Tóm tắt về địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả hướng dẫn tập vận động của người bệnh sau phẫu thuật thay khớp háng tại bệnh viện đa khoa tỉnh thanh hóa năm 2021 (Trang 32)

Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa (181 Hải Thượng Lãn Ông- Phường Đông Vệ- TP Thanh Hóa) là bệnh viện hạng I, với quy mô 1200 giường bệnh. Đến nay bệnh viện có tổng số 1100 viên chức, người lao động, được phân bố ở 43 khoa, phòng, trung tâm. Với gần 500 cán bộ có trình độ đại học và trên đại học ở các chuyên ngành khác nhau, trong đó có 04 tiến sĩ y học, 38 bác sĩ CKII, 48 thạc sĩ y học, thạc sĩ dược, 119 bác sĩ đa khoa có nhiệm vụ khám, chữa bệnh cho gần 4 triệu dân trong tỉnh, hỗ trợ điều trị cho người bệnh nước bạn Lào.

Khoa ngoại Chấn Thương tiền thân là khoa Chấn Thương Chỉnh Hình được thành lập năm 1968 đến ngày 10/05/2010 được tách thành hai khoa: Khoa Ngoại Chấn Thương và Khoa Chỉnh hình – Bỏng. Là một trong 07 khoa ngoại của bệnh viện có chức năng thực hiện công tác khám, điều trị các bệnh về xương và bệnh lý về xương theo đúng qui chế chuyên môn kỹ thuật. Phẫu thuật thay khớp háng là một trong những kỹ thuật cao được triển khai thực hiện từ năm 2010 đến nay đã trở thành phẫu thuật thường quy được thực hiện tại khoa với tần suất cao, theo thống kê phòng Kế hoạch- Tổng hợp trung bình mỗi tháng có khoảng 20- 25 ca phẫu thuật thay khớp háng được thực hiện.

Công tác chăm sóc người bệnh thay khớp háng luôn được chú trọng từ khâu chuẩn bị trước phẫu thuật, chăm sóc sau phẫu thuật cho đến khi người bệnh hồi phục. Hàng ngày người bệnh được các bác sĩ đi buồng khám bệnh kiểm tra tình hình sức khỏe hồi phục sau phẫu thuật, được các điều dưỡng phòng nhắc nhở việc tập luyện tùy vào tình trạng của từng người bệnh, trước khi ra viện người bệnh được tư vấn hướng dẫn các tư thế cần tránh dự phòng sai khớp.

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu

Người bệnh sau phẫu thuật thay khớp háng đang nằm điều trị tại khoa ngoại Chấn Thương bệnh viện Đa Khoa Tỉnh Thanh Hóa trong thời gian nghiên cứu từ tháng 01/2021 đến tháng 05/2021.

2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn

- Người bệnh có chỉ định phẫu thuật thay khớp háng. - Có đầy đủ hồ sơ bệnh án, được theo dõi sau phẫu thuật. - Người bệnh có giao tiếp bình thường.

- Người bệnh đồng ý tham gia nghiên cứu. 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ

- Người bệnh già yếu, có bệnh lý kèm theo.

- Người bệnh bị khiếm khuyết về thính lực, thị lực. - Người bệnh đã được thay khớp háng một bên.

- Người bệnh đã tham gia một chương trình GDSK có nội dung tương tự. - Người bệnh không tham gia đầy đủ các hoạt động của nghiên cứu.

2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu

- Thời gian: từ tháng 01/2021 đến tháng 05/2021.

- Địa điểm: tại khoa ngoại Chấn Thương, tầng 3 nhà A6, bệnh viện Đa Khoa Tỉnh Thanh Hóa, 181 Hải Thượng Lãn Ông- Phường Tân Sơn- Thành Phố Thanh Hóa- Thanh Hóa.

2.3. Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu được thiết kế theo phương pháp “nghiên cứu can thiệp trên một nhóm đối tượng có so sánh trước- sau”.

Đánh giá trước can

thiệp

2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu. 2.4.1. Cỡ mẫu 2.4.1. Cỡ mẫu

Công thức tính cỡ mẫu được áp dụng như sau:

Trong đó:

- n: là số NB tham gia nghiên cứu

- Z(1-α) là giá trị Z thu được từ bảng Z tương ứng với giá trị α. Với lực mẫu là 90% (β= 0,1), mức ý nghĩa 95% (α= 0,05), tương đương với Z(1 -α)= 1,65 và Z(1 -β)= 1,29.

