7. Kết cấu của Luận văn
2.3.2. Thực trạng về quản lý hoạt động dạy của giảng viên
Kết quả khảo sát ở Bảng 2.2 , công tác quản lý giờ giấc ra vào lớp của GV, đảm bảo giảng dạy đúng thời lƣợng yêu cầu, không vào trễ, ra sớm đƣợc Trung tâm CT huyện thực hiện khá tốt. Có 86,25% CBLĐ-QL và 64,71% GV nhận xét việc này đƣợc tiến hành thƣờng xuyên, 73,75% CBLĐ-QL và 52,94 % và GV đánh giá tốt.
Việc dự giờ định kỳ và đột xuất để có cơ sở đánh giá giờ dạy của GV
đƣợc Trung tâm CT huyện quan tâm thực hiện, nhƣng chƣa đƣợc thƣờng xuyên, có 72,50% CBLĐ-QL và 76,47% GV. Kết quả thực hiện cũng đƣợc đánh giá ởcác mức độ khác nhau. Nguyên nhân của thực trạng này là do kế hoạch công tác chuyên môn của GV kiêm chức thƣờng xuyên bận rộn, khó sắp xếp thời gian tham dự cũng nhƣ đầu tƣ cho các buổi dự giờ. Vấn đề này vừa mang yếu tố khách quan vừa mang yếu tố chủ quan vì cũng nhƣ các Trung tâm CT khác trên địa bàn tỉnh Bình Định, Trung tâm CT huyện chƣa có quy chế quản lý đội ngũ GV kiêm chức, việc tham dự các hoạt động sinh hoạt chuyên môn chƣa trở thành nhiệm vụ bắt buộc với họ.
Việc xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ GV, phần lớn GV (64,71%) đánh giá là không đƣợc tiến hành thƣờng xuyên và một số ít GV (5,88%) đánh giá là không thực hiện. Thực tế đó dẫn đến kết quả đạt đƣợc theo mức độ khá theo đánh giá của các GV là 64,71% và trung bình là 11,76%. Kế hoạch bồi dƣỡng GV của Trung tâm CT huyện không đƣợc xây dựng vào đầu năm mà chỉ khi cấp trên có thông báo chiêu sinh các lớp có liên quan thì Trung tâm mới lập danh sách gửi đi theo yêu cầu. Thực tế cho thấy, thời gian qua các lớp bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ dành cho đội ngũ GV của Trung tâm CT huyện rất ít đƣợc tổ chức; đặc biệt là bồi dƣỡng về chuyên ngành sƣ phạm thì ít đƣợc quan tâm mặc dù Trung tâm cũng đã nhiều lần kiến nghị. Chính vì thế, các GV, GV kiêm chức của Trung tâm CT huyện chƣa có nhiều cơ hội để nâng cao trình
độ về chuyên môn và nghiệp vụ sƣ phạm để đáp ứng tốt hơn yêu cầu ngày càng cao của công tác giảng dạy.
Trung tâm CT huyện thời gian qua cũng có tổ chức thăm dò ý kiến của HV về giờ dạy của GV; tuy nhiên qua kết quả phiếu thăm dò ý kiến, chúng tôi thu đƣợc mức độ chƣa đƣợc thực hiện thƣờng xuyên là 75% của CBLĐ-QL và 70,59% của GV; còn kết quả đánh giá ở mức khá là 63,75% của CBLĐ- QL và 82,35% của GV. Nếu việc này đƣợc tiến hành thƣờng xuyên hơn và nội dung phiếu thăm dò đuợc thiết kế tốt thì sẽ phát huy đƣợc hiệu quả rất lớn trong việc quản lý hoạt động dạy học của GV. Những đánh giá của HV giúp cho GV điều chỉnh đƣợc PPDH cho phù hợp.
Việc kiểm tra giáo án của GV cũng chƣa đƣợc tiến hành thƣờng xuyên, có hơn 82,35% GV đánh giá mức độ thực hiện chỉ là thỉnh thoảng và 52,94% ý kiến đánh giá kết quả thực hiện ởmức độ khá. Việc kiểm tra, thẩm định giáo án sẽ giúp cho các GV kịp thời điều chỉnh những sai sót trong quá trình chuẩn bị bài giảng, góp phần nâng cao chất lƣợng giờ dạy. Nguyên nhân của tình trạng này là GV kiêm chức công việc nhiều nên chỉ chuẩn bị nội dung giảng chớ chƣa soạn giáo án theo hƣớng dẫn của Ban Tuyên giáo TW và chƣa đƣợc phê duyệt giáo án theo quy định.
Song song với quản lý chuẩn bị giờ lên lớp, Trung tâm CT huyện cũng quan tâm đến việc triển khai đổi mới PPDH cho GV. Có 56,25% CBLĐ-QL và 47,06% GV đánh giá mức độ thực hiện thƣờng xuyên.
