Kết quả và thảo luận kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của cán bộ công chức, viên chức tại sở tài chính tỉnh đồng nai luận văn thạc sĩ (Trang 65)

Qua mô hình hồi quy ta đã xác nhận được 4 nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của cán bộ công chức, viên chức tại Sở Tài chính tỉnh Đồng Nai bao gồm: Thu nhập, Đồng nghiệp, Đặc điểm công việc, và cuối cùng là Phúc lợi. Cụ thể:

TM= −𝟎. 𝟖𝟑𝟔 + 𝟎. 𝟏𝟖𝟏 ∗ 𝐓𝐍 + 𝟎. 𝟑𝟖𝟐 ∗ 𝐃𝐍 + 𝟎. 𝟐𝟐𝟒 ∗ 𝐃𝐃𝐂𝐕 + 𝟎. 𝟒𝟒𝟖 ∗ 𝐏𝐋

Phúc lợi có tác động mạnh nhất đến sự thỏa mãn công việc của cán bộ công chức, viên chức tại Sở Tài chính tỉnh Đồng Nai, cụ thể là khi phúc lợi tăng lên 1 đơn vị thì sự thỏa mãn công việc của cán bộ công chức, viên chức tại Sở Tài chính tỉnh Đồng Nai sẽ tăng lên 0.448 đơn vị. Như vậy có thể thấy rằng Phúc lợi là nhân tố ảnh hưởng rất quan trọng đến cán bộ công chứa, viên chức và tác động trực tiếp đến sự thỏa mãn công việc của cán bộ công chức, viên chức. Điều này có thể giải thích như sau: khi cán bộ công chức, viên chức cảm thấy quyền lợi của người lao động được đảm bảo, có sự quan tâm của công đoàn, chế độ nghỉ ngơi phù hợp…điều này kích thích người alo động hăng hái làm việc và hướng tới sự thỏa mãn công việc.

Đồng nghiệp có tác động mạnh thứ hai đến sự thỏa mãn công việc của cán bộ công chức, viên chức tại Sở Tài chính tỉnh Đồng Nai, cụ thể là khi nhân tố Đồng nghiệp tăng lên 1 đơn vị thì sự thỏa mãn công việc của cán bộ công chức, viên chức tại Sở Tài chính tỉnh Đồng Nai sẽ tăng lên 0.382 đơn vị. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với kết quả nghiên cứu của Trần Xuân Thạnh (2015), Nguyễn Phúc Nguyên, Dương Phú Tùng (2015), Boeve (2007), Luddy (2015).

Thực tế cho thấy rằng đồng nghiệp có vai trò quan trọng để người lao động gắn bó lâu dài với công việc, có động lực cống hiến lâu dài, từ đó thỏa mãn trong công việc được hình thành. Điều này có thể giải thích như sau: khi đồng nghiệp hỗ trợ nhau, cùng nhau vượt qua mọi khó khăn trong công việc, giúp môi trường làm việc trở nên thân quen, trở thành ngôi nhà thứ hai thi người lao động hăng say làm việc và cảm thấy hạnh phúc. Điều này từ đó giúp người lao động dần dần thỏa mãn công việc của mình.

Đặc điểm công việc có tác động mạnh thứ ba đến sự thỏa mãn công việc của cán bộ công chức, viên chức tại Sở Tài chính tỉnh Đồng Nai, cụ thể là khi nhân tố Đặc điểm công việc tăng lên 1 đơn vị thì sự thỏa mãn công việc của cán bộ công chức, viên chức tại Sở Tài chính tỉnh Đồng Nai sẽ tăng lên 0.224 đơn vị.

Thực tế cho thấy rằng đặc điểm công việc có vai trò quan trọng để người lao động gắn bó lâu dài với công việc, có động lực cống hiến lâu dài, từ đó thỏa mãn trong công việc được hình thành. Điều này có thể giải thích như sau: khi công việc khá áp lực sẽ gây ra căng thẳng cho người lao động, người lao động có xu hướng chuyển việc, nghỉ việc. Ngược lại, công việc phù hợp với năng lực của người lao động, áp lực công việc không nhiều thì người lao động sẽ có xu hướng gắn bó lâu dài. Điều này từ đó giúp người lao động dần dần thỏa mãn công việc của mình.

Thu nhập có tác động mạnh thứ tư đến đến sự thỏa mãn công việc của cán bộ công chức, viên chức tại Sở Tài chính tỉnh Đồng Nai, cụ thể là khi nhân tố Thu nhập công việc tăng lên 1 đơn vị thì sự thỏa mãn công việc của cán bộ công chức, viên chức tại Sở Tài chính tỉnh Đồng Nai sẽ tăng lên 0.181 đơn vị. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với kết quả nghiên cứu của Trần Xuân Thạnh (2015), Võ Văn Dứt, Dư Quốc Chí (2016), Smith, Kendall & Hulin (1969), Boeve (2007).

