Mô hình hồi quy là mô hình hồi quy tuyến tính bội với hệ số β chưa hiệu chỉnh có dạng:
STMCV = β0 + β1TN + β2DTTT + β3CT + β4DN + β5DDCV+ β6DKLV + β7PL Trong đó:
STMCV: biến phụ thuộc (Sự thỏa mãn công việc của cán bộ công chức, viên chức tại Sở Tài chính tỉnh Đồng Nai).
β0 : Hệ số chặn.
βi: Hệ số hồi quy thứ i (i = 1,..,7): phản ảnh mức độ tăng (giảm) của STMCV khi các biến độc lập (Các nhân tố ảnh hưởng: TN – Thu nhập, DTTT – Đào tạo thăng tiến, CT – Cấp trên, DN – Đồng nghiệp, DDCV – Đặc điểm công việc, DKLV – Điều kiện làm việc, PL - Phúc lợi) thay đổi.
* Kiểm định tương quan giữa các biến:
Kiểm định tương quan nhằm xem xét mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc, đồng thời phản ảnh tương quan giữa các biến độc lập với nhau.
Hệ số tương quan: mối tương quan giữa các biến được đo bằng hệ số tương quan. Hệ số tương quan Pearson (Pearson Correlation) được tính bằng cách chia hiệp phương sai của biến với tích độ lệch chuẩn của chúng.
Hệ số tương quan nhận giá trị trong khoảng (-1, +1) + Nếu hệ số tương quan > 0 : tương quan thuận + Nếu hệ số tương quan < 0 : tương quan nghịch
+ Nếu hệ số tương quan tiến đến: +1 hoặc -1: tương quan càng chặt chẽ. Các hệ số tương quan được tập hợp qua ma trận tương quan.
Kiểm định Hệ số tương quan [12]:
H0 : không tồn tại mối tương quan giữa 2 biến H1 : tồn tại mối tương quan giữa 2 biến
Với Mức ý nghĩa kiểm định là 5%: + Nếu Sig. ≤ 0.05: Bác bỏ H0
+ Nếu Sig. > 0.05: Chưa có cơ sở Bác bỏ H0
* Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến
Hiện tượng đa cộng tuyến (Multicollinearity) là hiện tượng các biến độc lập trong mô hình phụ thuộc tuyến tính lẫn nhau. Nói cách khác hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra khi có mối tương quan tuyến tính hiện hữu giữa ít nhất 2 biến độc lập trong mô hình. Khi đó sẽ dẫn đến các vấn đề sau: Hạn chế giá trị của R2 (thường sẽ làm tăng R2); Làm sai lệch/ đổi dấu các hệ số hồi quy.
Có rất nhiều cách phát hiện sự tồn tại của đa cộng tuyến trong mô hình hồi quy như: R2 cao nhưng tỉ số t thấp; tương quan cặp giữ các biến giải thích cao; hồi quy phụ; …
- Sử dụng ma trận tương quan Pearson. Nếu hệ số tương quan của các biến độc lập với nhau nhỏ hơn 0.5, có thể chấp nhận không có hiện tượng đa cộng tuyến.
- Sử dụng hệ số VIF (variance inflation factor – hệ số phóng đại phương sai)
Trong bài này sử dụng hệ số phóng đại phương sai (VIF) để phát hiện đa cộng tuyến. Trong các mô hình hồi quy VIF (Hệ số phóng đại phương sai VIF) đều nhỏ hơn 10 chứng tỏ không có đa cộng tuyến xảy ra (Hoàng Trọng – Chu Nguyễn Mộng Ngọc).
* Kiểm định độ phù hợp của mô hình:
Dựa vào hệ số R2 để xác định mức độ giải thích của các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của cán bộ công chức, viên chức tại Sở Tài chính tỉnh Đồng Nai, hệ số R2 càng lớn mức độ giải thích càng lớn.
R (hệ số tương quan) R2 (Hệ số xác định)
< 0,3 < 0,1 Tương quan ở mức thấp
0,3 ≤ R < 0,5 0,1 ≤ R2 < 0,25 Tương quan ở mức trung bình 0,5 ≤ R < 0,7 0,25 ≤ R2 < 0,5 Tương quan khá chặt chẽ 0,7 ≤ R < 0,9 0,5 ≤ R2 < 0,8 Tương quan chặt chẽ ≥ 0,9 ≥ 0,8 Tương quan rất chặt chẽ
Tác giả sẽ dựa vào hệ số R2 hiệu chỉnh để phản ánh mức độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính bội vì R2 không phụ thuộc vào độ lệch phóng đại của R2. R2 hiệu chỉnh thường nhỏ hơn R2 vì nó không phóng đại mức độ phù hợp của mô hình.
