Tình hình thực hiện

Một phần của tài liệu Pháp luật về giao kết hợp đồng lao động và thực tiễn thực hiện tại bệnh viện tâm thần thái nguyên (Trang 56 - 60)

Kể từ khi thành lập đến nay Bệnh viện Tâm thần Thái Nguyên đã có những bước phát triển, nâng cấp và hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy cũng như nhân sự để đảm bảo cho hoạt động khám chữa bệnh. Là đơn vị sự nghiệp công lập có quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự nên việc tuyển dụng hoàn toàn công khai minh bạch và tính đến nay bệnh viện đã ký hợp đồng với 147/162 người lao động tại bệnh viện. Trong đó có 130 hợp đồng không xác định thời hạn và 17 hợp đồng xác định thời hạn.

2.3.1.1. Chủ thể thực hiện giao kết HĐLĐ

Tại bệnh viện tâm thần tỉnh Thái Nguyên nói riêng và các doanh nghiệp tại Thái Nguyên nói chung, rất ít khi người lao động trực tiếp giao kết hợp đồng lao động với người lao động. Họ thường ủy quyền cho người khác giao kết hợp đồng lao động như Phó giám đốc, Trưởng phòng nhân sự. Việc ủy quyền này phù hợp với quy định pháp luật Điều 18 Bộ luật lao động 2019. Vì người sử dụng lao động không phải khi nào cũng có thể trực tiếp giao kết hợp đồng lao động với từng người lao động được. Thực tế, trong quá trình làm việc công tác sẽ phát sinh nhiều vấn đề khiến cho việc thực hiện khó khăn hơn.

Về phía người lao động, đều đáp ứng đủ các tiêu chuẩn về độ tuổi, trình độ chuyên môn đối với các công việc yêu cầu trình độ, hay sức khỏe đối với các công việc khác.

2.3.1.2. Về hình thức giao kết hợp đồng lao động

Về cơ bản 100% các hợp đồng được giao kết tại Bệnh viện Tâm thần Thái Nguyên bằng hình thức văn bản.

Tuy nhiên, khi giao kết hợp đồng bằng văn bản người sửu dụng lao động thường đã soạn trước nội dung của bản hợp đồng lao động, thậm chí người lao động đã ký trước, sau đó người lao động không đồng ý với nội dung chế độ lương thưởng hay các nội dung khác của hợp đồng thì thôi không ký nữa, còn nếu đã đồng ý ký vào hợp đồng lao động thì coi như quan hệ đã được thiết lập.

Với hình thức giao kết như vậy, người sử dụng lao động không bị xem là vi phạm các nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động bởi vì người sử dụng lao động không buộc người lao động phải ký hợp đồng lao động. Bằng việc soạn thảo trước nội dung người sử dụng lao động đã thể hiện ý chỉ của họ là cố định và không thay đổi. Song cách thức giao kết như vậy làm cho hợp đồng như một loại hợp đồng gia nhập, điều đó không phản ánh đúng bản chất của hợp đồng lao động. Nhưng sự can thiệp của pháp luật ở đây vẫn còn thiếu sót bởi chưa có quy định nào cấm người sử dụng lao động làm như vậy.

Một tình trạng hiện nay khá phổ biến không chỉ riêng Bệnh viện Tâm thần Thái Nguyên đang diễn ra đó là khi lao động hết thời hanjhai bên không làm thủ tục chấm dứt hợp đồng và người lao động vẫn tiếp tục làm việc, người sử dụng lao động có biết nhưng không có ý kiến gì. Trong trường hợp này quan hệ lao động tồn tại có đúng với pháp luật hay không? Tình trạng này cho thấy, việc quy định của pháp luật lao động về hình thức hợp đồng lao động hiện nay là chưa phù hợp, chưa đáp ứng nhu cầu thực tế.

Khi ký kết hợp đồng với người lao động thì người sửu dụng lao động đã soạn thảo những bản hợp đồng với đầy đủ các điều kiện và nội dung khá cụ thể. Tuy nhiên những nội dung các điều kiện này thực sự là vấn đề cần xem xét thêm. Các thỏa thuận thường rất chung chung đặc biệt như điều khoản về công việc phải làm, ví dụ chỉ ghi nhiệm vụ chuyên môn hoặc có sự vi phạm về loại hợp đồng. Có trường hợp người lao động đã ký hợp đồng lao động có thời hạn nhiều lần và trên 36 tháng nhưng vẫn chưa được ký hợp đồng không xác định thời hạn. Theo thống kê thì có 88,4% lao động ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn, 11,6% lao động ký hợp đồng xác định thời hạn trong đó có khoảng 7% lao động ký hợp đồng lao động từ 12 tháng đến 36 tháng.

Còn những trường hợp yêu cầu người lao động thử việc quá thời hạn quy định và tiền lương của người lao động trong thời gian này không bằng mức lương tối thiểu mà pháp luật quy định.

Những quy định này không chỉ gây thiệt thòi cho người lao động vì một quyền lợi không được đảm bảo mà ngay cả phía người sử dụng lao động gặp khó khăn không ít vì lực lượng lao động không thường xuyên ổn định, không yên tâm làm việc.

Ngoài ra vẫn còn tình trạng vi phạm một số quy định về thời gian làm việc nhiều, ngày nghỉ bị cắt xén, các nội dung ghi trong bản hợp đồng tuy không sai quy định pháp luật nhưng vẫn có những ảnh hưởng không nhỏ đến quyền lợi của người lao động. Bên cạnh đó lại có những thỏa thuận bằng miệng như thỏa thuận thêm về tiền lương, mức lương thực tế hàng tháng cao hơn nhiều so với lương ghi trong hợp đồng, nhưng được chia ra thành nhiều khoản thu nhập với tên gọi khác nhau để hạn chế chi phí bảo hiểm xã hội.

