7. Kết cấu của Luận văn
2.1.1. Khái quát về huyện Vân Canh tỉnh Bình Định
Vị trí địa lý, cư dân và tình hình kinh tế - xã hội huyện Vân Canh
Vân Canh là một huyện miền núi nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Bình Định, cách trung tâm thành phố Quy Nhơn khoảng 40 km. Tổng diện tích đất tự nhiên trên toàn huyện là 800km.
Huyện Vânn Canh có địa hình tƣơng đối phức tạp, chia cắt mạnh, độ chênh lệch cao lớn, thấp dần từ Đông sang Tây và từ Bắc vào Nam. Đông giáp huyện Tuy Phƣớc và thành phố Quy Nhơn, Tây giáp huyện Kông Chơro (tỉnh Gia Lai), phía Nam giáp huyện Đồng Xuân (Phú Yên), phía Bắc giáp huyện Tây Sơn và An Nhơn. Toàn huyện đƣợc chia thành 07 đơn vị hành chính 01 thị trấn và 06 xã, với 48 thôn/ làng, trong đó có 04 xã đặc biệt khó khăn thuộc diện 135 của Chính phủ. Cộng đồng dân cƣ ở Vân Canh chủ yếu gồm 3 dân tộc: Chăm, Bana và Kinh, tổng dân số hiện nay là 27.400 ngƣời.
Với vị trí địa lý thuận lợi nằm ở gần trung tâm thành phố và các trung tâm kinh tế lớn của tỉnh bên cạnh đó về điều kiện giao thông hiện tại cơ bản đã kết nối với các địa phƣơng lân cận nên huyện Vân Canh khá thuận lợi trong việc giao lƣu, phát triển kinh tế - xã hội.
Về kinh tế, Vân Canh là huyện miền núi nghèo theo Quyết định 135 của Chính phủ, cơ sở hạ tầng chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của đời sống nhân dân, nhất là đƣờng giao thông, điện, thủy lợi. Nông nghiệp là ngành kinh tế chính của huyện với trên 85% dân số sống bằng nghề nông nhƣng là ngành tiểu nông manh mún, sản xuất mang nặng tính chất tự túc tự cấp, kinh tế hàng hóa tuy có chuyển biến nhƣng chƣa phát triển nhất là ở các xã vùng xa. Toàn huyện chƣa có hai cụm công nghiệp và một vài công ty sản xuất, chế biến
hàng nông, lâm nghiệp. Lao động nông nghiệp chiếm đa số nhƣng hàng năm nông dân chủ yếu trồng 1 vụ lúa, 1 vụ hoa màu nhƣng chƣa đại trà, chƣa sử dụng hết tiềm năng của đất nông nghiệp hiện có. Phần lớn đất canh tác là ruộng thiếu độ phì nhiêu, tƣới tiêu chủ yếu phụ thuộc vào thiên nhiên, sản lƣợng lƣơng thực hiện nay chỉ đạt đƣợc 620kg thóc/ngƣời/năm. Thu chi ngân sách của huyện mất cân đối lớn, hàng năm bội chi luôn lớn hơn bội thu. Các ngành dịch vụ, xây dựng cơ bản còn yếu, phát triển chậm chƣa trở thành động lực thúc đẩy các hoạt động khác.
Về xã hội, trong những năm qua có sự chuyển biến tích cực. Từ khi triển khai Nghị quyết TW 5 (khóa VIII), các cấp ủy Đảng, chính quyền và đoàn thể đã quan tâm chỉ đạo và thực hiện có hiệu quả hơn. Các lễ hội truyền thống của bà con các dân tộc đƣợc bảo tồn và phát huy, góp phần tăng thêm tình yêu đối với quê hƣơng và lòng tự hào dân tộc.
Các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao đƣợc đẩy mạnh, công tác truyền thông luôn bám sát các nhiệm vụ chính trị của địa phƣơng, giúp các cấp ủy Đảng và chính quyền giải quyết kịp thời một số vấn đề còn bất cập trong đời sống xã hội. Hiện nay có 07/07 xã, thị trấn của huyện đƣợc phủ sóng truyền hình, internet và điện lƣới quốc gia. Đây là những điều kiện cơ bản góp phần nâng cao đời sống tinh thần nói riêng và trình độ dân trí nói chung của nhân dân các dân tộc huyện nhà.