Kiểm định F trong bảng phân tích phương sai là phép kiểm định về độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính tổng thể, xem xét biến phụ thuộc có liên hệ tuyến tính với toàn bộ tập hợp các biến độc lập hay không.
- Cặp giả thuyết nghiên cứu:
Giả thuyết H0: Không có mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc. Giả thuyết H1: Tồn tại mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc.
- Nguyên tắc chấp nhận giả thuyết với mức ý nghĩa 5%: Nếu Sig ≤ 5%: Bác bỏ giả thuyết H0; Nếu Sig > 5%: Chưa có cơ sở bác bỏ giả thuyết H1.
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Từ cơ sở lý thuyết và kết quả của các nghiên cứu đã trình bày ở chương 2, trong chương 3 này, tác giả đã đưa ra các thang đo đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của cán bộ công chức, viên chức tại Sở Tài chính tỉnh Đồng Nai. Nghiên cứu này tác giả sử dụng mô hình hồi quy bội để phân tích các các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của cán bộ công chức, viên chức. Tiến trình này gồm hai giai đoạn: nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Trong đó: tác giả đã trình bày chi tiết về việc thiết kế thang đo, thu thập dữ liệu, xử lý và phân tích dữ liệu. Dựa trên nền tảng lý thuyết của chương này, tác giả thực hiện xử lý số liệu và rút ra kết luận về các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của cán bộ công chức, viên chức tại Sở Tài chính tỉnh Đồng Nai sẽ được trình bày ở chương 4. Phần mềm được sử dụng trong nghiên cứu này là SPSS 20.0.
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Giới thiệu về Sở Tài chính tỉnh Đồng Nai
4.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Sau chiến thắng lịch sử năm 1975, đất nước hoàn toàn thống nhất, Đồng Nai cùng cả nước tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ đặt ra lúc bấy giờ là khắc phục hậu quả chiến tranh, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Sau ngày giải phóng tình hình kinh tế của tỉnh rất khó khăn, các cơ sở ngừng hoạt động do phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu và kỹ thuật từ nước ngoài, số người thất nghiệp gia tăng, tiền tệ lạm phát, thị trường hỗn loạn. Do chiến tranh tàn phá các vùng nông thôn nên nông dân không có ruộng đất canh tác, người dân tập trung về các đô thị tạo nên áp lực lớn về an ninh lương thực. Khả năng quản lý kinh tế xã hội của cán bộ chưa đáp ứng được yêu cầu tình hình mới.
Bên cạnh đó tỉnh cũng có những mặt thuận lợi để phát triển kinh tế, sau giải phóng khu kỹ nghệ Biên Hòa (Nay là KCN Biên Hòa 1) là khu kỹ nghệ lớn nhất miền Nam bấy giờ được chính quyền tiếp nhận và nhanh chóng khôi phục sản xuất. Đồng Nai là tỉnh có nhiều đồn điền cao su rộng lớn được xây dựng từ thời Pháp, cách mạng đã thực hiện quốc hữu hóa các đồn điền này để khai thác và ổn định đời sống công nhân.
Ngành Tài chính đứng trước nhiệm vụ mới, phải nhanh chóng chuyển đổi chiến lược nhiệm vụ tài chính phục vụ chiến đấu sang nhiệm vụ xây dựng và phát triển kinh tế xã hội, phải tăng cường và xây dựng đội ngủ cán bộ đủ sức thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao.
