Phương pháp thu thập số liệu

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả hướng dẫn tập vận động của người bệnh sau phẫu thuật thay khớp háng tại bệnh viện đa khoa tỉnh thanh hóa năm 2021 (Trang 36 - 38)

2.5.1. Công cụ thu thập số liệu

Xây dựng, thử nghiệm và hoàn thiện công cụ nghiên cứu

Bộ công cụ: câu hỏi phỏng vấn, bảng kiểm được xây dựng dựa theo hướng dẫn của Bộ Y Tế số 3109/QĐ- BYT ngày 19/08/2014 [1] về “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị chuyên ngành phục hồi chức năng”, nội dung chương trình PHCN sau phẫu thuật thay khớp háng được hai tác giả Hà Hoàng Kiệm và Lương Anh Thơ nghiên cứu xây dựng tại bệnh viện 175 và viện Chấn Thương Chỉnh Hình TP Hồ Chí Minh [8].

Các câu hỏi trong nghiên cứu được xây dựng, điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với đối tượng và địa bàn nghiên cứu. Bộ công cụ được thử nghiệm trước khi tiến hành thu thập số liệu (test thử trên 30 NB sau phẫu thuật thay khớp háng và đang nằm điều trị, những người này sẽ không tham gia vào quá trình nghiên cứu sau).

Sau giai đoạn thử nghiệm bộ công cụ đã được chỉnh sửa hoàn thiện in ấn để phục vụ cho điều tra và tập huấn.

Bộ công cụ về kiến thức, thực hành được đánh giá với cùng nội dung cho hai lần đánh giá trước can thiệp (sau phẫu thuật ngày thứ 1), sau can thiệp (trước khi ra viện).

Kiểm tra tính giá trị của thang đo

Quy trình kiểm tra tính giá trị của thang đo được thực hiện theo hướng dẫn của Polit D. F and Yang F. M 2016 [51]. Theo đó chỉ số hiệu lực (Content Validity Index- CVI) được sử dụng để đánh giá tính giá trị của thang đo. Nghiên cứu đã mời 03 chuyên gia am hiểu về vấn đề nghiên cứu kiểm tra độc lập tính giá trị về nội dung, ngôn ngữ và đáp án gợi ý trả lời của bộ công cụ thu thập số liệu. Các thành viên trong

nhóm chuyên gia được lựa chọn gồm một thạc sĩ y học ngoại khoa chuyên ngành chấn thương chỉnh hình và hai thạc sĩ điều dưỡng có kinh nghiệm, chuyên môn. Các câu hỏi trong bộ công cụ sẽ được điều chỉnh cho phù hợp theo nhận xét của các chuyên gia.

Kết quả chỉ số CVI trung bình của thang đo đạt 0,91 (phụ lục 6) cao hơn so với mức tối thiểu là 0,78 mà Pilot DF đề xuất.

Kiểm tra độ tin cậy của thang đo

Các thang đo tiến hành kiểm tra độ tin cậy gồm: kiến thức, thực hành về tập vận động sau phẫu thuật thay khớp háng.

Bước 1: tiến hành điều tra thử trên 30 người bệnh sau phẫu thuật thay khớp háng đang nằm điều trị tại khoa ngoại Chấn Thương- bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa bằng bộ câu hỏi cần kiểm tra.

Bước 2: quản lý số liệu bằng phần mềm SPSS 20.0

Bước 3: Sử dụng hệ số Cronbach’s Alpha để kiểm tra độ tin cậy của các thang đo. Kết quả hệ số Cronbach’s Alpha của kiến thức = 0,8 và thực hành = 0,8. Theo tác giả Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc [9] hệ số Cronbach’s Alpha của các thang đo không nên thấp hơn 0,6. Do đó, bộ công cụ này đạt yêu cầu về độ tin cậy. 2.5.2. Tập huấn cho điều tra viên, thống nhất cách thức thu thập số liệu.

* Đối tượng được tập huấn (điều tra viên): hai nhân viên điều dưỡng có kinh nghiệm và có chứng chỉ phục hồi chức năng làm việc tại khoa ngoại Chấn Thương- bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa.

* Nội dung tập huấn: thống nhất mục đích cuộc điều tra, nội dung các câu hỏi, nội dung các bài tập thực hành, kỹ năng phỏng vấn, kỹ năng tiếp xúc và kỹ năng hướng dẫn tập vận động.

* Thời gian, địa điểm: 01 buổi tại phòng tư vấn khoa ngoại Chấn Thương- bệnh viện đa khoa Thanh Hóa.

* Người tập huấn: nghiên cứu viên

* Ghi chú: điều tra viên cộng tác trong việc thu thập số liệu liên quan đến phần thực hành và can thiệp giáo dục hướng dẫn tập vận động. Để đảm bảo tính nhất quán trong các lần can thiệp thì mỗi lần điều tra viên tiến hành can thiệp hoặc thu thập số

liệu sẽ có sự có mặt của nghiên cứu viên cùng tham gia. 2.5.3. Tiến trình thu thập số liệu

- Bước 1: Lựa chọn những NB đủ tiêu chuẩn vào nghiên cứu và giới thiệu mục đích, ý nghĩa, phương pháp và quyền lợi của họ. Nếu đồng ý NB ký vào bản đồng thuận (phụ lục 1) và được hướng dẫn về cách trả lời các thông tin trong bộ câu hỏi, cách thực hiện các bài tập vận động.

- Bước 2: Đánh giá trước can thiệp (lần 1)

+ Đánh giá kiến thức của ĐTNC bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp thông qua bộ câu hỏi có sẵn (phụ lục 2).

+ Đánh giá thực hành của ĐTNC bằng phương pháp quan sát ĐTNC thực hiện các bài tập thông qua bảng kiểm (phụ lục 2).

- Bước 3: Can thiệp giáo dục cho ĐTNC thông qua cung cấp nội dung kiến thức, thực hành về tập vận động cho NB sau phẫu thuật TKH (phụ lục 3)

- Bước 4: Đánh giá sau can thiệp (lần 2)

Đánh giá kiến thức, thực hành của ĐTNC sau can thiệp giáo dục (trước khi ra viện) bằng bộ câu hỏi giống lần 1 (phụ lục 2)

Bộ câu hỏi gồm

Phần A: Đặc điểm nhân khẩu học của ĐTNC từ câu số A1 đến câu A6. Phần B: Đặc điểm lâm sàng của ĐTNC từ câu B1 đến câu B4

Phần C: Các câu hỏi đánh giá kiến thức của ĐTNC về tập vận động sau phẫu thuật TKH từ câu C1 đến câu C8. Trong đó các câu (C1, C4, C5 và C7) là những câu hỏi chọn một câu trả lời đúng, các câu (C2, C3, C6 và C8) là những câu hỏi nhiều lựa chọn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phần D: Bảng kiểm đánh giá thực hành của ĐTNC về tập vận động sau phẫu thuật thay khớp háng từ câu D1 đến câu D5.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả hướng dẫn tập vận động của người bệnh sau phẫu thuật thay khớp háng tại bệnh viện đa khoa tỉnh thanh hóa năm 2021 (Trang 36 - 38)