.10 Thống kê các khóa học và chi phí đào tạo năm 2019

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại trung tâm dịch vụ công ích thành phố biên hòa luận văn thạc sĩ (Trang 64 - 70)

Đơn vị: Đồng

STT Tên khóa học Số lượng

người tham dự

Số tiền/Khóa học

1 Quyết tốn thuế TNDN, TNCN 2019, Chính sách thuế mới 2020. Luật

BHXH, Luật Lao động

4 20.000.000

2 Kĩ năng xây dựng thang bảng lương 2 7.000.000

3 Kỹ năng giao tiếp ứng xử dịch vụ công 62 35.500.000

4 Bồi dưỡng tin học 32 76.000.000

5 Kỹ thuật xử lý nước thải 20 80.000.000

6 Kỹ thuật cắt, tỉa cây xanh 20 36.000.000

7 Kỹ thuật điện, ánh sáng 10 25.000.000

8 Kỹ thuật về hệ thống nước 15 75.000.000

9 Lãnh đạo, nghệ thuật lãnh đạo 10 60.000.000

Tổng cộng 414.500.000

(Nguồn: Phịng Hành chính – Tổng hợp)

Như vậy, số tiền đầu tư cho học tập và đào tạo ngày càng nhiều, mỗi người trong bộ phận hoặc các nhân viên mới đều được chú ý đào tạo cơ bản.

Nội dung đào tạo được các chuyên gia xây dựng dựa trên mục đích đào tạo của Trung tâm, bám sát lĩnh vực hoạt động kinh doanh của Trung tâm. Theo số liệu thống kê về cơ cấu lao động theo trình độ chun mơn ở trên thì cho thấy số lượng lao động có trình độ đại học và sau đại học, trình độ cao đẳng có xu hướng tăng, điều này thể hiện phần nào kết quả tích cực mà cơng tác đào tạo mang lại, tuy nhiên, so với mặt bằng chung của Trung tâm khác cùng ngành thì tỷ lệ lao động có trình độ đại học và sau đại học của Trung tâm vẫn còn thấp, Trung tâm chưa có sức hút mạnh mẽ với những lao động có trình độ cao.

Biểu đồ 2.5 Kết quả khảo sát yếu tố đào tạo và phát triển nhân sự

Trong đó:

DTPT1: Tổ chức các chương trình định hướng và hỗ trợ cho nhân viên mới được tuyển dụng

DTPT2: Chương trình đào tạo đáp ứng mục tiêu cơng việc DTPT3: Công tác đào tạo của Trung tâm đạt hiệu quả tốt

Qua kết quả khảo sát cho thấy đa số nhân viên của Trung tâm dịch vụ cơng ích Thành phố Biên Hịa đánh giá cao yếu tố: “Tổ chức các chương trình định hướng và hỗ trợ cho nhân viên mới được tuyển dụng” được đánh giá cao nhất với 3.94 điểm cho thấy hiện nay công tác định hướng, hỗ trợ, mở các lớp giúp ứng viên mới tuyển dụng vào Trung tâm dịch vụ cơng ích Thành phố Biên Hịa được phịng Hành chính – Tổng hợp thực hiện rất tốt và nhận được sự hài lòng khá cao của người lao động. Bên cạnh đó yếu tố: “Chương trình đào tạo đáp ứng mục tiêu cơng việc” chỉ được đánh giá với thang điểm 2.58 điểm và yếu tố: “Công tác đào tạo của Trung tâm đạt hiệu quả tốt” với 2.90 điểm. Cho thấy hiện nay Trung tâm dịch vụ cơng ích Thành phố Biên Hịa chưa xây dựng tiêu chí đào tạo theo từng phịng ban, việc đào tạo thường được đánh giá theo ý kiến chủ quan của các phịng ban do đó hiệu quả và mục tiêu đào tạo chưa sát với thực tế và kết quả mang lại chưa cao.

2.3.4. Bố trí và sử dụng người lao động

Khi sắp xếp, bố trí lao động, Trung tâm ln chú trọng ba vấn đề: “Thứ nhất, bố trí đúng người, đúng việc để người lao động vận dụng tốt kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của mình trong cơng việc, phát huy được năng lực, sở trường của bản thân. Thứ hai, tạo ra môi trường làm việc tốt nhất để mọi người lao động phát huy tối đa năng lực của mình. Thứ ba, đem đến những cơ hội thăng tiến trong tương lai để thu hút và giữ chân những lao động giỏi”. Quan điểm trên thể hiện sự quan tâm, tạo điều kiện của Trung tâm đối với việc nâng cao chất lượng NNL, tạo động lực làm việc và thể hiện sự đãi ngộ đối với những lao động giỏi, chất lượng.