- p0 là tỉ lệ ĐTNC có kiến thức tốt trước can thiệp. Theo nghiên cứu của Kaźmierski D, Baszak A.T, Malgorzata K và cộng sự (2018) [43]: tỉ lệ ĐTNC có kiến thức đạt 30%. Do đó lấy p0= 0,3.

- p1 là tỉ lệ ĐTNC có kiến thức tốt sau can thiệp. Ước tính p1= 0,5. So sánh, bàn luận & kết luận

Hình 2.1: Sơ đồ quy trình nghiên cứu Đánh giá trước can thiệp [Kiến thức & thực hành] T1 CAN THIỆP GDSK KIẾN THỨC, THỰC HÀNH VỀ TẬP VẬN ĐỘNG CHO NB

SAU PHẪU THUẬT THAY KHỚP HÁNG

ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU NB SAU PHẪU THUẬT TKH

Đánh giá sau can thiệp [Kiến thức & thực hành] T2

Thay vào công thức trên ta tính được n= 50. Để tránh trường hợp sai sót, mất số liệu chúng tôi lấy thêm 10% và thực tế chúng tôi chọn là 55 NB

2.4.2. Phương pháp chọn mẫu

Chọn mẫu thuận tiện: chọn những người bệnh sau phẫu thuật thay khớp háng đang nằm điều trị tại khoa ngoại Chấn Thương bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa trongthời gian thu thập dữ liệu từ tháng 01/ 2021 đến tháng 05/ 2021 đáp ứng những tiêu chí chọn mẫu sẽ được chọn tham gia vào nghiên cứu cho tới khi đủ cỡ mẫu.

2.5. Phương pháp thu thập số liệu 2.5.1. Công cụ thu thập số liệu 2.5.1. Công cụ thu thập số liệu

Xây dựng, thử nghiệm và hoàn thiện công cụ nghiên cứu

Bộ công cụ: câu hỏi phỏng vấn, bảng kiểm được xây dựng dựa theo hướng dẫn của Bộ Y Tế số 3109/QĐ- BYT ngày 19/08/2014 [1] về “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị chuyên ngành phục hồi chức năng”, nội dung chương trình PHCN sau phẫu thuật thay khớp háng được hai tác giả Hà Hoàng Kiệm và Lương Anh Thơ nghiên cứu xây dựng tại bệnh viện 175 và viện Chấn Thương Chỉnh Hình TP Hồ Chí Minh [8].

Các câu hỏi trong nghiên cứu được xây dựng, điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với đối tượng và địa bàn nghiên cứu. Bộ công cụ được thử nghiệm trước khi tiến hành thu thập số liệu (test thử trên 30 NB sau phẫu thuật thay khớp háng và đang nằm điều trị, những người này sẽ không tham gia vào quá trình nghiên cứu sau).

Sau giai đoạn thử nghiệm bộ công cụ đã được chỉnh sửa hoàn thiện in ấn để phục vụ cho điều tra và tập huấn.

Bộ công cụ về kiến thức, thực hành được đánh giá với cùng nội dung cho hai lần đánh giá trước can thiệp (sau phẫu thuật ngày thứ 1), sau can thiệp (trước khi ra viện).

Kiểm tra tính giá trị của thang đo

Quy trình kiểm tra tính giá trị của thang đo được thực hiện theo hướng dẫn của Polit D. F and Yang F. M 2016 [51]. Theo đó chỉ số hiệu lực (Content Validity Index- CVI) được sử dụng để đánh giá tính giá trị của thang đo. Nghiên cứu đã mời 03 chuyên gia am hiểu về vấn đề nghiên cứu kiểm tra độc lập tính giá trị về nội dung, ngôn ngữ và đáp án gợi ý trả lời của bộ công cụ thu thập số liệu. Các thành viên trong

nhóm chuyên gia được lựa chọn gồm một thạc sĩ y học ngoại khoa chuyên ngành chấn thương chỉnh hình và hai thạc sĩ điều dưỡng có kinh nghiệm, chuyên môn. Các câu hỏi trong bộ công cụ sẽ được điều chỉnh cho phù hợp theo nhận xét của các chuyên gia.

