Về các quy định của pháp luật

Một phần của tài liệu Pháp luật về giao kết hợp đồng lao động và thực tiễn thực hiện tại bệnh viện tâm thần thái nguyên (Trang 66 - 72)

Để hoàn thiện và đảm bảo thực hiện pháp luật hợp đồng lao động, bên cạnh việc sửa đổi các quy định hiện hành của pháp luật hợp đồng lao động thì phải bổ sung một số quy định mới về hợp đồng lao động mà Bộ luật Lao động 2019 chưa quy định hoặc quy định chưa rõ.

Cần khắc phục những bất hợp lý trong giao kết hợp đồng lao động của các quy định hiện hành, đảm bảo sự hợp lý, tính thống nhất trong điều chỉnh và thực thi pháp luật, đảm bảo sự phù hợp với điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam nói chung. Yêu cầu này đòi hỏi pháp luật lao động đầy đủ và khả thi hơn. Như vậy, việc điều chỉnh quan

hệ giao kết hợp đồng lao động, điều tiết thị trường lao động cần linh hoạt, từng bước chuyển sang quá trình các bên tự bảo vệ thông qua hoạt động của tổ chức công đoàn và đại diện người sử dụng lao động.

Trong giao kết hợp đồng lao động cần dùng hoà tính linh hoạt của thị trường với tính bền vững trong bảo vệ người lao động, người sử dụng lao động. Nếu không bảo vệ tốt và đề cao vai trò của người lao động thì không khai thác được nguồn lực cho sự phát triển vì họ sẽ kém tích cực, ít đầu tư vào sức lao động, xã hội không ổn định. Nếu bảo vệ người lao động đến mức không tính đến yêu cầu của sự phát triển chung, chấp nhận cả thói quen vô kỷ luật của họ hoặc thủ tiêu động cơ cạnh tranh giữa những người lao động thì lại có thể kìm hãm sự phát triển.

Giao kết hợp đồng lao động theo pháp luật lao động phải đồng thời hướng tới hai mục tiêu: bảo vệ người lao động để ổn định xã hội và phát triển kinh tế làm cơ sở cho tiến bộ xã hội. Điều đó đòi hỏi quá trình giao kết hợp đồng lao động phải có sự hợp lý. Nhà nước bảo vệ người lao động cũng phải trên cơ sở phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp của thị trường, chú ý đến nhu cầu chính đáng của cả hai bên.

3.3.2. Cần nâng cao nhận thức của người lao động và người sử dụng lao độngvề pháp luật hợp đồng lao động. về pháp luật hợp đồng lao động.

Cần tăng cường công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục nâng cao kiến thức pháp luật lao động nói chung cho người lao động và người sử dụng lao động, đặc biệt là cho đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ nhân sự trong các doanh nghiệp.

Cần xây dựng và tăng cường đội ngũ cán bộ pháp chế trong doanh nghiệp nói riêng và các người sử dụng lao động khác nói chung, phát triển đa dạng và nâng cao năng lực các dịch vụ pháp lý cung cấp cho doanh nghiệp.

Tổ chức Công đoàn tại cơ sở cần phát huy vai trò và thực hiện đúng các sứ mệnh, nhiệm vụ bảo vệ người lao động hơn nữa.

Cơ quan quản lý nhà nước về lao động các cấp cần tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật lao động.

Quá trình thực hiện các quy định pháp luật về giao kết hợp đồng lao động đã bộc lộ một số hạn chế nhất định. Do đó, Nhà nước, người lao động và người sử dụng lao động cần có sự phối hợp chặt chẽ dựa trên các nguyên tắc cơ bản của Luật Lao động,

kết hợp hài hòa lợi ích của tất cả các bên trong quan hệ lao động để hợp đồng lao động là một công cụ pháp lý giúp xác lập và đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động và người sử dụng lao động.