Sự nghiệp GD&ĐT đƣợc phát triển cơ bản. Theo tinh thần Nghị quyết TW 8 (khóa XI) Về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, ngành giáo dục của huyện không ngừng phấn đấu để đáp ứng nhu cầu thực tiễn đặt ra. Hiện nay, toàn huyện có 50% trƣờng học đạt chuẩn quốc gia, công tác xã hội hóa giáo dục tiếp tục phát huy. Phong trào dạy học hƣớng đến nâng cao chất lƣợng và chú trọng giáo dục kĩ năng sống cho ngƣời học. Tỉ lệ học sinh tốt nghiệp THPT và thi đỗ vào các trƣờng đại học, cao đẳng hàng năm đƣợc nâng cao. Công tác phổ cập giáo dục tiểu học và xóa mù chữ đạt mục tiêu đề ra, toàn huyện hoàn thành xong việc phổ cập giáo dục THCS.
2.1.2. Nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng LLCT cho cán bộ, đảng viên và nhân dân huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định hiện nay
Đảng bộ huyện Vân Canh từ khi tách huyện cho đến nay, trải qua 40 năm xây dựng, trƣởng thành và phát triển, Đảng bộ huyện đã có những đóng
góp to lớn trong việc lãnh đạo nhân dân các dân tộc đoàn kết, giữ vững an nin chính trị và phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.
Tính đến ngày 31/12/2020, toàn Đảng bộ huyện Vân Canh có 44 tổ chức cơ sở Đảng trong đó có 10 đảng bộ, 135 chi bộ trực thuộc với 1.983 đảng viên, tăng 418 đảng viên so với năm 2016. Số lƣợng đảng viên tăng lên trong những năm qua đã minh chứng cho công tác xây dựng và phát triển đảng ở các cơ sở Đảng của huyện Vân Canh thực hiện tốt, góp phần vào việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết 22-NQ/TW ngày 02/02/2008 của Ban Chấp hành TW Đảng (khóa X) Về nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ. Đồng thời thúc đẩy nhân dân trong toàn huyện phấn đấu đạt đƣợc các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết Đại hội lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2015 - 2020 của Đảng bộ huyện Vân Canh đề ra.
Với các tổ chức cơ sở Đảng và số lƣợng đảng viên hiện có của Đảng bộ huyện Vân Canh đặt ra nhu cầu thực tế là cần phải có kế hoạch tổ chức bồi dƣỡng về LLCT cho họ một cách thƣờng xuyên.
Hiện nay toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đang tiếp tục sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc. Nhiệm vụ chính trị trong thời kỳ mới hết sức nặng nề. Bên cạnh những thuận lợi, đất nƣớc còn phải đƣơng đầu với không ít khó khăn, thách thức. Tình hình thế giới và trong nƣớc có nhiều biến động phức tạp. Không ít những vấn đề lý luận và thực tiễn đặt ra trong quá trình đổi mới đất nƣớc chƣa đƣợc tổng kết kịp thời hoặc chƣa đủ sáng tỏ, còn những ý kiến khác nhau cả trên vấn đề cụ thể cũng nhƣ trên một số vần đề cơ bản.
Mặt khác, các thế lực thù địch đang tăng cƣờng chống phá cách mạng nƣớc ta trên cả lĩnh vực lý luận và thực tiễn. Chúng triệt để sử dụng kinh tế làm điều kiện ép ta thay đổi về chính trị; tìm cách móc nối với các đối tƣợng cơ hội chính trị, bất mãn trong nƣớc; lợi dụng chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền”, “dân tộc”, “tôn giáo”, “chống tham nhũng, tiêu cực” để kích động chống đối, chia rẽ nội bộ, xuyên tạc, phủ định mục tiêu lý tƣởng, con đƣờng của cách mạng Việt Nam, phủ định sự lãnh đạo của Đảng.
Trong tình hình ấy, cán bộ, đảng viên phải luôn vững vàng về tƣ tƣởng chính trị, thống nhất nhận thức, ý chí và hành động trên nền tảng tƣ tƣởng của
Đảng là chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, Cƣơng lĩnh, đƣờng lối chính trị của Đảng. Công tác giáo dục LLCT cho cán bộ, đảng viên và toàn dân không ngừng đƣợc nâng cao chất lƣợng và hiệu quả.
Thực hiện Kết luận Số 57-KL/TW ngày 8/3/2013 của Ban Bí thƣ TW
Về tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng LLCT cho cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp; Chỉ thị số 10-CT/TU ngày 27/6/2014 của Ban Thƣờng vụ Tỉnh ủy Bình Định Về tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng trong giai đoạn mới, hàng năm Huyện ủy Vân Canh đã xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng LLCT cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trên địa bàn huyện. Nội dung giáo dục, bồi dƣỡng LLCT cho cán bộ, đảng viên và nhân dân trên địa bàn huyện tập trung vào những vấn đề cơ bản sau:
- Chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh.
