Chấm dứt hợp đồng lao động

Một phần của tài liệu Pháp luật về giao kết hợp đồng lao động và thực tiễn thực hiện tại bệnh viện tâm thần thái nguyên (Trang 44 - 46)

2.2.4.1. Chấm dứt hợp đồng lao động đương nhiên

Đương nhiên chấm dứt hợp đồng lao động là chấm dứt hợp đồng lao động do có sự thoả thuận của các bên, do ý chí của người thứ ba có thẩm quyền hoặc trong trường hợp người lao động chết.

Đương nhiên chấm dứt hợp đồng lao động được sử dụng để phân biệt với các trường hợp một bên của hợp đồng đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.

Theo quy định của pháp luật, hợp đồng lao động đương nhiên chấm dứt trong các trường hợp: hợp đồng hết hạn, hoàn thành công việc theo hợp đồng, hai bên thoả thuận chấm dứt, người lao động chết hoặc bị toà án kết án tù giam, tuyên bố chết, mất tích.

Nếu có căn cứ đương nhiên chấm dứt thì hợp đồng lao động có thể chấm dứt ngay, không phải báo trước và không cần thực hiện bất cứ thủ tục nào

Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động do ý chí của cả hai bên chủ thể được quy định tại Khoản 1,2,3 Điều 36 Bộ luật Lao động

Các trường hợp chấm dứt hợp đồng không phụ thuộc vào ý chí của cả hai bên chủ thể trực tiếp tham gia quan hệ lao động, hay nói cách khác, đó là sự kiện pháp lý khác phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động được quy định tại khoản 5, 6 Điều 36 Bộ luật lao động.

2.2.4.2. Thoả thuận chấm dứt hợp đồng lao động

Thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn là việc mà người lao động và người sử dụng lao động thực hiện việc thỏa thuận để chấm dứt mối quan hệ hợp đồng lao động đã ký kết trước đó nhưng chưa đến thời hạn hợp đồng lao động kết thúc được quy định tại Khoản 3 Điều 36 Bộ luật lao động.

2.2.4.3. Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động là trường hợp một bên trong quan hệ lao động muốn chấm dứt quan hệ lao động mà không cần có sự thỏa thuận hoặc đồng ý với bên còn lại theo quy định của pháp luật. Nếu đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không đúng với quy định pháp luật có thể phát sinh vấn đề bồi thường thiệt hại.

Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) không cần phải báo trước. Tuy nhiên, việc chấm dứt HĐLĐ này phải đảm bảo tuân thủ những quy định của Pháp luật tại Điều 35 Bộ Luật lao động.

2.2.4.4. Chấm dứt hợp đồng lao động bất hợp pháp

- Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động bị coi là bất hợp pháp trong các trường hợp sau:

+ Không theo quy định tại Khoản 1 Điều 37 Bộ luật Lao động đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng

+ Người lao động tự ý bỏ việc mà không thực hiện nghĩa vụ báo trước cho người sử dụng lao động theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 37 Bộ luật Lao động

+ Người lao động có báo trước cho người sử dụng lao động nhưng tự ý nghỉ việc trước khi hết thời hạn báo trước.

- Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động bị coi là bất hợp pháp trong các trường hợp sau:

+ Khi người lao động ốm đau hoặc bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đang điều trị, điều dưỡng theo quyết định của thầy thuốc (trừ trường hợp ốm đau, thương tật đã điều trị nhiều tháng liền mà khả năng lao động chưa thể hồi phục, do doanh nghiệp giải thể);

+ Trường hợp người lao động nữ vì lý do kết hôn, có thai, đang nghỉ thai sản theo chế độ quy định hoặc đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.

+ Người lao động đang nghỉ phép hàng năm, hoặc đang nghỉ việc riêng và những trường hợp được người sử dụng lao động đồng ý.

+ Không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 38 Bộ luật Lao động. + Vi phạm điều kiện xin ý kiến của tổ chức công đoàn theo quy định tại Khoản 2 Điều 38 Bộ luật Lao động.

+ Vi phạm thời hạn báo trước theo quy định tại Khoản 3 Điều 38 Bộ luật Lao động

Một phần của tài liệu Pháp luật về giao kết hợp đồng lao động và thực tiễn thực hiện tại bệnh viện tâm thần thái nguyên (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)