Trung tâm ln có các chính sách tạo điều kiện về cơ hội, mơi trường và chế độ cho các CBNV tiềm năng. Một loạt chính sách phục vụ cho việc thăng tiến của CBCNV tiềm năng được ban hành như: chính sách quy hoạch cán bộ nguồn (cán bộ cốt cán); chính sách giảm, tiến tới bỏ hẳn sự kiêm nhiệm nhiều vị trí của cán bộ

lãnh đạo, tạo cơ hội cho các cán bộ lớp dưới; chính sách luân chuyển cán bộ lãnh đạo; chính sách bổ nhiệm, miễn nhiệm cơng bằng và minh bạch.

Trung tâm chỉ tuyển dụng khi có nhu cầu, ln tuyển đúng người đúng việc, tuyển dụng – đề bạt thăng tiến dựa vào năng lực chứ không dựa vào quan hệ. Trung tâm xây dựng cho mình bộ hồ sơ năng lực nhân viên tương đối hoàn chỉnh, đây là cơ sở để thực hiện các chính sách nhân sự trong Trung tâm. Do đó, việc bố trí, sử dụng lao động luôn được thực hiện công khai, minh bạch, dễ dàng nhận được sự đồng thuận của toàn thể CBCNV.

Biểu đồ 2.6 Kết quả khảo sát yếu tố bố trí và sử dụng người lao động

(Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát)

Trong đó:

BTSD1: Phân cơng bố trí cơng việc cho nhân viên đã thực hiện hợp lý BTSD2: Bố trí cơng việc phù hợp với khả năng của nhân viên

BTSD3: Công tác điều động, thuyên chuyển cán bộ nhân viên giữa các phòng thực hiện thường xuyên.

Qua kết quả khảo sát của nhân viên đánh giá về cơng tác phân cơng bố trí, sử dụng nguồn nhân lực của Trung tâm dịch vụ cơng ích Thành phố Biên Hịa thì đa số nhân viên đánh giá cao yếu tố: “Công tác điều động, thuyên chuyển cán bộ nhân viên giữa các phòng thực hiện thường xuyên” với 4,07 điểm. Cho thấy hiện nay Trung tâm dịch vụ cơng ích Thành phố Biên Hịa ln chủ động thực hiện công tác điều động, thuyên chuyển cán bộ công nhân viên khi thấy nhân viên làm việc kém hiệu quả và khơng thích hợp với vị trí làm việc cũ nhằm hỗ trợ nhân viên làm việc đúng với chuyên ngành và trình độ chun mơn. Yếu tố: “Phân cơng bố trí cơng

việc cho nhân viên đã thực hiện hợp lý” cũng được đánh giá khá cao với 3.72 điểm. Cho thấy trước khi thực hiện phân cơng bố trí cơng việc cho cán bộ cơng nhân viên thì ban lãnh đạo Trung tâm dịch vụ cơng ích Thành phố Biên Hịa sẽ xem xét đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của nhân viên, sở trường và trình độ của nhân viên trước khi sắp xếp và phân công công việc cho nhân viên. Yếu tố cuối cùng: “Bố trí cơng việc phù hợp với khả năng của nhân viên” cũng được đánh giá khá cao với 3.74 điểm. Cho thấy hiện nay đa số nhân viên của Trung tâm dịch vụ cơng ích Thành phố Biên Hịa hài lịng với việc phân cơng bố trí, sử dụng nguồn nhân lực của Trung tâm dịch vụ cơng ích Thành phố Biên Hịa

2.3.5. Chính sách đãi ngộ với người lao động

Tiền lương làm thêm giờ, làm ca đêm

Căn cứ Điều 6, Điều 7, Điều 8 của thông tư số 23/2015/TT-BLĐTBXH ngày 23/06/2015 của Chính Phủ về việc hướng dẫn thực hiện một số điều về tiền lương của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật lao động được tính theo quy định hiện hành của Bộ luật lao động.

Tổng số giờ làm thêm không quá 200 giờ trong 1 năm được tính như sau: Ngày thường = Tiền lương (theo giờ) * 150*số giờ làm thêm

Ngày chủ nhật = Tiền lương (theo giờ) * 200*số giờ làm thêm

Ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương = Tiền lương (theo giờ) * 300*số giờ làm thêm

Làm ca đêm = Tiền lương thực trả ngày làm việc bình thường (theo giờ) * 130* Số giờ làm ca đêm

Làm thêm giờ vào ban đêm = Tiền lương *150 % hoặc 200% hoặc 300% + (Tiền lương thực trả x 20%). (Giờ làm việc ban đêm được tính từ 22 giờ đến 6 giờ sáng ngày hôm sau).

Đối với công nhân lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì căn cứ để đóng Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp là hệ số lương tháng theo ngạch, bậc, các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có) tính theo mức lương cơ sở do Chính phủ quy định.

Mức tiền lương để tính đóng Bảo hiểm là mức lương cơ sở và phụ cấp theo Quyết định số 959/QĐ-BHXH để tính mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí cơng đồn.

