4.1.2.1 Cơ cấu tổ chức
Sở Tài chính tỉnh Đồng Nai có chức năng và nguyên tắc làm việc như sau:
- Sở Tài chính là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Nai, có chức năng tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài chính; ngân sách nhà nước; thuế, phí, lệ phí và thu khác của ngân sách nhà nước; tài sản nhà nước; các quỹ tài chính nhà nước; đầu tư tài chính; tài chính doanh nghiệp; kế toán; kiểm toán độc lập; giá và các hoạt động dịch vụ tài chính tại địa phương theo quy định của pháp luật.
- Sở Tài chính có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Uỷ ban nhân dân tỉnh; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Tài chính.
+ Sở Tài chính làm việc theo chế độ thủ trưởng. Tất cả hoạt động của sở đều phải tuân thủ quy định của pháp luật và nội quy, quy chế hoạt động của cơ quan. Cán bộ, công chức thuộc Sở Tài chính phải xử lý và giải quyết công việc đúng phạm vi nhiệm vụ được giao.
+ Trong phân công công việc, mỗi việc chỉ được giao một phòng (ban), đơn vị trực thuộc, một người phụ trách và chịu trách nhiệm chính trong xử lý hoặc phối hợp các phòng (ban) khác để xử lý.
+ Bảo đảm tuân thủ trình tự, thủ tục và thời hạn giải quyết công việc theo đúng quy định của pháp luật, chương trình, kế hoạch, lịch làm việc và Quy chế hoạt động, trừ trường hợp đột xuất hoặc có yêu cầu khác của cấp trên.
+ Bảo đảm phát huy năng lực và sở trường của cán bộ, đề cao sự phối hợp công tác, trao đổi thông tin trong giải quyết công việc và trong mọi hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật quy định.
+ Bảo đảm dân chủ, rõ ràng, minh bạch và hiệu quả trong mọi hoạt động.
Sở Tài chính có 01 Giám đốc và 03 (ba) Phó Giám đốc giúp việc cho Giám đốc; - Giám đốc Sở Tài chính là người đứng đầu sở, chịu trách nhiệm trước Uỷ ban nhân dân, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Sở; chịu trách nhiệm trước Bộ Tài chính về chuyên môn nghiệp vụ quản lý tài chính ngân sách của địa phương;
- Phó Giám đốc sở là người giúp Giám đốc sở, chịu trách nhiệm trước Giám đốc sở và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công; khi Giám đốc sở vắng mặt, một Phó Giám đốc sở được Giám đốc sở uỷ nhiệm điều hành các hoạt động của Sở;
Các Phòng chuyên môn gồm 07 phòng: Văn phòng sở; Phòng Tài chính doanh nghiệp; Thanh tra sở; Phòng Ngân sách; Phòng Đầu tư; Phòng Tài chính - hành chính - sự nghiệp; Phòng Giá - Công sản.
Mỗi Phòng chuyên môn có Trưởng phòng và có 02 Phó trưởng phòng giúp việc cho Trưởng phòng, biên chế của các phòng ban do Giám đốc Sở bổ nhiệm và bố trí phù hợp với biên chế và nhiệm vụ được giao.
Cơ cấu tổ chức hoạt động tại Sở Tài chính tỉnh Đồng Nai được thể hiện thông qua sơ đồ 4.1 như sau:
(Nguồn: http://stc.dongnai.gov.vn )
Sơ đồ 4.1: Cơ cấu tổ chức hoạt động tại Sở Tài chính tỉnh Đồng Nai 4.1.2.2 Chức năng nhiệm vụ
* Giám đốc: Giám đốc có trách nhiệm: Chỉ đạo, điều hành cơ quan thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn theo đúng quyết định của UBND Tỉnh về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tài chính và các văn bản pháp luật có liên quan. Chịu trách nhiệm trước Tỉnh ủy, HĐND Tỉnh, UBND Tỉnh và Bộ chuyên ngành về mọi hoạt động của Sở Tài chính; Thực hiện các công việc điều hành hoạt động của Sở Tài chính tỉnh Đồng Nai, chi tiết xem phụ lục 3.
* Phó giám đốc: Các Phó Giám đốc thay mặt Giám đốc để giải quyết một số công việc về các lĩnh vực được phân công và chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về những quyết định của mình. Các Phó Giám đốc thực hiện các công việc theo thẩm quyền của mình, chi tiết xem phụ lục 3.
- Tham mưu cho Giám đốc Sở thực hiện các nhiệm vụ được cấp trên quy định theo chức năng nhiệm vụ của Sở Tài chính thuộc lĩnh vực quản lý ngân sách và các nhiệm vụ được phân công, chi tiết xem phụ lục 3.
