Hợp đồng lao động vô hiệu

Một phần của tài liệu Pháp luật về giao kết hợp đồng lao động và thực tiễn thực hiện tại bệnh viện tâm thần thái nguyên (Trang 48 - 53)

2.2.6.1. Các trường hợp hợp đồng lao động vô hiệu

Pháp luật hiện hành quy định có hai trường hợp HĐLĐ vô hiệu: HĐLĐ từng phần và HĐLĐ vô hiệu toàn bộ.

HĐLĐ vô hiệu toàn bộ có nghĩa là HĐLĐ khi thuộc một trong các trường hợp như:Toàn bộ nội dung của hợp đồng lao động trái pháp luật; người ký kết hợp đồng lao động không đúng thẩm quyền; công việc mà hai bên đã giao kết trong hợp đồng lao động là công việc bị pháp luật cấm; nội dung của hợp đồng lao động hạn chế hoặc

ngăn cản quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn của người lao động.

HĐLĐ vô hiệu một phần là hợp đồng trong đó chỉ có một phần không có giá trị pháp lý, tức là phần đó quy định trái thỏa ước lao động tập thể và pháp luật lao động, phần vô hiệu đó không làm ảnh hưởng tới các phần khác của HĐLĐ.

2.2.6.2. Hậu quả pháp lý của hành vi vi phạm hợp đồng

- Bồi thường thiệt hại

Điều 419 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

Thiệt hại được bồi thường do vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng được xác định theo quy định tại khoản 2 Điều này, Điều 13 và Điều 360 của Bộ luật này.

Người có quyền có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà lẽ ra mình sẽ được hưởng do hợp đồng mang lại. Người có quyền còn có thể yêu cầu người có nghĩa vụ chi trả chi phí phát sinh do không hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng mà không trùng lặp với mức bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà hợp đồng mang lại.

Theo yêu cầu của người có quyền, Tòa án có thể buộc người có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại về tinh thần cho người có quyền. Mức bồi thường do Tòa án quyết định căn cứ vào nội dung vụ việc.

- Phạt vi phạm hợp đồng

Điều 418 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

Phạt vi phạm là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm.

Mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại.

Trường hợp các bên có thỏa thuận về phạt vi phạm nhưng không thỏa thuận về việc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm.

Như vậy, việc phạt vi phạm chỉ đặt ra nếu có sự thỏa thuận của các bên chủ thể trong hợp đồng. Có thể hiểu, nếu trong hợp đồng không có ghi nhận về vấn đề phạt vi phạm thì bên bị vi phạm không có quyền yêu cầu phạt vi phạm hợp đồng đối với bên vi

phạm. Còn đối với bồi thường thiệt hại trong hợp đồng dân sự, cho dù các bên có thỏa thuận hay không, thì khi xảy ra thiệt hại, bên gây thiệt hại vẫn phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

2.2.6.3. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu

Theo Điều 49 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định hợp đồng lao động có thể bị vô hiệu từng phần hoặc toàn bộ.

- Hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ trong trường hợp sau đây: + Toàn bộ nội dung của hợp đồng lao động đều vi phạm pháp luật.

+ Các chủ thể là người giao kết hợp đồng lao động không đúng thẩm quyền hoặc vi phạm nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực trong giao kết hợp đồng lao động.

+ Công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động là công việc mà pháp luật Việt Nam cấm thực hiện.

- Hợp đồng lao động vô hiệu toàn phần khi:

+ Toàn bộ nội dung của hợp đồng lao động trái pháp luật thì hợp đồng sẽ vô hiệu toàn phần.

+ Người ký kết hợp đồng lao động không đúng thẩm quyền thì hợp đồng sẽ vô hiệu toàn phần.

+ Công việc mà hai bên đã giao kết trong hợp đồng lao động là công việc bị pháp luật cấm thì hợp đồng sẽ vô hiệu toàn phần.

+ Nội dung của hợp đồng lao động hạn chế hoặc ngăn cản quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn của người lao động thì hợp đồng sẽ vô hiệu toàn phần.

+ Toàn bộ nội dung của hợp đồng lao động quy định quyền lợi của người lao động thấp hơn quy định trong pháp luật về lao động, nội quy lao động, thoả ước lao động tập thể đang áp dụng hoặc nội dung của hợp đồng lao động hạn chế các quyền khác của người lao động thì hợp đồng sẽ vô hiệu toàn phần.

- Hợp đồng lao động vô hiệu từng phần khi:

+ Nội dung của phần hơp đồng đó vi phạm pháp luật nhưng không ảnh hưởng đến các phần còn lại của hợp đồng lao động.

còn lại của hợp đồng thì hợp đồng lao động vô hiệu từng phần.

+ Một phần nội dung của hợp đồng lao động quy định quyền lợi của người lao động thấp hơn quy định trong pháp luật về lao động, nội quy lao động, thoả ước lao động tập thể đang áp dụng hoặc nội dung của hợp đồng lao động hạn chế các quyền khác của người lao động thì hợp đồng lao động sẽ bị vô hiệu phần đó.

- Thẩm quyền giải quyết yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu:

Theo quy định tại Điều 33 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì những yêu cầu về lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bao gồm:

+ Yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể vô hiệu. + Xem xét tính hợp pháp của cuộc đình công.

+ Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam hoặc không công nhận bản án, quyết định lao động của Tòa án nước ngoài hoặc không công nhận bản án, quyết định lao động của Tòa án nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam.

+ Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết lao động của Trọng tài nước ngoài.

Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành, thẩm quyền yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu là Tòa án nhân dân cấp huyện.

- Thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu:

Theo quy định của pháp luật thì thời hạn chuẩn bị xét yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu là mười ngày, kể từ ngày Tòa án thụ lý đơn yêu cầu. Hết thời hạn này, Tòa án phải ra quyết định mở phiên họp để xét đơn yêu cầu.

- Thời hạn mở phiên tòa yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu:

Theo quy định của pháp luật thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định mở phiên họp, Tòa án phải mở phiên họp để xét yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu.

- Trình tự giải quyết yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu vô hiệu:

Trình tự giải quyết yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu vô hiệu bao gồm các bước sau đây:

Bước 1: Nộp đơn yêu cầu:

luật tố tụng dân sự năm 2015 và kèm theo tài liệu chứng minh yêu cầu là có căn cứ, hợp pháp.

Đơn yêu cầu sẽ cần phải có các nội dung chính như sau: + Ngày, tháng, năm làm đơn yêu cầu.

+ Tên Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc dân sự.

+ Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người yêu cầu. + Những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết và lý do, mục đích, căn cứ của việc yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự đó.

+ Tên, địa chỉ của những người có liên quan đến việc giải quyết việc dân sự đó (nếu có).

+ Các thông tin khác mà người yêu cầu xét thấy cần thiết cho việc giải quyết yêu cầu của mình.

+ Các chủ thể là người yêu cầu là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ, nếu là cơ quan, tổ chức thì đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu vào phần cuối đơn. Trong trường hợp tổ chức yêu cầu là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu được thực hiện theo quy định của pháp luật doanh nghiệp.

Trong trường hợp xét thấy đơn yêu cầu và tài liệu, chứng cứ kèm theo đã đủ điều kiện thụ lý thì Thẩm phán thực hiện như sau :

+ Thông báo cho các chủ thể là người yêu cầu về việc nộp lệ phí yêu cầu giải quyết việc dân sự trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo nộp lệ phí theo quy định của pháp luật.

+ Các chủ thể là người yêu cầu nộp cho Tòa án biên lai thu tiền lệ phí yêu cầu giải quyết việc dân sự thì Tòa án thụ lý đơn yêu cầu.

Bước 2: Tòa án xem xét yêu cầu:

Khác với các yêu cầu việc dân sự khác thời gian xem xét yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu là mười ngày kể từ ngày thụ lý.

Hết thời hạn này, Tòa án phải ra quyết định mở phiên họp để xét đơn yêu cầu của các chủ thể.

Trong thời gian xem xét yêu cầu Tòa án tiến hành xem xét việc ký kết thỏa ước lao động tập thể đã thưc hiện đúng về thẩm quyền, trình tự, nội dung.

Bước 3: Quyết định chấp nhận hoặc không chấp nhận tuyên bố vô hiệu:

Trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định mở phiên họp, Tòa án sẽ phải mở phiên họp để xét yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu.

Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày ra quyết định mở phiên họp, Tòa án phải mở phiên họp để xét yêu cầu tuyên bố thỏa ước lao động tập thể vô hiệu theo đúng quy định của pháp luật.

2.2.6.4. Giải quyết hậu quả của hợp đồng lao động vô hiệu

Theo Khoản 1 Điều 51 Bộ luật lao động năm 2015 quy định về xử lý hợp đồng lao động vô hiệu có nội dung như sau:

Khi hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu từng phần thì xử lý như sau:

+ Quyền, nghĩa vụ và lợi ích của hai bên sẽ được giải quyết theo thỏa ước lao động tập thể đang áp dụng. Trong trường hợp không có thỏa ước lao động tập thể thì thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.

+ Hai bên sẽ tiến hành sửa đổi, bổ sung phần của hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu để phù hợp với thỏa ước lao động tập thể hoặc pháp luật về lao động.

2.2.6.5. Hậu quả pháp lý sau khi tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu:

Dựa theo các nguyên tắc chung của pháp luật dân sự, khi hợp đồng lao động được ký kết giữa người lao động và người sử dụng lao động bị tuyên bố vô hiệu thì sẽ không làm phát sinh, không ràng buộc hiệu lực giữa các bên.

Việc hợp đồng lao động được ký kết giữa người lao động và người sử dụng lao động bị tuyên bố vô hiệu sẽ làm cho hợp đồng không có giá trị pháp lý kể từ thời điểm giao kết, cho dù trên thực tế hợp đồng đã được thực hiện trên thực tế hay chưa.

Khi hợp đồng bị vô hiệu thì các bên phải khôi phục lại tình trạng bên đầu và hoàn trả lại cho nhau những gì đã nhận, nếu các bên không hoàn trả được bằng hiện vật thì hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp các bên đã có thỏa thuận khác hoặc pháp luật đã có quy định khác.

Một phần của tài liệu Pháp luật về giao kết hợp đồng lao động và thực tiễn thực hiện tại bệnh viện tâm thần thái nguyên (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)