Những vấn đề đã đề cập ở trên cho thấy việc giao kết hợp đồng lao động còn một số điểm cần chú ý như: người lao động làm việc một thời gian dài rồi người sử dụng lao động mới ký hợp đồng lao động; người lao động và người sử dụng lao động có thể không gặp gỡ ký kết hợp đồng lao động mà giao kết thông qua người được ủy quyền như phòng nhân sự hoặc phó giám đốc và đặc biệt trong tình hình thời đại công nghệ hiện nay người sử dụng lao động không trực tiếp tuyển dụng là thuê lại lao động từ các trung tâm, công ty cho thuê lao động.

Việc cho thuê lao động giữa các công ty cho thuê mướn lao động với các doanh nghiệp thực tế là người lao động ký hợp đồng với bên cung ứng lao động rồi bên cung ứng lao động trực tiếp giao kết hợp đồng với doanh nghiệp và thực hiện trả lương, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người lao động và được người sử dụng lao động trả phí. Trường hợp này thường xảy ra ở các vị trí như bảo vệ, lao công hay một số vị trí khác.

Như vậy, người lao động ký hợp đồng lao động với một chủ thể nhưng lại làm việc cho một chủ thể khác và chịu sựu quản lý của cả hai bên. Việc làm này đem lại lợi ích rất nhiều cho người lao động vì không phải chịu trách nhiệm quản lý, huấn luyện lao động, họ còn chỉ phải trả mức lương cơ bản cho người lao động thấp hơn rất nhiều so

từ việc mức lương cơ bản thấp mà nhiều trường hợp với các lý do khác nhau mà người lao động không quan tâm hay đấu tranh đòi lại quyền lợi của mình.

Mặc dù trong Bộ luật Lao động đã có những quy định chi tiết về cho thuê lại lao động để điều chỉnh quan hệ cho thuê lại lao động ở các doanh nghiệp, nhưng trên thực tế quy định này vẫn còn có những kẽ hở và người sử dụng lao động vẫn bỏ ngỏ chưa chú trọng.

2.3.1.4. Về quyền và nghĩa vụ các bên khi giao kết hợp đồng lao động

Một là, trong giao kết hợp đồng lao động được thực hiện tương đối đầy đủ và

không gặp nhiều khó khăn. Vì khi đã giao kết hợp đồng thì đây là vấn đề mà cả hai bên đều quan tâm, xác định được hành vi xử sự tương đối rõ ràng. Mỗi người lao động đều có quyền và nghĩa vụ khác nhau cho từng vị trí cụ thể. Người lao động khi giao kết hợp đồng lao động, làm việc trong môi trường đặc biệt như ở bệnh viện thì phải xác định nghĩa vụ làm tốt vai trò của mình thì mói có cơ hội duy trì quan hệ lao động vì đây là công việc mang tính chất đặc thù về chuyên môn, cường độ, năng suất, hiệu quả làm việc và áp lực lớn.

Người sử dụng lao động có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ trang thiết bị cần thiết cho người lao động sử dụng làm việc, ví dụ như các dụng cụ kỹ thuật, phòng làm việc, trang bị bảo hộ khi làm việc…

Hai là, trong việc đảm bảo các quyền lợi về tiền lương, thu nhập cho người lao

động

Các quy định về tiền lương đã tương đối đầy đủ và thường xuyên được điều chỉnh nên việc thỏa thuận và thực hiện việc trả lương cho người lao động không trái quy định, đã đảm bảo được quyền và nghĩa vụ các bên.

Ba là, trong việc thực hiện thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi.

Trong tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn ra phức tạp và tăng nhanh chóng thì việc thực hiện quy định này cũng gây ra nhiều khó khăn, vì đội ngũ y bác sĩ là lực lượng chính trong tuyến đầu chống dịch. Để đảm bảo cho công việc luôn đáp ứng yêu cầu của người dân mà vẫn có thời gian nghỉ ngơi hợp lý, phía Ban lãnh đạo của Bệnh viện Tâm thần Thái Nguyên đã có nhiều sự sắp xếp các ca trực, lịch hoạt động phù hợp nhất để đảm bảo sức khỏe tinh thần cho người lao động trong quá trình làm việc. Hầu hết việc làm thêm giờ hay thay đổi lịch trình công việc người lao động đều được báo trước và người lao động sẵn sàng đồng ý thì người sử dụng lao động mới có phân công điều động công việc, trừ một số trường hợp đột xuất người sử dụng lao động không kịp chuẩn bị hoặc báo trước cho người lao động. Tuy nhiên vì tính chất công việc tại môi trường đặc thù nên luôn nhận được sự thông cảm thấu hiểu của người lao động.

Bốn là, trong thực hiện điều kiện lao động (an toàn lao động – vệ sinh lao động)

Nhận thức được tầm quan trọng và cũng là quy định bắt buộc trong quá trình làm việc, vấn đề an toàn lao động và vệ sinh lao động luôn được thực hiện đúng quy định. Người sử dụng lao động đã trang bị các phương tiện, thiết bị, vật dụng bảo hộ đảm bảo

lao động

2.3.1.5. Về vấn đề thử việc

Bệnh viện có quy định về hợp đồng thử việc và thời gian thử việc. Theo quy định, mỗi công việc bệnh viện chỉ được yêu cầu người lao động thử việc một lần không quá 60 ngày (đối với công việc đòi hỏi trình độ cao đẳng trở lên), không quá 30 ngày (đối với công việc đòi hỏi trình độ trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ), không quá 10 ngày (đối với các công việc còn lại).

Một phần của tài liệu Pháp luật về giao kết hợp đồng lao động và thực tiễn thực hiện tại bệnh viện tâm thần thái nguyên (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)