* Phòng Tài chính Hành chính sự nghiệp:
- Tham mưu cho giám đốc Sở thực hiện các nhiệm vụ được cấp trên quy định theo chức năng nhiệm vụ của sở Tài chính thuộc lĩnh vực quản lý tài chính – hành chính sự nghiệp và các nhiệm vụ như: Tổ chức thực hiện và hướng dẫn, giám sát các cơ quan hành chính, các đơn vị sự nghiệp thuộc tỉnh xây dựng dự toán ngân sách nhà nước hàng năm; Thực hiện thống nhất các chế độ, định mức chi tiêu tài chính của Nhà nước thuộc lĩnh vực HCSN theo quy định của pháp luật, chi tiết xem phụ lục 3.
* Phòng Đầu tư:
Tham mưu cho giám đốc Sở thực hiện các nhiệm vụ được cấp trên quy định theo chức năng nhiệm vụ của sở Tài chính thuộc lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản và các nhiệm vụ được phân công như: Tham gia với Sở Kế hoạch và Đầu tư, các cơ quan có liên quan để tham mưu với Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh về chiến lược thu hút, huy động, sử dụng vốn đầu tư ngắn hạn, dài hạn trong và ngoài nước,...Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan xây dựng dự toán và phương án phân bổ dự toán chi đầu tư phát triển hàng năm; chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan bố trí các nguồn vốn khác có tính chất đầu tư.
- Thực hiện các công việc khác theo thẩm quyền, chi tiết xem phụ lục 3.
* Phòng Giá – Công sản:
Tham mưu cho Giám đốc Sở thực hiện các nhiệm vụ được cấp trên quy định theo chức năng nhiệm vụ của sở Tài chính thuộc lĩnh vực quản lý Giá, tài sản công, chính sách đền bù giải phóng mặt bàng khi nhà nước thu hồi đất và các nhiệm vụ được phân công, chi tiết xem phụ lục 3.
* Văn phòng Sở:
- Tham mưu cho Giám đốc Sở giải quyết và thực hiện các nhiệm vụ: Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng, Thanh tra, các phòng chuyên môn, nghiệp vụ, các chi cục và các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở; quản lý biên chế, thực hiện chế độ tiền
lương và các chính sách, chế độ đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của Sở theo phân cấp của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và theo quy định của pháp luật,...
- Thực hiện các công việc khác theo thẩm quyền, chi tiết xem phụ lục 3.
* Thanh tra sở:
Tham mưu cho giám đốc Sở thực hiện các nhiệm vụ được cấp trên quy định theo chức năng nhiệm vụ của sở Tài chính thuộc lĩnh vực Thanh tra, kiểm tra và các nhiệm vụ được phân công như: Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại tố cáo; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong việc sử dụng tài sản, kinh phí được giao theo quy định của pháp luật,... Thực hiện các công việc khác theo thẩm quyền, chi tiết xem phụ lục 3.
* Chi cục quản lý Tài chính doanh nghiệp: Tham mưu cho Giám đốc Sở thực hiện các nhiệm vụ được cấp trên quy định theo chức năng nhiệm vụ của Sở Tài chính thuộc lĩnh vực Quản lý tài chính doanh nghiệp, tài chính hợp tác xã và kinh tế tập thể, các nhiệm vụ cụ thể như: Hướng dẫn thực hiện các chính sách, chế độ quản lý tài chính doanh nghiệp, tài chính hợp tác xã và kinh tế tập thể; chính sách tài chính phục vụ chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, chuyển đổi đơn vị sự nghiệp công lập thành doanh nghiệp, cổ phần hoá đơn vị sự nghiệp công lập, chế độ quản lý, bảo toàn và phát triển vốn nhà nước tại doanh nghiệp;...Thực hiện các công việc khác theo thẩm quyền, chi tiết xem phụ lục 3.
4.2 Kết quả phân tích thống kê mô tả 4.2.1 Kết quả thống kê mẫu nghiên cứu 4.2.1 Kết quả thống kê mẫu nghiên cứu
Với 115 phiếu khảo sát được phát đi, kết quả thu về được 115 phiếu trả lời và đạt yêu cầu, thông tin phiếu khảo sát thu thập được sẽ được tổng hợp cho phân tích dữ liệu tiếp theo. Cơ cấu phân loại mẫu nghiên cứu theo các tiêu chí như giới tính, độ tuổi, trình độ, số năm công tác.