3.3.3. Đề xuất

Qua thực tiễn áp dụng pháp luật hợp đồng lao động tại Bệnh viện Tâm thần Thái Nguyên, tác giả xin đưa ra một số đề xuất sau:

Thứ nhất, tiếp tục sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện BLLĐ, đưa những nội dung còn

thiếu, những nội dung chưa được đề cập vào Luật, làm rõ thêm một số vấn đề như: Điều kiện đối với chủ thể giao kết hợp đồng lao động, thủ tục giao kết, hình thức giao kết HDLĐ, thời hạn và nội dung của HĐLĐ. Tuy nhiên việc nghiên cứu xây dựng một BLLĐ hoàn chỉnh, có tính pháp điển cao với tư cách một "Bộ luật" với đầy đủ các nội dung và có khả năng thi hành dễ dàng khi áp dụng vào đời sống lao động là rất công phu, khó khăn, đòi hỏi nhiều thời gian. Thực tế hiện nay sự tồn tại của BLLĐ vẫn rất cần thiết nhưng BLLĐ chỉ nên quy định cô đọng các vấn đề, trong đó lưu ý đến phạm vi điều chỉnh, các khái niệm và cơ chế căn bản để vận hành. Phần chi tiết sẽ thay thế bằng các đạo luật chuyên biệt.

Thứ hai, cần định hướng trong tương lai xây dựng mô hình thực hiện hợp đồng lao

động BLLĐ phải thực hiện đồng thời quá nhiều mục tiêu như: Bảo vệ NLĐ, điều chỉnh quan hệ lao động, thực hiện các chính sách việc làm, chính sách tiền lương, chính sách an toàn, vệ sinh lao động, chính sách an sinh xã hội, giải quyết tranh chấp lao động và đình công.

Qua những đề xuất, kiến nghị trên có thể thấy rằng hoàn thiện các quy định pháp luật về giao kết hợp đồng lao động nhằm đảm bảo và tôn trọng quyền tự định đoạt của các chủ thể trong quan hệ hợp đồng lao động. Phải tính đến đặc trưng của quan hệ lao động, những đặc thù của thị trường lao động nước ta đồng thời quan tâm đến xu thế hội nhập kinh tế quốc tế của quan hệ hợp đồng lao động. Ngoài ra, cần phải chú ý đến các giải pháp như cân đối cung cầu lao động, thiết lập cơ chế ba bên, tăng cường công tuyên truyền phổ biến pháp luật lao động cho các chủ thể, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật lao động, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho các doanh nghiệp Nhằm tạo môi trường, điều kiện để hợp đồng lao động phát huy hiệu quả cao nhất. Pháp luật

giao kết hợp đồng lao động nói riêng, pháp luật lao động hiện hành nói chung tuy đã được sửa đổi, bổ sung nhiều lần nhưng đi vào thực tiễn vẫn còn những điểm khi áp dụng vào thực tế chưa thực sự hiệu quả cao, đặc biệt là một số quy định về quan hệ hợp đồng lao động trong các doanh nghiệp còn phân tán.

KẾT LUẬN

Việc giao kết hợp đồng lao động hiện nay đã đem lại nhiều kết quả rất khả quan trong việc sử dụng lao động, nâng cao năng suất lao động, kết hợp hài hoà giữa quyền và nghĩa vụ của các bên. Đa số các cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã ký kết và thực hiện có hiệu quả hợp đồng lao động, trong đó có Bệnh viện Tâm thần Thái Nguyên. Bên cạnh việc giao kết hợp đồng lao động, các nội dung chính của hợp đồng lao động như: việc làm, tiền lương, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn vệ sinh lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đã được tuân thủ khá tốt. Các quy định về hình thức, loại hợp đồng, thay đổi tạm hoãn, chấm dứt hợp đồng lao động cũng được vận dụng phù hợp với pháp luật và thực tiễn đời sống.

Tuy nhiên, trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường, các quan hệ lao động biến động phức tạp, các quy định pháp luật không thể hoàn thiện ngay một lúc, trong khi cung và cầu sức lao động trên thị trường lại bất lợi cho người lao động nên không tránh khỏi những vi phạm chế độ ký kết và thực hiện hợp đồng lao động. Những vi phạm này không chỉ làm ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của người lao động mà còn là một trong nguyên nhân đáng kể gây nên các vụ tranh chấp lao động.

