Kiến thức của ĐTNC về tập vận động sau phẫu thuật thay khớp háng

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả hướng dẫn tập vận động của người bệnh sau phẫu thuật thay khớp háng tại bệnh viện đa khoa tỉnh thanh hóa năm 2021 (Trang 58 - 62)

và sau can thiệp

nay quan điểm về thay khớp háng đã thay đổi, tập vận động phục hồi chức năng càng sớm càng dễ đạt được tầm vận động khớp tối đa và tránh được các biến chứng do nằm lâu. Khi hỏi người bệnh về thời điểm nên tiến hành tập vận động phục hồi chức năng sau phẫu thuật thay khớp háng có 18,2% người bệnh chọn thời điểm tiến hành tập vận động là sau phẫu thuật ngày thứ 1. Tỉ lệ này thấp hơn một chút so với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Thùy [23] có 24,2% và Topçu S.Y 30,6% người bệnh bắt đầu tập vận động sau phẫu thuật ngày thứ nhất, ngoài ra kết quả nghiên cứu của chúng tôi còn cho thấy đa số người bệnh chọn thời điểm để bắt đầu tập vận động từ ngày thứ 3 sau phẫu thuật chiếm 49,1%. Nghiên cứu của chúng tôi có kết quả như trên và có sự khác biệt như vậy là do vận động của người bệnh còn phụ thuộc rất nhiều vào nỗ lực bản thân người bệnh, nhiều người bệnh sợ đau, mệt mỏi nên không dám tập vận động. Bên cạnh đó theo nghiên cứu thường người bệnh đau nhiều nhất trong 3 ngày đầu sau phẫu thuật [23], tuy nhiên sau can thiệp tỉ lệ người bệnh chọn ngày thứ 1 sau phẫu thuật là thời điểm bắt đầu tập vận động tăng lên chiếm 80%. Sau can thiệp tỉ lệ người bệnh trả lời đúng đạt 80%. Thực tế chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật thay khớp háng cho thấy: người bệnh sau phẫu thuật thường nằm bất động tại giường, hạn chế vận động do đau vết mổ và nhận được ít sự hỗ trợ về tập vận động từ NVYT trong giai đoạn đầu, sự e ngại từ phía người bệnh và hậu quả của tình trạng này xuất hiện các biến chứng sau mổ như: huyết khối tĩnh mạch chi dưới, loét ép vùng tì đè dẫn đến chậm hồi phục. Việc không nắm được chính xác thời điểm tiến hành tập vận động sau phẫu thuật TKH làm giảm khả năng phục hồi, kéo dài thời gian nằm viện. Nên việc tuyên truyền hay hướng dẫn về thời điểm tiến hành tập vận động cho người bệnh sau phẫu thuật TKH là hết sức quan trọng.

Kiến thức về mục đích việc tập vận động: trước can thiệp chỉ có 16,4% người bệnh trả lời đúng ≥ 3 ý. Trong đó, đa số người bệnh lựa chọn tập vận động giúp cải thiện tầm vận động khớp và tăng cường sức cơ 47,3%, 52,7% chỉ có 18,2% người bệnh trả lời tập vận động giúp giảm đau, sưng nề và 29,1% tin rằng tập vận động giúp phòng chống tắc mạch. Sau can thiệp tỉ lệ người bệnh trả lời đúng ≥ 3 ý tăng lên 47,3%. Đa số người bệnh vẫn lựa chọn tập vận động nhằm mục đích giúp cải thiện

tầm vận động khớp 67,3% và tăng cường sức cơ 61,8%. Khi người bệnh hiểu đúng mục đích, tầm quan trọng của việc tập vận động sau phẫu thuật TKH thì họ sẽ tích cực hơn trong việc tập luyện.

Về nội dung tập vận động (các bài tập): Có nhiều bài tập phục hồi chức năng sau phẫu thuật TKH, các bài tập sau đây do Viện Hàn lâm các phẫu thuật viên của Hoa Kỳ (AAOS) soạn thảo: gấp duỗi cổ chân, co cơ tứ đầu đùi, gấp duỗi gối, dạng khép háng và nâng chân đã được các tác giả áp dụng tại Việt Nam trong một số nghiên cứu đánh giá như nghiên cứu của Hà Hoàng Kiệm và Lương Anh Thơ [8], Nguyễn Thanh Điều và cộng sự tại bệnh viên TƯQĐ 108 [22], Nguyễn Thu Thủy năm 2020 [24] cũng được thực hiện tại bệnh viện TƯQĐ 108. Các bài tập tuy tương đối đơn giản, dễ tập nhưng mang lại hiệu quả rất tốt trong việc phục hồi vận động của người bệnh sau thay khớp háng. Trong nghiên cứu của chúng tôi trước can thiệp Việc hiểu biết của người bệnh về các bài tập giúp cho người bệnh biết được những bài tập nào có lợi cho sự hồi phục của họ. Trước can thiệp tỉ lệ người bệnh lựa chọn ≥ 3 động tác đạt 25,5% trong đó có 63,6% người bệnh lựa chọn tập động tác dạng, khép háng cà chỉ có 21,8% người bệnh lựa chọn tập động tác co cơ đùi, sau can thiệp tỉ lệ người bệnh lựa chọn ≥ 3 động tác tăng lên 61,8% số người bệnh chọn tập động tác dạng, khép háng vẫn chiếm đa số 83,6% còn lại các bài tập khác: gấp, duỗi cổ chân, co cơ đùi và nâng chân sau can thiệp cũng tăng nhưng ở mức trung bình lần lượt là 65,5%, 54,5% và 52,7%. Từ kết quả nghiên cứu này có thể cho thấy người bệnh họ nghĩ rằng tổn thương ở khớp háng nên cần phải chú tập động tác dạng, khớp háng còn ở vị trí khác không cần. Chính vì vậy NVYT cần tư vấn giải thích cho người bệnh hiểu lợi ích của từng bài tập mang lại để cho người bệnh hiểu.

