Kiểm tra, đánh giá kết quả của học viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị tại trung tâm chính trị huyện vân canh, tỉnh bình định (Trang 37 - 40)

7. Kết cấu của Luận văn

1.4.6. Kiểm tra, đánh giá kết quả của học viên

Đây là quá trình thu thập chứng cứ và đƣa ra những đánh giá về sự tiến bộ nhằm thỏa mãn các tiêu chí về sự thể hiện đã đƣợc đƣa ra trong tiêu chuẩn hay kết quả học tập của HV.

- Kiểm tra, đánh giá là một bộ phận thiết yếu của quá trình dạy học, nó có thể cung cấp cho:

+ Ngƣời học những dấu hiệu của sự tiến bộ;

+ Ngƣời dạy những dấu hiệu về điểm mạnh, điểm yếu của ngƣời học, phản hồi về tính hiệu quả của giảng dạy, bằng chứng về năng lực của ngƣời học đạt đƣợc kết quả học tập;

+ Những điều quan tâm: Sự thành công của ngƣời học trong học tập; sự đảm bảo về chất lƣợng đào tạo, bồi dƣỡng.

Bởi vậy, đánh giá là một trong những nhân tố cơ bản của việc nâng cao chất lƣợng đào tạo, bồi dƣỡng. Đánh giá trong đào tạo, bồi dƣỡng bao gồm:

- Đánh giá kết quả học tập của HV, bao gồm:

+ Đánh giá dự báo (chẩn đoán) đƣợc sử dụng trƣớc một khóa học/tiết học nhằm khảo sát xem HV đã biết và chƣa biết những nội dung chủ yếu của khóa học/tiết học, từ đó thiết kế và tổ chức khóa học/tiết học cho hiệu quả.

+ Đánh giá thƣờng xuyên diễn ra xuyên suốt quá trình học tập, cung cấp những phản hồi có liên quan đến trình độ hiện tại của ngƣời học, xếp hạng sự tiến bộ đối với việc đạt đƣợc các tiêu chuẩn đã cụ thể hóa trong kết quả học tập. Từ đó, HV có những phấn đấu đạt các kết quả sau cao hơn. Trong các chƣơng trình hiện tại, chúng ta thƣờng đánh giá sau các học phần.

+ Đánh giá tổng kết đƣợc thực hiện vào cuối đợt học, cuối khóa học, tập trung vào sản phẩm cuối cùng. Đánh giá tổng kết đƣợc sử dụng khi kết thúc khóa học để đƣa ra quyết định cuối cùng về sự thành công của ngƣời học trong việc đạt đƣợc kết quả học tập.

+ HV tự đánh giá: Nên khuyến khích HV tự đánh giá. Tự đánh giá giúp HV đánh giá đƣợc mặt mạnh và mặt yếu, làm cho họ có ý thức hơn trong việc học tập tốt, thúc đẩy động cơ học tập.

- Đánh giá khóa học. Sau khi kết thúc khóa học, cần kiểm tra lại những mục tiêu của khóa học so với thực tế để rút ra những nhận xét đánh giá.

Đánh giá khóa học là đánh giá tất cả các khâu: tổ chức dạy học và các hoạt động phục vụ dạy học; các mục tiêu đạt đƣợc so với mục tiêu đề ra đối với ngƣời học (cái phải biết, cái nên biết, cái có thể biết); mối quan hệ giữa ngƣời học với đơn vị tổ chức đào tạo, bồi dƣỡng, giữa ngƣời học với nhau.

- Đánh giá chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng, thực hiện qua 2 giai đoạn: + Đánh giá chƣơng trình ngay khi kết thúc khóa học, bao gồm đánh giá các kết quả cần đạt của HV, các mục tiêu của chƣơng trình khi kết thúc khóa học - đánh giá hiệu quả trong.

+ Đánh giá tác dụng của chƣơng trình, bao gồm đánh giá những ngƣời tham gia đào tạo, bồi dƣỡng có phát huy tác dụng, có vận dụng đƣợc các kỹ năng vào công việc của họ không? Chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng có giúp cho các tổ chức đạt đƣợc mục tiêu chung không? - đánh giá hiệu quả ngoài.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 1

Giao dục lý luận chính trị mà cốt lõi là giáo dục chủ nghĩa Mác- Lênin, Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, đƣờng lối, chính sách của đảng, pháp luật của Nhà nƣớc một nội dung quan trọng trong công tác tƣ tƣởng của đảng nhằm nâng cao giác ngộ chính trị, năng lực hoạt động thực tiễn, phẩm chất đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên nói chung. Trên cơ sở trình bày tổng quan các công trình nghiên cứu mà chúng tôi tiếp cận đƣợc liên quan đến đề tài, nội dung cơ bản của Chƣơng 1 là lần lƣợt làm rõ những cơ sở lý luận về nâng cao chất lƣợng giáo dục LLCT cho HV tại Trung tâm chính trị cấp huyện, bao gồm: khái niệm, nội dung và các văn bản của Đảng, Nhà nƣớc về công tác nâng cao chất lƣợng giáo dục LLCT ở Trung tâm chính trị cấp huyện.

Trong Chƣơng 1, Luận văn cũng đã trình bày sự cần thiết của công tác giáo dục lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới. Thông qua công tác giáo dục lý luận chính trị, tƣ tƣởng góp phần làm cho toàn Đảng thống nhất mục tiêu lý tƣởng, Cƣơng lĩnh, đƣờng lối, khắc phục mọi biểu hiện suy thoái chính trị, tƣ tƣởng trong Đảng và trong xã hội. Đồng thời, góp phần nâng cao ý thức tự giác tu dƣỡng rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng, khắc phục chủ nghĩa cá nhân trong đội ngũ cán bộ, đảng viên. Đồng thời, giáo dục lý luận chính trị góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên luôn kiên định lập trƣờng của Đảng, có năng lực tổ chức, tập hợp, động viên, giáo dục, thuyết phục quần chúng; có năng lực tổ chức thực hiện thắng lợi đƣờng lối, nghị quyết của Đảng. Trên cơ sở lý luận mang tính định hƣớng để chúng tôi tiến hành nghiên cứu thực trạng giáo dục LLCT cho HV ở Chƣơng 2 và xây dựng các giải pháp nâng cao chất lƣợng giáo dục LLCT ở Trung tâm chính trị huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định trong thời gian tới.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG GIÁO DỤC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ TẠI TRUNG TÂM CHÍNH TRỊ HUYỆN VÂN CANH,

TỈNH BÌNH ĐỊNH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị tại trung tâm chính trị huyện vân canh, tỉnh bình định (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)