+ Đối với cơng nhân, lao động đã qua đào tạo:

Trung tâm xây dựng thang bảng lương cho lao động có trình độ, tham gia các khóa đào tạo phục vụ cơng việc theo chức năng và nhiệm vụ của Trung tâm, cụ thể như sau:

BẬC/HỆ SỐ LƯƠNG

II II III IV V VI VII VIII

1,07 1,14 1,23 1,31 1,40 1,50 1,61 1,72 + Đối với công nhân, lao động chưa qua đào tạo:

Trung tâm xây dựng thang bảng lương áp dụng đối với người lao động làm việc đơn giản, cụ thể như sau:

BẬC/HỆ SỐ LƯƠNG

II II III IV V VI VII VIII

1,07 1,14 1,23 1,31 1,40 1,50 1,61 1,72

+ Thời gian nâng bậc lương:

Việc nâng bậc lương thường xuyên, nâng bậc lương trước thời hạn đối với công nhân lao động của Trung tâm được thực hiện đảm bảo tính chính xác, cơng bằng, dân chủ, cơng khai, bảo vệ quyền lợi chính đáng của cơng nhân lao động.

Nâng bậc lương thường xuyên: Nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong thang bảng lương thì sau 3 năm (đủ 36 tháng) giữ bậc lương trong thang bảng lương được xét nâng một bậc lương.

Thời gian được tính để xét nâng bậc lương thường xuyên: - Thời gian nghỉ làm việc được hưởng nguyên lương; - Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản;

- Thời gian nghỉ ốm, đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hưởng bảo hiểm xã hội cộng dồn 6 tháng trở xuống (trong thời gian giữ bậc);

- Thời gian được cấp có thẩm quyền quyết định cử đi học, đi công tác theo quyết định phân công của Trung tâm.

Thời gian khơng được tính để xét nâng bậc lương thường xuyên: - Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương;

- Thời gian đi học, đi công tác vượt quá thời gian trong quyết định phân công của Trung tâm;

- Thời gian bị đình chỉ cơng tác, bị tạm giữ, tạm giam và các loại thời gian không làm việc khác (Trừ các trường hợp được tính vào thời gian để xét nâng bậc lương thường xuyên kể trên).

- Trường hợp bị kỷ luật nhưng chưa đến mức bị cắt chức hoặc bị xử lý trách nhiệm hình sự, thì căn cứ vào quyết định xử lý kỷ luật để thực hiện kéo dài thời gian nâng bậc lương thường xuyên.

Thời hạn trả lương:

Tạm ứng lương: Ngày 15 hàng tháng Trung tâm thực hiện chi trả tạm ứng lương cho công nhân lao động trực tiếp tại phòng Xây dựng – Hạ tầng và Phịng Cơng nghiệp – Mội trường.

Chi trả lương: Công nhân lao động làm việc cho Trung tâm được trả lương (Sau khi đã trừ các khoản tạm ứng) từ ngày 1-5 của tháng sau.

Trong trường hợp vì các lý do bất khả kháng mà Trung tâm chậm trễ thực hiện việc chi trả lương cho cơng nhân lao động thì thực hiện theo khoản 2 điều 24 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của bộ luật lao động:

“Trường hợp đặc biệt do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng thời hạn theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động thì khơng được trả chậm quá 01 tháng. Việc người sử dụng lao động phải trả thêm cho người lao động do trả lương chậm được quy định như sau:

a) Nếu thời gian trả lương chậm dưới 15 ngày thì khơng phải trả thêm; b) Nếu thời gian trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì phải trả thêm một khoản tiền ít nhất bằng số tiền trả chậm nhân với lãi suất trần huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương. Khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khơng quy định trần lãi suất thì được tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng của ngân hàng thương mại, nơi doanh nghiệp, cơ quan mở tài khoản giao dịch thông báo tại thời điểm trả lương”.

- Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

Căn cứ danh mục nghề nghiệp, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm các văn bản pháp luật: Quyết định số 1453/LĐTBXH-QĐ ngày 13/10/1995, Quyết định số 915/LĐTBXH-QĐ ngày 30/07/1996, Quyết định số 1629/LĐTBXH-QĐ ngày 26/12/1996, Quyết định số 44/LĐTBXH-QĐ ngày 29/01/1997, Quyết định số 190/1999/QĐ-LĐTBXH-QĐ ngày 03/03/1999, Quyết định số 1580/2000/QĐ-BLĐTBXH-QĐ ngày 26/12/2000, Quyết định số 1152/2003/QĐ-BLĐTBXH-QĐ ngày 18/09/2003, Thông tư số 36/2012/TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2012 của Bộ lao động Thương binh và Xã hội. Trung tâm xây dựng khung các công việc theo chức năng và nhiệm vụ của Trung tâm để chi trả phụ cấp độc hại, nguy hiểm, nặng nhọc như sau:

Bảng 2.11 Mức trợ cấp độc hại, nguy hiểm, nặng nhọc theo công việc STT Tên nghề hoặc công việc Đặc điểm về điều kiện lao

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại trung tâm dịch vụ công ích thành phố biên hòa luận văn thạc sĩ (Trang 64 - 70)