3.2.1 Xây dựng thang đo
Từ các định nghĩa về các nhân tố của sự thỏa mãn công việc ở trên, các chỉ số đánh giá cho từng nhân tố được xây dựng như sau:
Bảng 3.3: Thang đo các nhân tố ảnh hưởng sự thỏa mãn công việc
Nhân tố Ký hiệu Thang đo
Thu nhập
TN1 Lương TN2 Thưởng TN3 Trợ cấp
TN4 Phân phối thu nhập công bằng Đào tạo và
thăng tiến
DTTT1 Đào tạo cho cán bộ kỹ năng cần thiết cho công việc DTTT2 Tạo điều kiện cho CB học tập nâng cao trình độ DTTT3 Chương trình đào tạo phù hợp với vị trí công việc
DTTT4 Cán bộ có nhiều điều kiện phát triển khả năng bản thân DTTT5 Cơ hội thăng tiến cho người có năng lực
Cấp trên
CT1 Năng lực của cấp trên
CT2 Sự hỗ trợ, quan tâm, động viên của cấp trên CT3 Cấp trên ghi nhận sự đóng góp của nhân viên CT4 Cấp trên bảo vệ nhân viên trước người khác CT5 Sự ủy quyền, tin cậy của cấp trên
CT6 Cấp trên đối xử với nhân viên công bằng, không phân biệt Đồng
nghiệp
DN1 Sự hỗ trợ của đồng nghiệp
DN2 Sự thân thiện hòa đồng của đồng nghiệp DN3 Sự tận tâm trong công việc của đồng nghiệp DN4 Đồng nghiệp đáng tin cậy
Đặc điểm công việc
DDCV1 Công việc sử dụng nhiều kỹ năng DDCV2 Hiểu rõ công việc
DDCV3 Tầm quan trọng của công việc DDCV4 Quyền quyết định trong công việc DDCV5 Sự phản hồi và góp ý của cấp trên DDCV6 Công việc phù hợp với năng lực Điều kiện
làm việc
DKLV1 Thời gian làm việc phù hợp với công việc
DKLV2 Thời gian làm việc phù hợp với đặc thù công việc DKLV3 Phương tiện, máy móc thiết bị cho công việc đầy đủ DKLV4 Nơi làm việc an toàn thoải mái
Phúc lợi
PL1 Chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đầy đủ PL2 Chế độ nghỉ phép, nghỉ bệnh phù hợp
PL3 Chế độ du lịch nghỉ dưỡng hằng năm PL4 Sự hỗ trợ của công đoàn
PL5 Phúc lợi khác Thỏa mãn
chung
TM1 Anh/chị thỏa mãn về công việc hiện tại đang làm TM2 Anh/Chị muốn gắn bó lâu dài với cơ quan
TM3 Anh/chị tự hào khi được làm việc lại cơ quan
3.2.2 Thiết kế bảng hỏi
Từ kết quả nghiên cứu lý thuyết, nghiên cứu các nghiên cứu trước đây và thảo luận các chuyên gia thì bảng câu hỏi được sử dụng trong nghiên cứu bao gồm các nội dung sau:
- Lời giới thiệu: Đây là lời dẫn, lời cam kết của tác giả trong quá trình thu thập dữ liệu từ khách hàng.
- Thông tin cá nhân của khách hàng: Ghi nhận các thông tin của đối tượng khảo sát như giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, ... nhằm đánh giá tổng quan về cán bộ công chức, viên chức tại Sở Tài chính tỉnh Đồng Nai.
- Nội dung chính: Phần này bao gồm thông tin các phát biểu về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của cán bộ công chức, viên chức tại Sở Tài chính tỉnh Đồng Nai: Ghi nhận mức độ ảnh hưởng về các biến quan sát (được diễn tả bằng các phát biểu) đo lường cho các khái niệm trong mô hình nghiên cứu. Đây là phần chính trong bảng câu hỏi giúp khảo sát mức độ chấp nhận của nhân viên đối với các nhân tố: Thu nhập, Đào tạo thăng tiến, Cấp trên, Đồng nghiệp, Đặc điểm công việc, Điều kiện làm việc và Phúc lợi.
Trong bảng câu hỏi này, tác giả sử dụng thang đo likert với 5 mức độ, quy ước như sau: "(1) Rất không đồng ý, (2) Không đồng ý, (3) Không ý kiến, (4) Đồng ý, (5) Rất đồng ý”.
Với cách thiết kế bảng câu hỏi và mô hình như đã trình bày, mỗi bảng câu hỏi được khảo sát sẽ trở thành 1 cơ sở dữ liệu độc lập trong nghiên cứu.
