Nội dung hướng dẫn tập vận động

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả hướng dẫn tập vận động của người bệnh sau phẫu thuật thay khớp háng tại bệnh viện đa khoa tỉnh thanh hóa năm 2021 (Trang 27 - 29)

Ngày nay, phẫu thuật thay khớp háng đã trở nên phổ biến, nhờ kỹ thuật này mà nhiều người bệnh được phục hồi chức năng khớp háng, có thể trở lại sinh hoạt bình thường. Tuy nhiên, để đạt được kết quả tốt nhất sau phẫu thuật thay khớp háng, ngoài kỹ thuật mổ tốt, việc tập luyện phục hồi chức năng sau mổ rất quan trọng.

* Thời điểm bắt đầu tập vận động

Ngày nay quan điểm về thay khớp đã thay đổi tập PHCN càng sớm càng dễ đạt được tầm vận động khớp tối đa và tránh được các biến chứng do nằm lâu. Vì vậy, người bệnh được khuyến khích bắt đầu tập vận động sớm sau phẫu thuật (ngày thứ 1).

* Tập vận động sớm nhằm mục đích - Phòng chống huyết khối tĩnh mạch - Tăng sức mạnh cơ

- Tăng tầm vận động khớp

- Giảm đau, sưng nề chân phẫu thuật - Phòng biến chứng nằm lâu

* Nội dung tập vận động (các động tác): trong quá trình tập luyện người bệnh cần phải luyện tập các động tác sau:

- Gấp, duỗi cổ chân - Co cơ (cơ mông, cơ đùi) - Gấp, duỗi gối

- Dạng, khép háng - Nâng chân

Quá trình tập người bệnh cần tuân thủ theo hướng dẫn của NVYT người bệnh cần duy trì tập 2- 3 lần/ ngày, mỗi lần 30 phút; với mỗi bài tập cần được thực hiện từ 10- 20 lần/ 01 động tác, cường độ tăng dần và không gắng sức tập.

* Tư thế nằm sau phẫu thuật: người bệnh có thể nằm ở tư thế nằm ngửa hoặc nằm nghiêng tuy nhiên khi nằm thì người nhà, người bệnh chú ý cần chèn gối ôm vào giữa hai chân để tránh hiện tượng khép chân.

* Dự phòng sai khớp sau phẫu thuật.

Một trong những biến chứng sau thay khớp háng là sai khớp háng nhân tạo. Để tránh biến chứng này, bản thân người bệnh và gia đình cần phải nhớ tránh ba tư thế sau:

- Tránh làm các động tác gây gấp háng quá 90°: cúi xuống nhặt đồ rơi, buộc dây giày, ngồi xổm, ngồi ghế thấp.

- Tránh bắt chéo chân phẫu thuật sang chân lành: ngồi gác chân, ngồi vắt chăn, nằm bắt chéo chân.

- Tránh xoay bàn chân bên phẫu thuật vào trong: xoay bàn chân vào trong, xoay người lấy đồ vật, khép háng xoay trong bàn chân.

Sau thay khớp háng, người bệnh cần biết rằng dù chất liệu khớp nhân tạo tốt nhất cũng không bằng khớp háng bình thường. Vì vậy, trong quá trình luyện tập và sinh hoạt người bệnh cần tuân thủ chặt chẽ các bài tập do kỹ thuật viên vật lý trị liệu hướng dẫn, đặc biệt tránh các tư thế có thể gây sai khớp thì kết quả phẫu thuật mới thành công thực sự. Người bệnh cần cố gắng tập đúng, đủ các bước trong các bài tập sau đây:

Tập khớp cổ chân

Bước 1: Duỗi tối đa bàn chân giữ trong 5 giây Bước 2: Gấp tối đa bàn chân giữ 5 giây. Bước 3: Lặp lại động tác 10- 20 lần Tập co cơ tứ đầu đùi

Bước 2: Từ từ duỗi thẳng gối ép sát xuống giường sao cho căng cơ đùi giữ 5 giây

Bước 3: Lặp lại động tác 10- 20 lần

Tập gấp, duỗi gối

Bước 1: Tư thế người bệnh nằm ngửa hai chân duỗi, bàn chân vuông góc Bước 2: Từ từ nâng khớp gối lên đến mức có thể giữ trong 5 giây (không xoay khớp gối)

Bước 3: Từ từ duỗi khớp gối xuống nghỉ 5 giây Bước 4: Lặp lại động tác từ 10- 20 lần

Tập dạng khép khớp háng

Bước 1: Tư thế người bệnh nằm ngửa hai chân duỗi, bàn chân vuông góc Bước 2: Từ từ nâng chân lên dạng ra ngoài khoảng 40°

Bước 3: Từ từ khép chân trở về vị trí cũ (không khép sát chân lành) Bước 4: Lặp lại động tác từ 10- 20 lần

Tập nâng chân

Bước 1: Tư thế người bệnh nằm ngửa hai chân duỗi, bàn chân vuông góc Bước 2: Giữ chặt đùi và từ từ nâng cẳng chân lên giữ 5 giây

Bước 3: Giữ chặt đùi và từ từ hạ cẳng chân xuống Bước 4: Lặp lại động tác 10- 20 lần.

Tóm lại, Sau phẫu thuật thay khớp háng việc luyện tập rất quan trọng và góp phần không nhỏ vào thành công chung của phẫu thuật. Vì vậy, luyện tập đúng phương pháp sẽ giúp người bệnh nhanh chóng PHCN khớp háng, sớm trở lại sinh hoạt bình thường. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả hướng dẫn tập vận động của người bệnh sau phẫu thuật thay khớp háng tại bệnh viện đa khoa tỉnh thanh hóa năm 2021 (Trang 27 - 29)