọn là các cán bộ công chức, viên chức giàu kinh nghiệm trong Sở Tài chính tỉnh Đồng Nai. Kết quả thảo luận chuyên gia như sau:
Bảng 3.1: Kết quả ý kiến chuyên gia về các nhân tố ảnh hưởng STT Nhân tố tác động đến động lực làm việc của
nhân viên
Ý kiến chuyên gia Đồng ý Không đồng ý
1 Thu nhập 10/10 0/10
2 Đào tạo thăng tiến 10/10 0/10
3 Cấp trên 10/10 0/10
4 Đồng nghiệp 10/10 0/10
5 Đặc điểm công việc 10/10 0/10
6 Điều kiện làm việc 10/10 0/10
7 Phúc lợi 10/10 0/10
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)
Kết quả cho thấy tất cả các chuyên gia đồng ý với các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của cán bộ công chức, viên chức tại Sở Tài Chính tỉnh Đồng Nai bao gồm: Thu nhập, Đào tạo thăng tiến, Cấp trên, Đồng nghiệp, Đặc điểm công việc, Điều kiện làm việc và Phúc lợi.
* Bước 4: Thực hiện nghiên cứu định lượng.
Nghiên cứu định lượng nhằm xác định và đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của cán bộ công chức, viên chức tại Sở Tài chính tỉnh Đồng Nai.
- Trên cơ sở các nhân tố ảnh hưởng đã được khám phá trong giai đoạn nghiên cứu định tính, bảng câu hỏi khảo sát định lượng được triển khai đến các đối tượng khảo sát thông qua các hình thức: (1) Trực tiếp; (2) Gửi qua email.
- Đối tượng khảo sát: tất cả cán bộ công chức, viên chức tại Sở Tài chính tỉnh Đồng Nai.
- Phương pháp chọn mẫu: Mẫu của nghiên cứu này được chọn theo phương pháp thuận tiện, chọn toàn bộ tổng thể nghiên cứu.
- Kích thước mẫu: Đối với đề tài này, do hạn chế về kích thước tổng thể mẫu nghiên cứu, tuy nhiên kích thước mẫu phải đảm bảo ở mức tối thiểu cần thiết và đáp ứng được nhu cầu của nghiên cứu.
Những quy tắc kinh nghiệm trong xác định cỡ mẫu cho phân tích nhân tố EFA, kích thước mẫu thường được xác định theo các căn cứ sau:
Theo Tabachnick & Fidell (1996) cho rằng khi sử dụng MLR kích thước mẫu cần đảm bảo theo công thức: n ≥ 50 + 8p (Trong đó: n là cỡ mẫu, p là số lượng biến độc lập trong mô hình). Trong bài nghiên cứu này, số lượng biến độc lập là 7 biến, như vậy kích thước mẫu tối thiểu cần đạt được là 106 mẫu.
Trong nghiên cứu này tác giả tiến hành phát ra 115 phiếu khảo sát và thu về được 115 phiếu khảo sát hợp lệ. Số lượng mẫu khảo sát 115 là hoàn toàn phù hợp với các yêu cầu đã nêu ở trên, chi tiết như sau:
Bảng 3.2: Mẫu nghiên cứu
CHỈ TIÊU SỐ LƯỢNG TỶ LỆ
Số phiếu khảo sát phát ra 115 100%
Số phiếu khảo sát thu về 115 100%
Số phiếu khảo sát hợp lệ 115 100%
Số phiếu khảo sát không hợp lệ 0 0%
(Nguồn: Theo tác giả khảo sát)
- Sau khi khảo sát, tác giả tiến hành tổng hợp thông tin và xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS 20.0 như phân tích thống kê mô tả thang đo, kiểm tra thang đo, kiểm tra nhóm nhân tố EFA.
Trong bước này tác giả tiến hành thực hiện chạy hồi quy với phần mềm thống kê SPSS 20.0 từ đó thực hiện các kiểm định như: Kiểm định tương quan giữa các biến, Kiểm định đa cộng tuyến, Kiểm định tự tương quan.
Bước 5: Thảo luận và trình bày kết quả nghiên cứu.
Từ kết quả phân tích định lượng ở bước trên tác giả tiến hành thảo luận kết quả nghiên cứu so với các nghiên cứu trước đây. Đồng thời dựa vào kết quả này tác giả đề xuất các
giải pháp kiến nghị nâng cao sự thỏa mãn công việc của cán bộ công chức, viên chức tại Sở Tài chính tỉnh Đồng Nai trong thời gian tới.
3.1.2 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp hỗn hợp bao gồm phương pháp định tính và phương pháp định lượng, cụ thể:
Phương pháp định tính: Dựa trên các lý thuyết nền đặc biệt là lý thuyết và kế thừa kết quả của các nghiên cứu trước đây để rút ra các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến thỏa mãn công việc của nhân viên, từ đó xây dựng bảng câu hỏi khảo sát và chọn mẫu. Các biến được điều chỉnh và bổ sung cho phù hợp theo thang đo có sẵn. Sau khi tiến hành thiết kế bảng câu hỏi dựa trên 7 nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của cán bộ công chức, viên chức tại Sở Tài chính tỉnh Đồng Nai được sử dụng chính thức. Trong quá trình khảo sát sơ bộ, tác giả cũng tiến hành điều chỉnh lại bảng câu hỏi cho phù hợp với phạm vi nghiên cứu.
Phương pháp định lượng: Nghiên cứu định lượng được sử dụng nhằm đo lường và kiểm định các thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của cán bộ công chức, viên chức tại Sở Tài chính tỉnh Đồng Nai; Phân tích nhân tố khám phá EFA; Đánh giá và kiểm định sự phù hợp của mô hình hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của cán bộ công chức, viên chức tại Sở Tài chính tỉnh Đồng Nai.