Để hợp đồng lao động thật sự là một công cụ pháp lý hữu hiệu cho các doanh nghiệp trong cả nước nói chung và ở tỉnh Thái Nguyên nói riêng trong việc thiết lập, duy trì và cải thiện quan hệ lao động đòi hỏi cả ba phía: Nhà nước, người sử dụng lao động, người lao động phải nỗ lực phấn đấu trên tinh thần của nguyên tắc kết hợp hài hoà giữa các lợi ích, gắn quyền lợi cá nhân người lao động với tập thể lao động, giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động. Trên cơ sở đó mà nhà nước, người đại diện cho toàn xã hội tuân thủ lợi ích chung của mình.

1. Bộ luật Dân sự 2005; 2. Luật thương mại 2005; 3. Bộ Luật Lao động 2012; 4. Bộ Luật Lao động 2019;

5. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2013’’

6. Trường Đại học Luật Hà Nội, “Giáo trình Luật Lao động Việt Nam” (2012), NXB Công an nhân dân, Tr.214.

7. Khoa luật Đại học Cần Thơ (2012), Giáo trình Luật Lao động cơ bản,NXB Đại học Đại học Cần Thơ.

8. Viện Khoa học Pháp lý (2014), Từ điển luật học, NXB Tư pháp, Hà Nội,

tr.401

9. Lưu Bình Nhưỡng (2013), Quyền chấm dứt HĐLĐ của người sử dụng lao động trong pháp luật lao động Việt Nam,Tạp chí Khoa học pháp lý, số 3/2013, tp.HCM, tr.10

10. Lê Thị Hoài Thu (2003), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về pháp luật hợp đồng ở Việt Nam hiện nay– Phần HĐLĐ, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, tr.196

11. Lê Văn Hoàng (2012), Đổi mới cơ chế thực hiệnhợp đồng lao động trong cơ chế thị trường qua thực tiễn thi hành tại tỉnh Quảng Ninh, Luận án thạc sỹ luật học,

Học viện Hành chính Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr.20

12. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2011), Báo cáo tổng kết đánh giá15 năm thi hành BLLĐ, Hà Nội.

13. Nghị định44/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về hợp đồng lao động.

14. Nguyễn Hữu Chí (2002), Hợp đồng lao động trong cơ chế thị trường ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ luật học, Trường đại học luật Hà Nội.

15. Nguyễn Hữu Chí (2013), “Giao kết hợp đồng lao động theo Bộ luật Lao động năm 2012 từ quy định đến nhận thức và thực tiễn”, Tạp chí Luật số 3.

kết quả đạt được và những vấn đề đặt ra, hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ (số 11), Hà Nội.

17. Lê Thị Hoài Thu (2012), Đề tài nhóm B-đại học quốc gia Hà Nội “Thực

trạng pháp luật về quan hệ lao động ở Việt Nam và phương hướng hoànthiện”.

18. Nguyễn Thị Bích Thủy (2006), “Một số nét về lao động và sử dụng lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài”, Bản tin thị trường lao động - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

19. Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn quốc gia (1994), Chính sách xãhội những vấn đề pháp lý, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội.

20. ThS. Nguyễn Thúy Hà (2011), Trung tâm Thông tin khoa học thuộc Viện nghiên cứu Lập pháp (2011) đã chủ trì nghiên cứu đề tài cấp cơ sở “Hợp đồng lao động trong Bộ luật lao động - Thực trạng và giải pháp hoàn thiện”, Cổng thông tin điện tử Viện nghiên cứu Lập pháp.

21. Phạm Công Trứ (2003), “Một số vấn đề pháp lý về việc làm và giải quyết việc làm ở Việt Nam”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 6.

22. Trường Đại học luật Hà Nội (2005), Giáo trình luật lao động Việt Nam, Nhà xuất bản Công an nhân dân năm 2005.

23. Trường Đại học luật Hà Nội, Giáo trình luật lao động Việt Nam, nhà xuất bản Công an nhân dân năm 2008.

24. Sở Y tế Thái Nguyên, trang web của Bệnh viện Tâm thần Thái Nguyên: http://bvttthainguyen.org.vn/

25. Tổng Cục Thống kê, trang web của Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên: http://cucthongkethainguyen.gov.vn/

Một phần của tài liệu Pháp luật về giao kết hợp đồng lao động và thực tiễn thực hiện tại bệnh viện tâm thần thái nguyên (Trang 66 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)