Kết quả chỉ số CVI trung bình của thang đo đạt 0,91 (phụ lục 6) cao hơn so với mức tối thiểu là 0,78 mà Pilot DF đề xuất.

Kiểm tra độ tin cậy của thang đo

Các thang đo tiến hành kiểm tra độ tin cậy gồm: kiến thức, thực hành về tập vận động sau phẫu thuật thay khớp háng.

Bước 1: tiến hành điều tra thử trên 30 người bệnh sau phẫu thuật thay khớp háng đang nằm điều trị tại khoa ngoại Chấn Thương- bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa bằng bộ câu hỏi cần kiểm tra.

Bước 2: quản lý số liệu bằng phần mềm SPSS 20.0

Bước 3: Sử dụng hệ số Cronbach’s Alpha để kiểm tra độ tin cậy của các thang đo. Kết quả hệ số Cronbach’s Alpha của kiến thức = 0,8 và thực hành = 0,8. Theo tác giả Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc [9] hệ số Cronbach’s Alpha của các thang đo không nên thấp hơn 0,6. Do đó, bộ công cụ này đạt yêu cầu về độ tin cậy. 2.5.2. Tập huấn cho điều tra viên, thống nhất cách thức thu thập số liệu.

* Đối tượng được tập huấn (điều tra viên): hai nhân viên điều dưỡng có kinh nghiệm và có chứng chỉ phục hồi chức năng làm việc tại khoa ngoại Chấn Thương- bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa.

* Nội dung tập huấn: thống nhất mục đích cuộc điều tra, nội dung các câu hỏi, nội dung các bài tập thực hành, kỹ năng phỏng vấn, kỹ năng tiếp xúc và kỹ năng hướng dẫn tập vận động.

* Thời gian, địa điểm: 01 buổi tại phòng tư vấn khoa ngoại Chấn Thương- bệnh viện đa khoa Thanh Hóa.

* Người tập huấn: nghiên cứu viên

* Ghi chú: điều tra viên cộng tác trong việc thu thập số liệu liên quan đến phần thực hành và can thiệp giáo dục hướng dẫn tập vận động. Để đảm bảo tính nhất quán trong các lần can thiệp thì mỗi lần điều tra viên tiến hành can thiệp hoặc thu thập số

liệu sẽ có sự có mặt của nghiên cứu viên cùng tham gia. 2.5.3. Tiến trình thu thập số liệu

- Bước 1: Lựa chọn những NB đủ tiêu chuẩn vào nghiên cứu và giới thiệu mục đích, ý nghĩa, phương pháp và quyền lợi của họ. Nếu đồng ý NB ký vào bản đồng thuận (phụ lục 1) và được hướng dẫn về cách trả lời các thông tin trong bộ câu hỏi, cách thực hiện các bài tập vận động.

- Bước 2: Đánh giá trước can thiệp (lần 1)

+ Đánh giá kiến thức của ĐTNC bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp thông qua bộ câu hỏi có sẵn (phụ lục 2).

+ Đánh giá thực hành của ĐTNC bằng phương pháp quan sát ĐTNC thực hiện các bài tập thông qua bảng kiểm (phụ lục 2).

- Bước 3: Can thiệp giáo dục cho ĐTNC thông qua cung cấp nội dung kiến thức, thực hành về tập vận động cho NB sau phẫu thuật TKH (phụ lục 3)

- Bước 4: Đánh giá sau can thiệp (lần 2)

Đánh giá kiến thức, thực hành của ĐTNC sau can thiệp giáo dục (trước khi ra viện) bằng bộ câu hỏi giống lần 1 (phụ lục 2)

Bộ câu hỏi gồm

Phần A: Đặc điểm nhân khẩu học của ĐTNC từ câu số A1 đến câu A6. Phần B: Đặc điểm lâm sàng của ĐTNC từ câu B1 đến câu B4

Phần C: Các câu hỏi đánh giá kiến thức của ĐTNC về tập vận động sau phẫu thuật TKH từ câu C1 đến câu C8. Trong đó các câu (C1, C4, C5 và C7) là những câu hỏi chọn một câu trả lời đúng, các câu (C2, C3, C6 và C8) là những câu hỏi nhiều lựa chọn.

Phần D: Bảng kiểm đánh giá thực hành của ĐTNC về tập vận động sau phẫu thuật thay khớp háng từ câu D1 đến câu D5.