Sau giải phóng Ty Tài chính Đồng Nai được thành lập trên cơ sở là Ban Kinh tài khu Đông Nam Bộ, Ban Kinh tài khu Đông Nam Bộ, Ban Kinh tài Bà Rịa Long Khánh, Ban Kinh tài tỉnh Biên Hòa, lãnh đạo Ty lúc bấy giờ có các đồng chí Phan Cao Tường, Nguyễn Văn Y, Nguyễn Thiện Nhượng, Nguyễn Văn Bình và nhiều đồng chí là cán bộ, nhân viên được điều từ các đơn vị trên. Nhiệm vụ của Ty Tài chính là tham mưu cho Tỉnh ủy và UBND tỉnh thực hiện mọi hoạt động tài chính ở địa phương, quản lý toàn bộ cơ sở vật chát của chế độ cũ để lại, nhanh chóng ổn định và khôi phục sản xuất nhằm mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Những năm tiếp theo sau đó Sở Tài chính đã tham mưu kịp thời cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh thực hiện tốt những chủ trương lớn của ngành tài chính.
Sau 10 năm giải phóng, hệ thống tổ chức ngành tài chính từ tỉnh xuống cơ sở đã được hình thành và phát triển. Từ đó tham mưu tốt cho UBND tỉnh thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về tài chính ngân sách trên địa bàn, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kinh tế xã hội của tỉnh.
Nước ta bước vào thời kỳ đổi mới trong tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội nghiêm trọng. Các cơ chế quản lý mới chưa được hình thành. Chính sách giá – lương tiền chưa triển khai đồng bộ, nền kinh tế đất nước gặp nhiều khó khăn, siêu lạm phát xuất hiện và kéo dài, đời sống cán bộ nhân dân gặp nhiều khó khăn.
Sở Tài chính tỉnh Đồng Nai, địa chỉ số 42 đường Cách Mạng Tháng Tám phường Quang Vinh, thành phố Biên Hòa tỉnh Đồng Nai.
Sở Tài chính là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh có chức năng tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài chính.
Điện thoại giao dịch tại Văn phòng Sở: 02513.847778, Fax 02513. 847433.
4.1.2 Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ 4.1.2.1 Cơ cấu tổ chức 4.1.2.1 Cơ cấu tổ chức
Sở Tài chính tỉnh Đồng Nai có chức năng và nguyên tắc làm việc như sau:
- Sở Tài chính là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Nai, có chức năng tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài chính; ngân sách nhà nước; thuế, phí, lệ phí và thu khác của ngân sách nhà nước; tài sản nhà nước; các quỹ tài chính nhà nước; đầu tư tài chính; tài chính doanh nghiệp; kế toán; kiểm toán độc lập; giá và các hoạt động dịch vụ tài chính tại địa phương theo quy định của pháp luật.
- Sở Tài chính có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Uỷ ban nhân dân tỉnh; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Tài chính.
+ Sở Tài chính làm việc theo chế độ thủ trưởng. Tất cả hoạt động của sở đều phải tuân thủ quy định của pháp luật và nội quy, quy chế hoạt động của cơ quan. Cán bộ, công chức thuộc Sở Tài chính phải xử lý và giải quyết công việc đúng phạm vi nhiệm vụ được giao.
+ Trong phân công công việc, mỗi việc chỉ được giao một phòng (ban), đơn vị trực thuộc, một người phụ trách và chịu trách nhiệm chính trong xử lý hoặc phối hợp các phòng (ban) khác để xử lý.
+ Bảo đảm tuân thủ trình tự, thủ tục và thời hạn giải quyết công việc theo đúng quy định của pháp luật, chương trình, kế hoạch, lịch làm việc và Quy chế hoạt động, trừ trường hợp đột xuất hoặc có yêu cầu khác của cấp trên.
+ Bảo đảm phát huy năng lực và sở trường của cán bộ, đề cao sự phối hợp công tác, trao đổi thông tin trong giải quyết công việc và trong mọi hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật quy định.
+ Bảo đảm dân chủ, rõ ràng, minh bạch và hiệu quả trong mọi hoạt động.
Sở Tài chính có 01 Giám đốc và 03 (ba) Phó Giám đốc giúp việc cho Giám đốc; - Giám đốc Sở Tài chính là người đứng đầu sở, chịu trách nhiệm trước Uỷ ban nhân dân, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Sở; chịu trách nhiệm trước Bộ Tài chính về chuyên môn nghiệp vụ quản lý tài chính ngân sách của địa phương;
- Phó Giám đốc sở là người giúp Giám đốc sở, chịu trách nhiệm trước Giám đốc sở và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công; khi Giám đốc sở vắng mặt, một Phó Giám đốc sở được Giám đốc sở uỷ nhiệm điều hành các hoạt động của Sở;
Các Phòng chuyên môn gồm 07 phòng: Văn phòng sở; Phòng Tài chính doanh nghiệp; Thanh tra sở; Phòng Ngân sách; Phòng Đầu tư; Phòng Tài chính - hành chính - sự nghiệp; Phòng Giá - Công sản.