Bảng 2.2 : Thực trạng quản lý hoạt động dạy của giảng viên
T
T Nội dung quản lý
MỨC ĐỘ THỰC HIỆN (%) KẾT QUẢ THỰC HIỆN (%)
Thƣờng xuyên Thỉnh thoảng Không thực
hiện Tốt Khá Trung bình Chƣa tốt
CBLĐ- QL Giảng viên CBLĐ -QL Giảng viên CBLĐ -QL Giảng viên CBLĐ -QL Giảng viên CBLĐ -QL Giảng viên CBLĐ -QL Giảng viên CBLĐ- QL Giảng viên
1 Kiểm tra quản lý giờ giấc ra vào lớp, đảm bảo giảng
viên thực hiện đúng thời lượng giảng dạy 86.25 64.71 13.75 35.29 0 0 73.75 52.94 26.25 47.06 0 0 0
2 Thực hiện kế hoạch dự giờ định kỳ và đột xuất đánh
giá chất lượng giờ dạy của giảng viên 27.50 23.53 72.50 76.47 0 0 23.75 17.65 76.25 82.35 0 0 0
3 Có kế hoạch bồi dưỡng, nâng cao chuyên môn,
nghiệp vụ cho đội ngũ giảng viên 48.75 29,41 51.25 64.71 0 5,88 40.00 23.53 60.00 64.71 0 11.76 0
4 Trưng cầu ý kiến của học viên về chất lượng giảng
dạy của giảng viên thông qua các phiếu điều tra 25.00 29.41 75.00 70.59 0 0 36.25 17.65 63.75 82.35 0 0 0
5 Quản lý, kiểm tra giáo án của giảng viên 23.75 17.65 76.25 82.35 0 0 46.25 47.06 47.50 52.94 6.25 0 0 6 Triển khai vấn đề đổi mới phương pháp dạy học
trong đội ngũ giảng viên 56.25 47.06 43.75 52.94 0 0 46.25 58.82 45.00 35.29 8.75 5.88 0
7 Quản lý việc kiểm tra đánh giá học viên 86.25 70.59 13.75 29.41 0 0 68.75 52.94 31.25 47.06 0 0 0 8 Phân công giảng viên phù hợp với chuyên môn,
năng lực cá nhân 87.50 76.47 12.50 23.53 0 0 71.25 70.59 28.75 29.41 0 0 0
9 Tổ chức tọa đàm, sinh hoạt chuyên môn để các gảng
Đối với kết quả thực hiện thì có 46,25% CBLĐ-QL đánh giá ở mức độ tốt và 58,82% GV đánh giá ở mức độ khá; vẫn còn có 8,75% CBLĐ-QL và 5,88% GV đánh giá đạt ở mức độ trung bình. Điều này chứng minh cả CBLĐ- QL và GV đều ý thức đƣợc tầm quan trọng của việc đổi mới PPDH.
Quản lý khâu kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HV cũng đƣợc 86,25% CBLĐ-QL và 70,59 GV đánh giá đƣợc tiến hành thƣờng xuyên; có 68,75% CBLĐ-QL và 52,94 GV đánh giá mức độ tốt. Điều này phù hợp với nhận thức về đổi mới PPDH, bởi vì cách kiểm tra, đánh giá có ý nghĩa quyết định đến cách dạy và học. Việc tổ chức kiểm tra đánh giá đƣợc tiến hành nghiêm túc, cách thức ra đề linh hoạt hƣớng đến phát huy tính tích cực, chủ động của HV, hạn chế tối đa hình thức học đối phó, học vẹt lấy điểm.
Phân công GV đúng chuyên môn, sở trường là nội dung quản lý đƣợc đánh giá rất cao, có đến 87,50% CBLĐ-QL và 76,47% GV đánh giá thực hiện thƣờng xuyên. Đây là ƣu điểm lớn trong công tác quản lý hoạt động dạy học ở Trung tâm CT huyện và cũng là yếu tố quyết định đến chất lƣợng dạy học. Bố trí GV phù hợp với chuyên môn, sở trƣờng công tác mới phát huy tốt đƣợc khả năng của bản thân, hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy.
Tổ chức tọa đàm, sinh hoạt chuyên môn cũng là một mối quan tâm của CBLĐ-QL và GV. Có 72,50% CBLĐ-QL và 70,59% GV đánh giá ở mức độ không thƣờng xuyên. Chỉ tiêu thi đua hằng năm có nội dung công tác này, tuy nhiên do điều kiện thực tế nên Trung tâm CT huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định chỉ tổ chức một năm 1 lần vào dịp tổng kết năm. Đây là một tồn tại lớn ở Trung tâm cần đƣợc khắc phục để thực sự đƣa các buổi tọa đàm thành một diễn đàn phân tích tìm nguyên nhân và đề ra hƣớng khắc phục những vấn đề tồn tại trong hoạt động dạy học ở đơn vị.