Nội dung chi tiết của bảng hỏi được trình bày cụ thể ở phần phụ lục.
3.3 Phương pháp phân tích dữ liệu
Dữ liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS 22.0. Sau khi đã được mã hoá, số liệu sẽ qua các phân tích sau: thống kê mô tả, đánh giá độ tin cậy của các thang đo, phân tích nhân tố khám phá và phân tích hồi quy.
3.3.1 Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp thống kê mô tả là phương pháp nghiên cứu việc tổng hợp, số hoá, biểu diễn bằng đồ thị các số liệu thu thập được. Thống kê mô tả cung cấp những tóm tắt đơn giản về mẫu và các thước đo nhằm tạo ra nền tảng của mọi phân tích định lượng về số liệu. Phương pháp này được tác giả dùng để phân tích mối quan hệ giữa các biến độc
lập trong mô hình với biến phụ thuộc, qua đó xác định được biến nào có ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của cán bộ công chức, viên chức tại Sở Tài chính tỉnh Đồng Nai. Thống kê mô tả được kiểm định ở bước này gồm các chỉ số đặc trưng trong thống kê: Tần số và tần suất các thông tin cá nhân; Giá trị lớn nhất nhỏ nhất và kiểm định độ lệch, độ nhọn để xem xét quy luật phân phối chuẩn của các biến quan sát.
3.3.2 Đánh giá thang đo bằng Cronbach’s Alpha
Kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha (α) được sử dụng để loại bỏ các biến không phù hợp trước khi tiến hành phân tích nhân tố EFA vì các biến rác này có thể tạo ra các yếu tố giả. Hệ số Cronbach’s Alpha (α) là một phép kiểm định thống kê dùng để kiểm tra sự chặt chẽ và tương quan giữa các biến quan sát. Điều này liên quan đến hai khía cạnh là tương quan giữa bản thân các biến và tương quan của các điểm số toàn bộ các biến của mỗi người trả lời. Phương pháp này cho phép người phân tích loại bỏ các biến rác trong mô hình nghiên cứu vì nếu không chúng ta không thể biết được chính xác được độ biến thiên cũng như độ lỗi của các biến.
Các mức giá trị của Alpha:
0.8 ≤ α ≤ 1.0 là thang đo lường tốt 0.7 ≤ α ≤ 0.8 là sử dụng được
α ≥ 0,6 Sử dụng trong trường hợp khái niệm nghiên cứu là mới hoặc là mới trong bối cảnh nghiên cứu.
Việc kiểm định độ tin cậy thang đo có thể được xác định nhờ hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item – Total Correlation) nhằm loại bỏ biến rác ra khỏi thang đo lường. Hệ số tương quan biến tổng là hệ số cho biết mức độ “liên kết” giữa một biến quan sát trong nhân tố với các biến còn lại. Nó phản ánh mức độ đóng góp vào giá trị khái niệm của nhân tố của một biến quan sát cụ thể. Tiêu chuẩn để đánh giá một biến có thực sự đóng góp giá trị vào nhân tố hay không là hệ số tương quan biến tổng phải lớn hơn 0.3. Nếu biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 thì phải loại nó ra khỏi nhân tố đánh giá.
3.3.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA
Phương pháp nhân tố khám phá được sử dụng để xác định các nhóm tiêu chí đánh giá phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của cán bộ công chức, viên chức tại Sở Tài chính tỉnh Đồng Nai. Phương pháp phân tích nhân tố EFA thuộc nhóm
phân tích đa biến phụ thuộc lẫn nhau (Interdependence Techniques), nghĩa là không có biến phụ thuộc và biến độc lập mà nó dựa vào mối tương quan giữa các biến với nhau (interrelationships). EFA dùng để rút gọn một tập k biến quan sát thành một tập F (F<k) các nhân tố có ý nghĩa hơn. Cơ sở của việc rút gọn này dựa vào mối quan hệ tuyến tính của các nhân tố với các biến nguyên thủy (biến quan sát).
Mô hình phân tích nhân tố EFA được cho là phù hợp khi các tiêu chuẩn sau đây được thoả điều kiện:
- Hệ số tải nhân tố (Factor Loading) là hệ số tương quan đơn giữa các biến và nhân tố, là chỉ tiêu để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA. Hệ số tải nhân tố > 0.3 được xem là đạt được mức tối thiểu, hệ số tải nhân tố > 0.4 được xem là quan trọng, > 0.5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn. Nếu chọn tiêu chuẩn hệ số tải nhân tố > 0.3 thì cỡ mẫu ít nhất phải là 350, nếu cỡ mẫu khoảng 100 thì nên chọn tiêu chuẩn hệ số tải nhân tố > 0.55, nếu cỡ mẫu khoảng 50 thì hệ số tải nhân tố phải > 0.75. Cho nên, nếu biến quan sát nào có hệ số tải nhân tố < 0.55 sẽ bị loại.
- Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) là một chỉ tiêu dùng để xem xét sự thích hợp của EFA, 0.5 ≤ KMO ≤ 1 thì phân tích nhân tố là thích hợp.
- Kiểm định Bartlett xem xét giả thuyết H0: độ tương quan giữa các biến quan sát bằng không trong tổng thể. Nếu kiểm định này có ý nghĩa thống kê (Sig ≤ 0.05) thì các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể.
Phần trăm phương sai toàn bộ (Percentage of variance) > 50%: Thể hiện phần trăm biến thiên của các biến quan sát. Nghĩa là xem biến thiên là 100% thì giá trị này cho biết phân tích nhân tố giải thích được bao nhiêu % và bị thất thoát bao nhiêu %. Tiêu chuẩn để chấp nhận phân tích nhân tố có phương sai cộng dồn lớn hơn 50% với Eigenvalue (trị số riêng) phải lớn hơn 1.
3.3.4 Phân tích hồi quy bội
Mô hình hồi quy là mô hình hồi quy tuyến tính bội với hệ số β chưa hiệu chỉnh có dạng:
STMCV = β0 + β1TN + β2DTTT + β3CT + β4DN + β5DDCV+ β6DKLV + β7PL Trong đó:
STMCV: biến phụ thuộc (Sự thỏa mãn công việc của cán bộ công chức, viên chức tại Sở Tài chính tỉnh Đồng Nai).
β0 : Hệ số chặn.
βi: Hệ số hồi quy thứ i (i = 1,..,7): phản ảnh mức độ tăng (giảm) của STMCV khi các biến độc lập (Các nhân tố ảnh hưởng: TN – Thu nhập, DTTT – Đào tạo thăng tiến, CT – Cấp trên, DN – Đồng nghiệp, DDCV – Đặc điểm công việc, DKLV – Điều kiện làm việc, PL - Phúc lợi) thay đổi.
* Kiểm định tương quan giữa các biến:
Kiểm định tương quan nhằm xem xét mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc, đồng thời phản ảnh tương quan giữa các biến độc lập với nhau.
Hệ số tương quan: mối tương quan giữa các biến được đo bằng hệ số tương quan. Hệ số tương quan Pearson (Pearson Correlation) được tính bằng cách chia hiệp phương sai của biến với tích độ lệch chuẩn của chúng.
Hệ số tương quan nhận giá trị trong khoảng (-1, +1) + Nếu hệ số tương quan > 0 : tương quan thuận + Nếu hệ số tương quan < 0 : tương quan nghịch
+ Nếu hệ số tương quan tiến đến: +1 hoặc -1: tương quan càng chặt chẽ. Các hệ số tương quan được tập hợp qua ma trận tương quan.
Kiểm định Hệ số tương quan [12]:
H0 : không tồn tại mối tương quan giữa 2 biến H1 : tồn tại mối tương quan giữa 2 biến
Với Mức ý nghĩa kiểm định là 5%: + Nếu Sig. ≤ 0.05: Bác bỏ H0
+ Nếu Sig. > 0.05: Chưa có cơ sở Bác bỏ H0
* Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến
Hiện tượng đa cộng tuyến (Multicollinearity) là hiện tượng các biến độc lập trong mô hình phụ thuộc tuyến tính lẫn nhau. Nói cách khác hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra khi có mối tương quan tuyến tính hiện hữu giữa ít nhất 2 biến độc lập trong mô hình. Khi đó sẽ dẫn đến các vấn đề sau: Hạn chế giá trị của R2 (thường sẽ làm tăng R2); Làm sai lệch/ đổi dấu các hệ số hồi quy.
Có rất nhiều cách phát hiện sự tồn tại của đa cộng tuyến trong mô hình hồi quy như: R2 cao nhưng tỉ số t thấp; tương quan cặp giữ các biến giải thích cao; hồi quy phụ; …
- Sử dụng ma trận tương quan Pearson. Nếu hệ số tương quan của các biến độc lập với nhau nhỏ hơn 0.5, có thể chấp nhận không có hiện tượng đa cộng tuyến.
- Sử dụng hệ số VIF (variance inflation factor – hệ số phóng đại phương sai)
Trong bài này sử dụng hệ số phóng đại phương sai (VIF) để phát hiện đa cộng tuyến. Trong các mô hình hồi quy VIF (Hệ số phóng đại phương sai VIF) đều nhỏ hơn 10 chứng tỏ không có đa cộng tuyến xảy ra (Hoàng Trọng – Chu Nguyễn Mộng Ngọc).