Bảng 4.1: Thống kê đối tượng khảo sát Tiêu chí Số lượng Tỷ trọng (%) Giới tính Nam 56 48.70% Nữ 59 51.30% Tổng 115 100.00% Độ tuổi Dưới 30 46 40.00% Từ 30 đến 40 39 33.91% Từ 40 đến 50 23 20.00% Trên 50 7 6.09% Tổng 115 100.00% Trình độ học vấn Trung cấp 6 5.22% Cao đẳng 5 4.35% Đại học 92 80.00% Sau đại học 12 10.43% Tổng 115 100.00%
Thời gian công tác
Dưới 3 năm 30 26.09%
Từ 3 đến 5 năm 33 28.70%
Trên 5 năm 52 45.22%
Tổng 115 100.00%
(Nguồn: Sở Tài chính tỉnh Đồng Nai)
Qua kết quả khảo sát đối tượng được phỏng vấn cho thấy tỷ trọng nữ và nam giới khá cân bằng. Trong tổng số 115 mẫu nghiên cứu có 51.30% cán bộ công viên chức là nữ giới và 48.70% là nam giới. Điều này hoàn toàn phù hợp với đặc thù và phương hướng nhận sự tại Sở Tài chính tỉnh Đồng Nai.
Kết quả khảo sát cho thấy Sở Tài chính tỉnh Đồng Nai có cán bộ công viên chức còn rất trẻ, cụ thể là trong số 115 cán bộ nhân viên được khảo sát thì có tới 40.00% cán bộ
trong độ tuổi dưới 30 tuổi, 33.91% cán bộ trong độ tuổi từ 30 đến 40 tuổi. Điều này cho thấy Sở Tài chính tỉnh Đồng Nai đang sở hữu một lực lượng cán bộ đầy trẻ trung và nhiệt huyết, sẵn sàng cống hiến.
Kết quả khảo sát về trình độ học vấn của cán bộ công viên chức phản ánh đúng đặc trưng chuyên môn của Sở Tài chính tỉnh Đồng Nai. Trong số 115 cán bộ công viên chức được khảo sát thì có tới 80.00% có trình độ Đại học, 10.43% có trình độ sau đại học. Số cán bộ công viên chức có trình độ trung cấp và cao đẳng chiếm tỷ lệ rất nhỏ.
Kết quả khảo sát cho thấy thời gian làm việc trung bình của nhân viên tại Sở Tài chính tỉnh Đồng Nai là rất cao. Trong số 115 cán bộ công viên chức được khảo sát thì chỉ có 26.09% có thời gian làm việc dưới 3 năm. Điều này tương ứng với tỷ lệ về độ tuổi của cán bộ công viên chức tại Sở Tài chính tỉnh Đồng Nai.
4.2.2 Kết quả thống kê mô tả các biến
Phiếu khảo sát sau khi thu thập được, tác giả tiến hành tổng hợp và tiến hành phân tích thống kê mô tả sơ bộ thang đo các nhân tố như sau:
* Thống kê mô tả thang đo Thu nhập (TN)
Bảng 4.2: Thống kê mô tả thang đo nhân tố Thu nhập
N Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Giá trị trung bình Độ lệch tiêu chuẩn TN1 115 1 5 3.12 .909 TN2 115 1 5 3.43 .928 TN3 115 1 5 3.57 .965 TN4 115 1 5 2.85 .871 Số quan sát (N) 115
(Nguồn: Xử lý số liệu của tác giả)
Kết quả bảng 4.2 cho thấy trong 4 thang đo yếu tố Thu nhập, có thang đo TN4 (Phân phối thu nhập công bằng) có giá trị trung bình chỉ 2.85 và thấp nhất. Thang đo TN3 (Trợ cấp phù hợp với chức năng nhiệm vụ được giao) có giá trị trung bình cao nhất. Do đó, hai thang đo này cần lưu ý khi phân tích sự tác động của nhân tố Thu nhập tới sự thỏa mãn công việc của cán bộ công viên chức.
* Thống kê mô tả thang đo Đào tạo thăng tiến (DTTT):
Bảng 4.3: Thống kê mô tả thang đo nhân tố Đào tạo thăng tiến
N Giá trị
nhỏ nhất Giá trị lớn nhất trung bình Giá trị
Độ lệch tiêu chuẩn DTTT1 115 1 5 3.52 1.134 DTTT2 115 1 5 3.53 1.037 DTTT3 115 1 5 3.03 .805 DTTT4 115 1 5 3.23 .859 DTTT5 115 1 5 3.43 .859 Số quan sát (N) 115
(Nguồn: Xử lý số liệu của tác giả)
Kết quả bảng 4.3 cho thấy trong 5 thang đo yếu tố Đào tạo và thăng tiến, có thang đo DTTT3 (Chương trình đào tạo phù hợp với vị trí công việc) có giá trị trung bình chỉ 3.03 và thấp nhất. Thang đo DTTT2 (Tạo điều kiện cho CB học tập nâng cao trình độ) có giá trị trung bình cao nhất. Do đó, hai thang đo này cần lưu ý khi phân tích sự tác động của nhân tố Đào tạo và thăng tiến tới sự thỏa mãn công việc của cán bộ công viên chức.