Thực tế cho thấy rằng thu nhập có vai trò quan trọng để người lao động gắn bó lâu dài với công việc, có động lực cống hiến lâu dài, từ đó người lao động tìm được sự thỏa mãn trong công việc. Điều này có thể giải thích như sau: khi công việc đem lại thu nhập cho người lao động, thu nhập đảm bảo được cuộc sống thì thì người lao động sẽ có xu hướng gắn bó lâu dài. Điều này từ đó giúp người lao động dần dần thỏa mãn công việc của mình.

TÓM TẮT CHƯƠNG 4

Trong chương này tác giả đã trình bày kết quả nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của cán bộ công chức, viên chức tại Sở Tài chính tỉnh Đồng Nai, bao gồm mô tả mẫu, kết quả thống kê mô tả các biến, kiểm định độ tin cậy của các thang đo, phân tích khám phá EFA và phân tích hồi quy. Kết quả nghiên cứu cho thấy, 60.7% sự biến động sự thỏa mãn công việc của cán bộ công chức, viên chức tại Sở Tài chính tỉnh Đồng Nai được giải thích bởi 4 nhân tố: Thu nhập, Đồng nghiệp, Đặc điểm công việc, Phúc lợi. Đây sẽ là cơ sở để tác giả tiến hành đưa ra kết luận và các giải pháp phù hợp với thực tế tại Sở Tài chính tỉnh Đồng Nai trong chương tiếp theo.

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH 5.1 Kết luận

Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng hai phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng với sự hỗ trợ bằng phần mềm SPSS 20.0. Trong đó, nghiên cứu định tính chủ yếu áp dụng nghiên cứu tài liệu, nghiên cứu một số nghiên cứu của các tác giả trong nước và trên thế giới đã được công bố nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của người lao động. Tác giả kết hợp với phương pháp phỏng vấn các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính để hiệu chỉnh các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của cán bộ công chức, viên chức tại Sở Tài chính tỉnh Đồng Nai và xây dựng các công cụ thu thập số liệu sơ cấp. Nghiên cứu định lượng nhằm thu thập thông tin, phân tích dữ liệu phục vụ cho mục đích nghiên cứu. Phương pháp điều tra khảo sát được sử dụng trong nghiên cứu định lượng. Các dữ liệu được thu thập bằng phiếu khảo sát đối với cán bộ công chức, viên chức tại Sở Tài chính tỉnh Đồng Nai để tiến hành phân tích mô hình bằng phần mềm SPSS.

Từ việc nghiên cứu cơ sở lý luận, các nghiên cứu trước đây và thảo luận chuyên gia, tác giả đã đưa ra các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của cán bộ công chức, viên chức tại Sở Tài chính tỉnh Đồng Nai gồm: Đặc điểm công việc, Thu nhập, Cấp trên, Đào tạo và thăng tiến, Đồng nghiệp, Điều kiện làm việc, Phúc lợi. Kết quả thống kê mô tả các biến cho thấy: Đặc điểm công việc được đánh giá với giá trị trung bình là 3.73 và cao nhất trong các biến; Phúc lợi được đánh giá với giá trị trung bình là 3.55 và cao thứ hai trong các biến; Điều kiện làm việc được đánh giá với giá trị trung bình là 3.48 và cao thứ ba trong các biến; Cấp trên được đánh giá với giá trị trung bình là 3.47 và cao thứ tư trong các biến; Đào tạo và thăng tiến được đánh giá với giá trị trung bình là 3.38 và cao thứ năm trong các biến; Đồng nghiệp được đánh giá với giá trị trung bình là 3.35 và cao thứ sáu trong các biến; Thu nhập được đánh giá với giá trị trung bình là 3.24 và thấp nhất trong các biến. Tuy nhiên, khi nghiên cứu sự tác động của các nhân tố trên đến sự thỏa mãn công việc của cán bộ công chức, viên chức tại Sở Tài chính tỉnh Đồng Nai thông qua mô hình hồi quy bội cho thấy rằng biến phụ thuộc – sự thỏa mãn công việc bị ảnh hưởng bởi 4 nhân tố gồm: Thu nhập, Đồng nghiệp, Đặc điểm công

việc, Phúc lợi. Mặt khác, các yếu tố này đều có quan hệ tuyến tính dương với biến phụ thuộc- sự thỏa mãn công việc, trong đó nhân tố Phúc lợi là tác động mạnh nhất với hệ số hồi quy là 0.448, kế tiếp là nhân tố Đồng nghiệp với hệ số hồi quy là 0.382, tiếp theo là nhân tố Đặc điểm công việc với hệ số hồi quy là 0.224, cuối cùng là nhân tố Thu nhập với hệ số hồi quy là 0.181.