- Các văn bản về chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc.
- Giáo dục nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, kiến thức và năng lực thực tiễn của cán bộ, đảng viên và nhân dân, thực hiện thắng lợi việc
Học tập tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh, Nghị quyết TW 4 (khóa XI, XII) Về một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay, góp phần ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tƣ tƣởng chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân.
+ Giáo dục, nâng cao cảnh giác, chống các âm mƣu, thủ đoạn và hành động “diễn biến hoà bình” gây bạo loạn, lật đổ và răn đe quân sự của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch.
Để đảm bảo thực hiện đƣợc mục tiêu đào tạo, bồi dƣỡng LLCT giai đoạn 2016 - 2020 của địa phƣơng, Huyện ủy Vân Canh đã xây dựng kế hoạch nhu cầu đào tạo, bồi dƣỡng về LLCT cụ thể nhƣ sau:
-Bồi dƣỡng đối tƣợng kết nạp Đảng: 09 lớp. - Bồi dƣỡng đảng viên mới: 04 lớp
- Bồi dƣỡng LLCT và nghiệp vụ của Mặt trận và đoàn thể cơ sở: 08 lớp. - Bồi dƣỡng chuyên đề: 6 lớp.
- Bồi dƣỡng kiến thức quốc phòng - an ninh cho đối tƣợng 4: 04 lớp - Bồi dƣỡng công tác kiểm tra và công tác xây dựng đảng: 05 lớp - Hệ sơ cấp: 04 lớp
- Hệ Trung cấp LLCT - Hành chính (Mở tại huyện): 02 lớp
2.2. Thực trạng hoạt động đào tạo, bồi dƣỡng LLCT của Trung tâm chính trị huyện Vân Canh giai đoạn 2016 - 20202. chính trị huyện Vân Canh giai đoạn 2016 - 20202.
2.2.1. Thực trạng công tác lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm tạo, bồi dưỡng hàng năm
Công tác lập kế hoạch bồi dƣỡng hàng năm có tác động và quyết định lớn nhất đến chất lƣợng của các lớp bồi dƣỡng LLCT cho cán bộ, đảng viên ở cơ sở. Với cách nhìn nhận khác nhau về xây dựng kế hoạch, tùy theo góc độ tiếp cận, song chúng ta có thể hiểu rằng xây dựng kế hoạch là một quá trình thu thập, phân tích và xử lý thông tin một cách có hệ thống nhằm xác định mục tiêu, phân bổ các nguồn lực, thời gian và các phƣơng án thực hiện nhằm đạt đƣợc mục tiêu cho một hoạt động của tổ chức.
Nhận thức đƣợc điều đó, lãnh đạo Trung tâm BDCT huyện xác định phải phối hợp với Ban Tổ chức và Ban Tuyên giáo Huyện ủy để xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng LLCT hàng năm trình Ban Thƣờng vụ Huyện ủy phê duyệt. Kế hoạch hóa càng khoa học, cụ thể thì việc điều hành càng nhẹ nhàng và đạt hiệu quả cao. Kế hoạch hóa công tác đào tạo, bồi dƣỡng LLCT phải gắn liền với công tác phát triển, quy hoạch cán bộ ở cơ sở. Kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng LLCT là nhằm nâng cao trình độ lý luận cho đội ngũ cán bộ nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị của các đơn vị cơ sở và của cả huyện trong từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội.
Kế hoạch hóa công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ là chức năng của Ban Tổ chức Huyện ủy căn cứ vào quy hoạch, nhu cầu đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, đảng viên ở cơ sở. Trên cơ sở kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng đã đƣợc phê duyệt Trung tâm chính trị xây dựng kế hoạch mở lớp và triển khai thực hiện
Hiện nay, Trung tâm đang thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, đảng viên ở cơ sở theo Quyết định số 1245/QĐ-UBND, ngày 29/9/2015 của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Về việc phê duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã giai đoạn 2015 - 2020 trên địa bàn tỉnh Bình
Định. Để thực hiện nhiệm vụ này, Ban Thƣờng vụ Huyện ủy đã phê duyệt kế hoạch đào tạo bồi dƣỡng hàng năm có chức năng định hƣớng về mục tiêu, tiến độ và nội dung đào tạo, bồi dƣỡng.