* Thống kê mô tả thang đo Cấp trên (CT):
Bảng 4.4: Thống kê mô tả thang đo nhân tố Cấp trên
N Giá trị nhỏ
nhất Giá trị lớn nhất Giá trị trung bình
Độ lệch tiêu chuẩn CT1 115 1 5 3.27 1.079 CT2 115 1 5 3.50 1.165 CT3 115 1 5 3.51 .882 CT4 115 1 5 3.44 .966 CT5 115 1 5 3.44 .948 CT6 115 1 5 3.44 .966 Số quan sát (N) 115
(Nguồn: Xử lý số liệu của tác giả)
Kết quả bảng 4.4 cho thấy trong 6 thang đo yếu tố Cấp trên đều có giá trị trung bình khá cao, thấp nhất là thang đo CT1 (Năng lực của cấp trên), cao nhất là thang đo CT3 (Cấp trên ghi nhận sự đóng góp của nhân viên). Do đó, những thang đo này cần lưu ý
khi phân tích sự tác động của nhân tố Cấp trên tới sự thỏa mãn công việc của cán bộ công viên chức.
* Thống kê mô tả thang đo Đặc điểm công việc (DDCV):
Bảng 4.5: Thống kê mô tả thang đo nhân tố Đặc điểm công việc
N Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Giá trị trung bình Độ lệch tiêu chuẩn DDCV1 115 1 5 3.68 .864 DDCV2 115 1 5 3.78 .925 DDCV3 115 1 5 3.90 .888 DDCV4 115 1 5 3.53 .872 DDCV5 115 1 5 3.77 .889 DDCV6 115 1 5 3.69 .810 Số quan sát (N) 115
(Nguồn: Xử lý số liệu của tác giả)
Kết quả bảng 4.5 cho thấy trong 6 thang đo yếu tố Đặc điểm công việc có giá trị trung bình khá cao, thấp nhất là thang đo DDCV4 (Quyền quyết định trong công việc), cao nhất là thang đo DDCV3 (Tầm quan trọng của công việc). Do đó, những thang đo này cần lưu ý khi phân tích sự tác động của nhân tố Đặc điểm công việc tới sự thỏa mãn công việc của cán bộ công viên chức.
* Thống kê mô tả thang đo Đồng nghiệp (DN):
Bảng 4.6: Thống kê mô tả thang đo nhân tố Đồng nghiệp
N Giá trị nhỏ
nhất Giá trị lớn nhất trung bình Giá trị
Độ lệch tiêu chuẩn DN1 115 1 5 3.49 .958 DN2 115 1 5 3.26 .956 DN3 115 1 5 3.26 1.069 DN4 115 1 5 3.40 1.083 Số quan sát (N) 115
(Nguồn: Xử lý số liệu của tác giả)
Kết quả bảng 4.6 cho thấy trong 4 thang đo yếu tố Đồng nghiệp có giá trị trung bình khá cao, thấp nhất là thang đo DN2 (Sự thân thiện hòa đồng của đồng nghiệp) và DN3 (Sự tận tâm trong công việc của đồng nghiệp), cao nhất là thang đo DN1 (Sự hỗ trợ của
đồng nghiệp). Do đó, những thang đo này cần lưu ý khi phân tích sự tác động của nhân tố Đồng nghiệp tới sự thỏa mãn công việc của cán bộ công viên chức.
* Thống kê mô tả thang đo Điều kiện làm việc (DKLV):
Bảng 4.7: Thống kê mô tả thang đo nhân tố Điều kiện làm việc
N Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Giá trị trung bình Độ lệch tiêu chuẩn DKLV1 115 2 5 3.50 .977 DKLV2 115 1 5 3.47 1.012 DKLV3 115 1 5 3.48 1.054 DKLV4 115 1 5 3.45 1.045 Số quan sát (N) 115
(Nguồn: Xử lý số liệu của tác giả)
Kết quả bảng 4.7 cho thấy trong 4 thang đo yếu tố Điều kiện làm việc có giá trị trung bình khá cao, thấp nhất là thang đo DKLV4 (Nơi làm việc an toàn thoải mái), cao nhất là thang đo DKLV1 (Thời gian làm việc phù hợp với công việc). Do đó, những thang đo này cần lưu ý khi phân tích sự tác động của nhân tố Điều kiện làm việc tới sự thỏa mãn công việc của cán bộ công viên chức.
* Thống kê mô tả thang đo Phúc lợi (PL):