5.2 Định hướng phát triển nhân lực và gợi ý các chính sách đối với Sở Tài chính tỉnh Đồng Nai tỉnh Đồng Nai

5.2.1 Định hướng phát triển nhân sự tại Sở Tài chính tỉnh Đồng Nai * Mục tiêu xây dựng và phát triển nguồn nhân lực tỉnh Đồng Nai * Mục tiêu xây dựng và phát triển nguồn nhân lực tỉnh Đồng Nai

Mục tiêu tổng quát của tỉnh ta trong những năm tới là: Phấn đấu duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và phát triển bền vững, đồng thời tạo chuyển biến mạnh về chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hòa giữa phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường.

Tập trung mọi nguồn lực, đẩy mạnh phát triển công nghiệp và dịch vụ để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa; chú trọng phát triển công nghiệp chế biến xuất khẩu; đẩy mạnh đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa - xã hội, phấn đấu tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững trong những năm tiếp theo.

Phát triển nhân lực làm điểm tựa và thúc đẩy thị trường lao động phát triển, góp phần đáp ứng yêu cầu lao động của tỉnh và đất nước, đồng thời có thể chủ động hội nhập tích cực vào thị trường lao động khu vực và thế giới bằng cách đa dạng hóa và nâng cao chất lượng lao động xuất khẩu.

Nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục đào tạo; thực hiện tốt các chính sách giáo dục đào tạo, thu hút mạnh nguồn nhân lực, nhất là cán bộ quản lý và cán bộ khoa học kỹ thuật; tập trung đào tạo lao động có tay nghề; giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội bức xúc. Nâng cao hiệu quả hoạt động khoa học và công nghệ phục vụ phát triển sản xuất và đời sống. Tăng cường quản lý tài nguyên môi trường nhằm đảm bảo phát triển bền vững. Tạo chuyển biến trong đầu tư, phát triển toàn diện các hoạt động văn hóa. Quan tâm chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.

* Quan điểm phát triển nguồn nhân lực Sở Tài chính tỉnh Đồng Nai

Nhân lực chất lượng cao cho kiểm toán và quản lý tài chính luôn là bài toán khó, theo Sở Tài chính đội ngũ kiểm toán có trình độ đáp ứng một phần ba nhu cầu. Hơn nữa, khoảng 70% chủ doanh nghiệp trong tỉnh hiện nay không đọc được báo cáo tài chính, tức là kiến thức, kỹ năng về quản trị tài chính, xây dựng các chuẩn mực về tài chính - kế toán chưa được doanh nghiệp coi trọng...

Đội ngũ cán bộ tài chính còn chậm đổi mới và ít được bồi dưỡng về kiến thức cũng như nghiệp vụ. Trình độ và tính chuyên nghiệp của cán bộ, công nhân viên trong các tổ chức tài chính chưa cao, đặc biệt trong lĩnh vực quản trị kinh doanh, tư vấn, phân tích tài chính, quản lý rủi ro và tiếp cận các dịch vụ tài chính mới.

Một bộ phận không nhỏ cán bộ lãnh đạo, điều hành trong các tổ chức tài chính còn nhiều hạn chế về kỹ năng quản trị kinh doanh, đánh giá, phân tích rủi ro... Nguy hại hơn, việc thiếu hụt lao động cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro cho những tổ chức tài chính.

Chất lượng quản trị và điều hành của Sở tài chính còn hạn chế, bởi sự dịch chuyển nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là những vị trí chủ chốt diễn ra liên tục khiến công tác điều hành, quản lý nhân sự bị xáo trộn và ảnh hưởng đến năng suất làm việc của toàn ngành.

Do đó, Sở Tài chính tỉnh Đồng Nai phát triển nhân lực theo quan điểm cụ thể như sau:

- Cần thực hiện chức năng thu hút nguồn nhân lực, tuyển chọn nhân tài cho cơ quan tài chính.

- Cần coi trọng công tác đào tạo, xem đào tạo là đòn bẩy của việc nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ

- Cần có chính sách lương, thưởng và thu nhập cũng như các chế độ ưu đãi phúc lợi khác thích hợp nhằm duy trì đội ngũ công chức hiện tại và thu hút nhân lực cho ngành.