Sau khi tập hợp và cân đối dựa trên các căn cứ cụ thể, Ban Tổ chức Huyện ủy phối hợp với Ban Tuyên giáo Huyện ủy và Trung tâm chính trị huyện lập kế hoạch năm trình Ban Thƣờng vụ Huyện ủy phê duyệt. Sau khi kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng đƣợc Ban Thƣờng vụ Huyện ủy phê duyệt giao cho Trung tâm chính trị huyện triển khai thực hiện.
Nhƣ vậy, việc xây dựng kế hoạch mở lớp đào tạo, bồi dƣỡng LLCT của Trung tâm cũng chỉ mang tính tƣơng đối, còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nên việc tổ chức thực hiện kế hoạch phải điều chỉnh thƣờng xuyên, đôi lúc làm cho Trung tâm bị động trong hoạt động.
2.2.2. Thực trạng chương trình, kế hoạch và nội dung dạy học
Đối với chƣơng trình giảng dạy tại Trung tâm CT huyện, Ban Tuyên giáo TW, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy có quy định cụ thể đối với mỗi loại hình lớp. Các chƣơng trình đƣợc thiết kế phù hợp với năng lực, trình độ, năng lực, kinh nghiệm thực tiễn của cán bộ tại cơ sở. Trung tâm phải bám sát vào các chƣơng trình do Ban Tuyên giáo TW quy định về thời lƣợng, nội dung, phƣơng pháp. Việc thực hiện đúng nội dung dạy học tạo ra sự đồng bộ, nhịp nhàng trong hoạt động giáo dục LLCT cho cán bộ cơ sở của huyện.
Về việc thực hiện kế hoạch, Trung tâm thực hiện khá tốt việc xây dựng và tổ chức thực hiện các lớp đào tạo, bồi dƣỡng. Hàng năm, Trung tâm đều xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng phù hợp với tình hình thực tế của địa phƣơng, trình Ban Thƣờng vụ Huyện ủy phê duyệt. Ngoài ra, tùy vào điều kiện cụ thể, Trung tâm CT huyện Vân Canh tham mƣu tổ chức các lớp ngoài kế hoạch để đáp ứng yêu cầu về nâng cao trình độ chính trị, nghiệp vụ cho các địa phƣơng trên địa bàn. Ban Giám đốc và các bộ phận chức năng của Trung tâm căn cứ vào kế hoạch mở lớp của năm, chỉ đạo, triển khai cụ thể hóa kế hoạch theo từng tháng, quý.
Hoạt động dạy học ở các lớp đào tạo, bồi dƣỡng ở Trung tâm mang tính đặc thù cao; vì vậy, nội dung dạy học đƣợc quy định rõ ràng, chặt chẽ và đại đa số GV, GV kiêm chức tuân thủ nghiêm túc các quy định này. Bên cạnh những tài liệu chính thống do Ban Tuyên giáo TW biên soạn, các GV còn
tham khảo thêm các chỉ thị, nghị quyết...của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc và những đặc điểm tình hình của địa phƣơng để làm phong phú thêm nội dung bài giảng. Thông qua việc giảng dạy các lớp đào tạo, bồi dƣỡng ở Trung tâm CT góp phần nâng cao chất lƣợng hoạt động của cán bộ các địa phƣơng, đơn vị trong huyện.
2.2.3. Thực trạng về hoạt động giảng dạy của giảng viên
GV là một trong những yếu tố có vai trò quyết định đến chất lƣợng của các lớp đào tạo, bồi dƣỡng. Nhận thức rõ điều đó, hàng năm Trung tâm CT huyện quan tâm đến công tác phát triển đội ngũ GV chuyên trách và GV kiêm chức.
Hiện nay, Trung tâm CT huyện có 17 GV tham gia giảng dạy. Trong đó, GV chuyên trách là 03, GV kiêm chức là 14, GV nữ 06, lực lƣợng GV chuyên trách chiếm tỷ lệ nhỏ trong đội ngũ GV là một khó khăn của Trung tâm. Lực lƣợng GV kiêm chức là các cán bộ lãnh đạo, thuộc các ban, ngành, đoàn thể của huyện nên thƣờng xuyên bận công tác, phải ƣu tiên cho việc lãnh đạo, chỉ đạo công tác chuyên môn trƣớc công tác giảng dạy. Chính vì thế, Trung tâm thƣờng bị động trong việc tổ chức các lớp, nhất là các lớp phối hợp vì lịch giảng dạy phụ thuộc vào kế hoạch công tác chuyên môn của