* Kiểm định độ phù hợp của mô hình:
Dựa vào hệ số R2 để xác định mức độ giải thích của các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của cán bộ công chức, viên chức tại Sở Tài chính tỉnh Đồng Nai, hệ số R2 càng lớn mức độ giải thích càng lớn.
R (hệ số tương quan) R2 (Hệ số xác định)
< 0,3 < 0,1 Tương quan ở mức thấp
0,3 ≤ R < 0,5 0,1 ≤ R2 < 0,25 Tương quan ở mức trung bình 0,5 ≤ R < 0,7 0,25 ≤ R2 < 0,5 Tương quan khá chặt chẽ 0,7 ≤ R < 0,9 0,5 ≤ R2 < 0,8 Tương quan chặt chẽ ≥ 0,9 ≥ 0,8 Tương quan rất chặt chẽ
Tác giả sẽ dựa vào hệ số R2 hiệu chỉnh để phản ánh mức độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính bội vì R2 không phụ thuộc vào độ lệch phóng đại của R2. R2 hiệu chỉnh thường nhỏ hơn R2 vì nó không phóng đại mức độ phù hợp của mô hình.
Kiểm định F trong bảng phân tích phương sai là phép kiểm định về độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính tổng thể, xem xét biến phụ thuộc có liên hệ tuyến tính với toàn bộ tập hợp các biến độc lập hay không.
- Cặp giả thuyết nghiên cứu:
Giả thuyết H0: Không có mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc. Giả thuyết H1: Tồn tại mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc.
- Nguyên tắc chấp nhận giả thuyết với mức ý nghĩa 5%: Nếu Sig ≤ 5%: Bác bỏ giả thuyết H0; Nếu Sig > 5%: Chưa có cơ sở bác bỏ giả thuyết H1.
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Từ cơ sở lý thuyết và kết quả của các nghiên cứu đã trình bày ở chương 2, trong chương 3 này, tác giả đã đưa ra các thang đo đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của cán bộ công chức, viên chức tại Sở Tài chính tỉnh Đồng Nai. Nghiên cứu này tác giả sử dụng mô hình hồi quy bội để phân tích các các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của cán bộ công chức, viên chức. Tiến trình này gồm hai giai đoạn: nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Trong đó: tác giả đã trình bày chi tiết về việc thiết kế thang đo, thu thập dữ liệu, xử lý và phân tích dữ liệu. Dựa trên nền tảng lý thuyết của chương này, tác giả thực hiện xử lý số liệu và rút ra kết luận về các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của cán bộ công chức, viên chức tại Sở Tài chính tỉnh Đồng Nai sẽ được trình bày ở chương 4. Phần mềm được sử dụng trong nghiên cứu này là SPSS 20.0.
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Giới thiệu về Sở Tài chính tỉnh Đồng Nai
4.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Sau chiến thắng lịch sử năm 1975, đất nước hoàn toàn thống nhất, Đồng Nai cùng cả nước tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ đặt ra lúc bấy giờ là khắc phục hậu quả chiến tranh, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Sau ngày giải phóng tình hình kinh tế của tỉnh rất khó khăn, các cơ sở ngừng hoạt động do phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu và kỹ thuật từ nước ngoài, số người thất nghiệp gia tăng, tiền tệ lạm phát, thị trường hỗn loạn. Do chiến tranh tàn phá các vùng nông thôn nên nông dân không có ruộng đất canh tác, người dân tập trung về các đô thị tạo nên áp lực lớn về an ninh lương thực. Khả năng quản lý kinh tế xã hội của cán bộ chưa đáp ứng được yêu cầu tình hình mới.
Bên cạnh đó tỉnh cũng có những mặt thuận lợi để phát triển kinh tế, sau giải phóng khu kỹ nghệ Biên Hòa (Nay là KCN Biên Hòa 1) là khu kỹ nghệ lớn nhất miền Nam bấy giờ được chính quyền tiếp nhận và nhanh chóng khôi phục sản xuất. Đồng Nai là tỉnh có nhiều đồn điền cao su rộng lớn được xây dựng từ thời Pháp, cách mạng đã thực hiện quốc hữu hóa các đồn điền này để khai thác và ổn định đời sống công nhân.
Ngành Tài chính đứng trước nhiệm vụ mới, phải nhanh chóng chuyển đổi chiến lược nhiệm vụ tài chính phục vụ chiến đấu sang nhiệm vụ xây dựng và phát triển kinh tế xã hội, phải tăng cường và xây dựng đội ngủ cán bộ đủ sức thực hiện chức năng nhiệm vụ