5.2.2 Hàm ý các chính sách đối với Sở Tài chính tỉnh Đồng Nai

Từ kết quả nghiên cứu sự tác động của các nhân tố trên đến sự thỏa mãn công việc của cán bộ công chức, viên chức tại Sở Tài chính tỉnh Đồng Nai thông qua mô hình hồi quy bội cho thấy rằng biến phụ thuộc –sự thỏa mãn công việc bị ảnh hưởng bởi 4 nhân

tố gồm: Thu nhập, Đồng nghiệp, Đặc điểm công việc, Phúc lợi. Mặt khác, căn cứ vào định hướng phát triển nhân sự tại Sở Tài chính tỉnh Đồng Nai, từ đó tác giả mạnh dạn đề xuất các chính sách đối với Sở Tài chính tỉnh Đồng Nai nhằm nâng cao sự thỏa mãn công việc của cán bộ công chức, viên chức, cụ thể như sau:

5.2.2.1 Các chính sách liên quan tới nhân tố Phúc lợi

Sở Tài chính nên xây dựng các biện pháp nhằm nâng cao sự thỏa mãn công việc của cán bộ công chức liên quan đến nhân tố Phúc lợi, cụ thể:

Bên cạnh việc tiếp tục duy trì các phúc lợi cơ bản (đang có sự thỏa mãn cao), người sử dụng lao động nói chung, lãnh đạo Sở tài chính tỉnh Đồng Nai cần lưu ý cải thiện phúc lợi cộng thêm cho nhân viên. Sở tài chính tỉnh Đồng Nai có thể cho cán bộ nhân viên được hỗ trợ mua nhà ở, mua xe,... cùng với việc nâng cao hiệu quả hoạt động công đoàn trong Sở nhằm bảo vệ nhiều hơn lợi ích của người lao động.

5.2.2.2 Các chính sách liên quan tới nhân tố Đồng nghiệp

Sở Tài chính nên xây dựng các biện pháp nhằm nâng cao sự thỏa mãn công việc liên quan đến nhân tố đồng nghiệp, cụ thể:

- Xây dựng quy chế làm việc nhằm tạo môi trường sao cho có sự phối hợp giúp đỡ lẫn nhau của mọi người trong Sở Tài chính, tạo sự thân thiện gắn bó với nhau trong công việc.

- Vấn đề công bằng trong đối xử với nhân viên cần được chấn chỉnh tại Sở Tài chính trong thời gian tới. Theo đó, Sở Tài chính nên xây dựng những tiêu chí cụ thể trong việc đánh giá kết quả thực hiện công việc của nhân viên cũng như khen thưởng, kỷ luật, đồng thời phải áp dụng các quy chế đó một cách công khai, minh bạch, không để xảy ra tình trạng thiên vị hoặc thành kiến đối với bất kì cá nhân nhân viên nào trong Sở. Điều đó giúp cho việc đánh giá được chính xác hơn, tránh được sự chủ quan trong đánh giá và hạn chế tối đa sự thiên vị hoặc thành kiến.

5.2.2.3 Các chính sách liên quan tới nhân tố Đặc điểm công việc

Sở Tài chính tỉnh Đồng Nai cần đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao sự thỏa mãn công việc liên quan đến nhân tố đặc điểm công việc, cụ thể:

- Giao cho nhân viên những công việc phù hợp với năng lực và thế mạnh của họ, phải giúp họ hiểu rõ về công việc họ đang làm, phải cho họ thấy được tầm quan trọng của công việc họ đang thực hiện cũng như cho phép họ được quyền quyết định một số công việc nằm trong năng lực của họ.

- Thiết kế công việc sao cho phù hợp với nhân viên để họ phát huy hết tinh thần làm chủ tập thể và tính sáng tạo trong công việc của nhân viên. Ngay khi có nhu cầu tuyển dụng các vị trí, Sở Tài chính cần mô tả đầy đủ, rõ ràng vị trí công việc đang cần tuyển, cũng như những kỹ năng cần thiết cho vị trí đó. Trong quá trình phỏng vấn cần mô tả chi tiết vị trí công việc cho người ứng tuyển càng nhiều càng tốt. Phần bài kiểm tra năng lực, kinh nghiệm phải bám sát yêu cầu của vị trí công việc cần tuyển. Điều này sẽ giúp Sở Tài chính tỉnh Đồng Nai hoạt động tốt hơn, tránh lãng phí nguồn nhân lực con người,

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của cán bộ công chức, viên chức tại sở tài chính tỉnh đồng nai luận văn thạc sĩ (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)