Chính sách đãi ngộ với người lao động

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại trung tâm dịch vụ công ích thành phố biên hòa luận văn thạc sĩ (Trang 33 - 34)

7 Kết cấu của luận văn

1.3.5 Chính sách đãi ngộ với người lao động

Đãi ngộ nguồn nhân lực đóng một vai trò không nhỏ trong hoạt động nâng cao chất lượng NNL của mỗi đơn vị. Chế độ đãi ngộ tốt sẽ thu hút được những lao động có chất lượng; một mặt giúp người lao động tái sản xuất sức lao động, duy trì và nâng cao thể lực; mặt khác sẽ giúp nâng cao trí lực của người lao động thông qua hoạt động tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cá nhân người lao động. (Nguyễn Vân Điềm và Nguyễn Ngọc Quân, 2007).

Đãi ngộ nguồn nhân lực là quá trình chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của người lao động để họ có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Chế độ đãi ngộ

của DN đối với người lao động phải có sự công bằng nhất định, tránh tình trạng cào bằng. “Khuyến khích tinh thần là những hoạt động dùng lợi ích tinh thần để kích thích người lao động như đánh giá và đối xử một cách công bằng đối với người lao động, tạo ra các cơ hội được đào tạo, thăng tiến khen thưởng và xử phạt nghiêm minh, công bằng, xây dựng các hệ thống danh hiệu lao động giỏi, xây dựng các chương trình phúc lợi phi tài chính…”. (Nguyễn Vân Điềm và Nguyễn Ngọc Quân, 2007).

Đãi ngộ đối với người lao động bao gồm đãi ngộ tài chính và phi tài chính: Đãi ngộ tài chính: Đãi ngộ tài chính là hình thức đãi ngộ bằng các công cụ tài chính khác nhau như: tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp, phúc lợi, trợ cấp, cổ phần,…

Đãi ngộ phi tài chính: Đó là tạo môi trường làm việc thân thiện, hợp tác, đề bạt, bố trí công việc, sử dụng lao động phù hợp với năng lực cá nhân, kịp thời đánh giá và khen thưởng những thành tích của người lao động một cách xứng đáng. Tạo điều kiện làm việc và giúp đỡ người lao động có thể phát huy hết khả năng và tự khẳng định mình. (Nguyễn Vân Điềm và Nguyễn Ngọc Quân, 2007).

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại trung tâm dịch vụ công ích thành phố biên hòa luận văn thạc sĩ (Trang 33 - 34)