Mỗi Phòng chuyên môn có Trưởng phòng và có 02 Phó trưởng phòng giúp việc cho Trưởng phòng, biên chế của các phòng ban do Giám đốc Sở bổ nhiệm và bố trí phù hợp với biên chế và nhiệm vụ được giao.
Cơ cấu tổ chức hoạt động tại Sở Tài chính tỉnh Đồng Nai được thể hiện thông qua sơ đồ 4.1 như sau:
(Nguồn: http://stc.dongnai.gov.vn )
Sơ đồ 4.1: Cơ cấu tổ chức hoạt động tại Sở Tài chính tỉnh Đồng Nai 4.1.2.2 Chức năng nhiệm vụ
* Giám đốc: Giám đốc có trách nhiệm: Chỉ đạo, điều hành cơ quan thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn theo đúng quyết định của UBND Tỉnh về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tài chính và các văn bản pháp luật có liên quan. Chịu trách nhiệm trước Tỉnh ủy, HĐND Tỉnh, UBND Tỉnh và Bộ chuyên ngành về mọi hoạt động của Sở Tài chính; Thực hiện các công việc điều hành hoạt động của Sở Tài chính tỉnh Đồng Nai, chi tiết xem phụ lục 3.
* Phó giám đốc: Các Phó Giám đốc thay mặt Giám đốc để giải quyết một số công việc về các lĩnh vực được phân công và chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về những quyết định của mình. Các Phó Giám đốc thực hiện các công việc theo thẩm quyền của mình, chi tiết xem phụ lục 3.
- Tham mưu cho Giám đốc Sở thực hiện các nhiệm vụ được cấp trên quy định theo chức năng nhiệm vụ của Sở Tài chính thuộc lĩnh vực quản lý ngân sách và các nhiệm vụ được phân công, chi tiết xem phụ lục 3.
* Phòng Tài chính Hành chính sự nghiệp:
- Tham mưu cho giám đốc Sở thực hiện các nhiệm vụ được cấp trên quy định theo chức năng nhiệm vụ của sở Tài chính thuộc lĩnh vực quản lý tài chính – hành chính sự nghiệp và các nhiệm vụ như: Tổ chức thực hiện và hướng dẫn, giám sát các cơ quan hành chính, các đơn vị sự nghiệp thuộc tỉnh xây dựng dự toán ngân sách nhà nước hàng năm; Thực hiện thống nhất các chế độ, định mức chi tiêu tài chính của Nhà nước thuộc lĩnh vực HCSN theo quy định của pháp luật, chi tiết xem phụ lục 3.
* Phòng Đầu tư:
Tham mưu cho giám đốc Sở thực hiện các nhiệm vụ được cấp trên quy định theo chức năng nhiệm vụ của sở Tài chính thuộc lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản và các nhiệm vụ được phân công như: Tham gia với Sở Kế hoạch và Đầu tư, các cơ quan có liên quan để tham mưu với Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh về chiến lược thu hút, huy động, sử dụng vốn đầu tư ngắn hạn, dài hạn trong và ngoài nước,...Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan xây dựng dự toán và phương án phân bổ dự toán chi đầu tư phát triển hàng năm; chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan bố trí các nguồn vốn khác có tính chất đầu tư.
- Thực hiện các công việc khác theo thẩm quyền, chi tiết xem phụ lục 3.
* Phòng Giá – Công sản:
Tham mưu cho Giám đốc Sở thực hiện các nhiệm vụ được cấp trên quy định theo chức năng nhiệm vụ của sở Tài chính thuộc lĩnh vực quản lý Giá, tài sản công, chính sách đền bù giải phóng mặt bàng khi nhà nước thu hồi đất và các nhiệm vụ được phân công, chi tiết xem phụ lục 3.
* Văn phòng Sở:
- Tham mưu cho Giám đốc Sở giải quyết và thực hiện các nhiệm vụ: Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng, Thanh tra, các phòng chuyên môn, nghiệp vụ, các chi cục và các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở; quản lý biên chế, thực hiện chế độ tiền
lương và các chính sách, chế độ đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật đối