Can thiệp giáo dục sức khỏe

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả hướng dẫn tập vận động của người bệnh sau phẫu thuật thay khớp háng tại bệnh viện đa khoa tỉnh thanh hóa năm 2021 (Trang 38 - 40)

2.6.1. Mô hình can thiệp

Đối tượng nhận can thiệp: người bệnh sau phẫu thuật thay khớp háng đang nằm điều trị nội trú tại khoa ngoại chấn thương- bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa.

* Đối với can thiệp về kiến thức: nghiên cứu viên là người trực tiếp thực hiện can thiệp tư vấn giáo dục sức khỏe.

* Đối với can thiệp về thực hành: do hai cộng tác viên chính là hai nhân viên điều dưỡng đang công tác tại khoa có kinh nghiệm và đồng thời có chứng chỉ về phục hồi chức năng hướng dẫn thực hiện.

Địa điểm can thiệp: các hoạt động can thiệp được thực hiện tại buồng bệnh nơi người bệnh đang nằm điều trị thuộc khoa ngoại chấn thương- bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa.

Thời điểm thực hiện can thiệp: Sau khi thu thập số liệu lần 1 (T1) một ngày. Hàng ngày trong buổi sáng khoảng từ 7 giờ đến 9h30 phút là thời điểm diễn ra các hoạt động chăm sóc và điều trị, cụ thể như: bác sĩ đi buồng khám bệnh, tiêm truyền, thay băng vết mổ…thời gian còn lại của buổi sáng dành cho các kỹ thuật viên hướng dẫn người bệnh tập vận động phục hồi chức năng. Vì vậy, thời điểm can thiệp chủ yếu được tiến hành vào khoảng thời gian từ 9h30 phút đến 11h phút vào các buổi sáng từ thứ 2 đến thứ 6 trong tuần. Nếu trong cùng một buổi sáng mà có hai người bệnh phải tiến hành can thiệp thì chúng tôi sẽ chia ra một người bệnh can thiệp vào buổi sàng còn người kia vào buổi chiều từ 15h30 đến 17h cùng ngày.

Thời gian trung bình của một buổi can thiệp: thời gian một buổi GDSK kéo dài từ 45- 60 phút. Trong đó, thời gian để các ĐTNC đọc tài liệu 10 phút, thời gian tư vấn nội dung kiến thức 15 phút, thời gian hướng dẫn thực hành 25 phút (5 bài tập mỗi bài hướng dẫn tập trong 5 phút) và thời gian còn lại giải đáp thắc mắc 10 phút. 2.6.2. Nội dung can thiệp

Nội dung can thiệp giáo dục sức khỏe (phụ lục 3) được xây dựng dựa theo hướng dẫn của Bộ Y Tế số 3109/QĐ- BYT ngày 19/08/2014 [1] vànội dung chương trình PHCN sau phẫu thuật thay khớp háng được hai tác giả Hà Hoàng Kiệm và Lương Anh Thơ nghiên cứu xây dựng tại bệnh viện 175 và viện Chấn Thương Chỉnh Hình TP Hồ Chí Minh [8]. Nội dung can thiệp giáo dục sức khỏe bao gồm:

- Nội dung kiến thức

+ Thời điểm bắt đầu tập vận động. + Mục đích việc tập vận động.

+ Nội dung (các bài tập vận động) + Tập bao nhiêu lần/01 động tác + Duy trì tập luyện hằng ngày + Tư thế nằm đúng sau phẫu thuật + Nguy cơ sai khớp sau phẫu thuật + Các tư thế cần tránh sau phẫu thuật

- Nội dung thực hành: Hai điều dưỡng (cộng tác viên) hướng dẫn người bệnh thực hiện lần lượt các động tác: gấp, duỗi khớp cổ chân; co cơ tứ đầu đùi; gấp, duỗi khớp gối; dạng, khép khớp háng và nâng chân bên chân lành, mỗi động tác tập từ 5- 10 lần (kèm theo giải thích cho người bệnh hiểu).

2.6.3. Phương pháp can thiệp

* Tài liệu, phương tiện: can thiệp sử dụng tài liệu phát tay, tờ rơi phát cho người bệnh (phụ lục 3).

* Phương pháp can thiệp: trong nghiên cứu này chúng tôi lựa chọn phương pháp giáo dục sức khỏe trực tiếp cho từng đối tượng nghiên cứu.

* Quy trình can thiệp/ trình tự một buổi can thiệp.

- Chào hỏi, giới thiệu bản thân, hỏi thăm sức khỏe người bệnh. - Nhắc lại kết quả phỏng vấn kiến thức, thực hành lần 1. - Phát tài liệu phát tay, tờ rơi.

- Tư vấn, giải thích nhắc lại những nội dung người bệnh còn thiếu sót trong lần phỏng vấn 1.

- Hướng dẫn người bệnh tập các bài tập vận động (mỗi bài tập 3- 5 lần riêng đối với động tác: gấp, duỗi khớp gối; dạng, khép háng và nâng chân thì người can thiệp hỗ trợ không để người bệnh tự tập). trong quá trình hướng dẫn có kèm theo giải thích.

- Kết thúc buổi can thiệp: cảm ơn và hẹn đánh giá lại người bệnh trước khi ra viện.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả hướng dẫn tập vận động của người bệnh sau phẫu thuật thay khớp háng tại bệnh viện đa khoa tỉnh thanh hóa năm 2021 (Trang 38 - 40)