Kiến thức về tần suất mỗi động tác và việc duy trì tập hàng ngày: việc thực hiện tập các động tác đều đặn và thường xuyên với cường độ phù hợp có liên quan đến hiệu quả của việc tập luyện cho người bệnh sau phẫu thuật TKH. Trong quá trình tập luyện người bệnh cần phải biết rằng cần phải tuân thủ tập luyện theo hướng dẫn với cường độ từ từ tăng dần không gắng sức, tùy vào điều kiện sức khỏe cho phép. Mỗi ngày chỉ nên tập 2- 3 lần/ngày, mỗi lần 30 phút, tập từ 10- 20 lần/ 01 động tác.

Lúc đầu tập người bệnh sẽ cảm thấy đau, không dễ chịu lắm nhưng nó sẽ thúc đẩy nhanh khả năng hồi phục và làm giảm đau sau phẫu thuật. Trước can thiệp tỉ lệ ĐTNC trả lời đúng số lần tập/ 01 động tác và duy trì bài tập hàng ngày đang còn ở mức thấp tương ứng 36,4% và 38,2%. Sau can thiệp tỉ lệ người bệnh trả lời đúng đều tăng lần lượt là 80%, 74,5%.

Trong công tác chăm sóc cho người bệnh sau phẫu thuật TKH thì chăm sóc về tư thế nằm đúng sau phẫu thuật đóng một vai trò rất quan trọng không chỉ trong giai đoạn nằm viện mà còn cả giai đoạn sau khi ra viện về nhà. Người bệnh cần chú ý nên nằm thoải mái không nên để chân bên phẫu thuật xoay vào trong vì nguy cơ dễ gây sai khớp; nên nằm nghiêng sang bên lành với gối chèn giữa hai đầu gối để tránh khép và xoay trong; khi nằm ngửa nên kê gối chèn giữa hai chân để giữ khớp háng ở vị trí trung lập (không quá dạng, không khép, không xoay ngoài quá mức) và tránh nằm một tư thế quá lâu. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy trước can thiệp tỉ lệ người bệnh chọn tư thế nằm ngửa hoặc nghiêng bên lành có chèn gối vào giữa ở mức thấp lần lượt là 32,7%, 20%. Sau can thiệp tỉ lệ này đã lần lượt tăng lên 81,8% và 85,5%.

Về dự phòng sai khớp sau phẫu thuật TKH: Người bệnh được thay khớp háng nhân tạo cần lưu ý rằng: khớp háng nhân tạo dù có tốt đến mấy cũng không thể thay thế hoàn toàn khớp háng bình thường. Vì vậy, trong luyện tập và sinh hoạt, cần lưu ý tuân thủ chặt chẽ các qui trình do nhân viên y tế hướng dẫn, đặc biệt tránh các tư thế có thể gây sai khớp nhân tạo có như vậy kết quả phẫu thuật mới thành công thực sự. Việc phòng ngừa nguy cơ sai khớp háng nhân tạo phải nên được thực hiện sớm sau phẫu thuật bằng cách NVYT cần phải hướng dẫn người bệnh đồng thời hướng dẫn cả người nhà biết 3 động tác cần tránh sau phẫu thuật là gấp háng quá 90°, bắt chéo chân phẫu thuật sang chân lành và xoay bàn chân vào trong ngoài ra cần cung cấp những hình ảnh sinh động về các động tác này có như thế người bệnh mới nhớ được. Trong kết quả nghiên cứu của chúng tôi có 14,5% người bệnh trả lời đúng cả 3 tư thế cần tránh, sau can thiệp tỉ lệ tăng lên 70,9%. Điều này có thể giải thích các động tác như cúi nhặt đồ rơi, ngồi cúi người về phía trước hoặc nằm bắt chéo chân là

những động tác gắn liền trong sinh hoạt hàng ngày của người dân Việt Nam, có thể coi như một trong những thói quen của họ. Chính vì vậy một số người bệnh vẫn còn nghĩ rằng những động tác này có thể làm sau phẫu thuật TKH.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả hướng dẫn tập vận động của người bệnh sau phẫu thuật thay khớp háng tại bệnh viện đa khoa tỉnh thanh hóa năm 2021 (Trang 58 - 62)