2.6. Can thiệp giáo dục sức khỏe 2.6.1. Mô hình can thiệp 2.6.1. Mô hình can thiệp

Đối tượng nhận can thiệp: người bệnh sau phẫu thuật thay khớp háng đang nằm điều trị nội trú tại khoa ngoại chấn thương- bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa.

* Đối với can thiệp về kiến thức: nghiên cứu viên là người trực tiếp thực hiện can thiệp tư vấn giáo dục sức khỏe.

* Đối với can thiệp về thực hành: do hai cộng tác viên chính là hai nhân viên điều dưỡng đang công tác tại khoa có kinh nghiệm và đồng thời có chứng chỉ về phục hồi chức năng hướng dẫn thực hiện.

Địa điểm can thiệp: các hoạt động can thiệp được thực hiện tại buồng bệnh nơi người bệnh đang nằm điều trị thuộc khoa ngoại chấn thương- bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa.

Thời điểm thực hiện can thiệp: Sau khi thu thập số liệu lần 1 (T1) một ngày. Hàng ngày trong buổi sáng khoảng từ 7 giờ đến 9h30 phút là thời điểm diễn ra các hoạt động chăm sóc và điều trị, cụ thể như: bác sĩ đi buồng khám bệnh, tiêm truyền, thay băng vết mổ…thời gian còn lại của buổi sáng dành cho các kỹ thuật viên hướng dẫn người bệnh tập vận động phục hồi chức năng. Vì vậy, thời điểm can thiệp chủ yếu được tiến hành vào khoảng thời gian từ 9h30 phút đến 11h phút vào các buổi sáng từ thứ 2 đến thứ 6 trong tuần. Nếu trong cùng một buổi sáng mà có hai người bệnh phải tiến hành can thiệp thì chúng tôi sẽ chia ra một người bệnh can thiệp vào buổi sàng còn người kia vào buổi chiều từ 15h30 đến 17h cùng ngày.

Thời gian trung bình của một buổi can thiệp: thời gian một buổi GDSK kéo dài từ 45- 60 phút. Trong đó, thời gian để các ĐTNC đọc tài liệu 10 phút, thời gian tư vấn nội dung kiến thức 15 phút, thời gian hướng dẫn thực hành 25 phút (5 bài tập mỗi bài hướng dẫn tập trong 5 phút) và thời gian còn lại giải đáp thắc mắc 10 phút. 2.6.2. Nội dung can thiệp

Nội dung can thiệp giáo dục sức khỏe (phụ lục 3) được xây dựng dựa theo hướng dẫn của Bộ Y Tế số 3109/QĐ- BYT ngày 19/08/2014 [1] vànội dung chương trình PHCN sau phẫu thuật thay khớp háng được hai tác giả Hà Hoàng Kiệm và Lương Anh Thơ nghiên cứu xây dựng tại bệnh viện 175 và viện Chấn Thương Chỉnh Hình TP Hồ Chí Minh [8]. Nội dung can thiệp giáo dục sức khỏe bao gồm:

- Nội dung kiến thức

+ Thời điểm bắt đầu tập vận động. + Mục đích việc tập vận động.

+ Nội dung (các bài tập vận động) + Tập bao nhiêu lần/01 động tác + Duy trì tập luyện hằng ngày + Tư thế nằm đúng sau phẫu thuật + Nguy cơ sai khớp sau phẫu thuật + Các tư thế cần tránh sau phẫu thuật

- Nội dung thực hành: Hai điều dưỡng (cộng tác viên) hướng dẫn người bệnh thực hiện lần lượt các động tác: gấp, duỗi khớp cổ chân; co cơ tứ đầu đùi; gấp, duỗi khớp gối; dạng, khép khớp háng và nâng chân bên chân lành, mỗi động tác tập từ 5- 10 lần (kèm theo giải thích cho người bệnh hiểu).

2.6.3. Phương pháp can thiệp

* Tài liệu, phương tiện: can thiệp sử dụng tài liệu phát tay, tờ rơi phát cho người bệnh (phụ lục 3).

* Phương pháp can thiệp: trong nghiên cứu này chúng tôi lựa chọn phương pháp giáo dục sức khỏe trực tiếp cho từng đối tượng nghiên cứu.

* Quy trình can thiệp/ trình tự một buổi can thiệp.

- Chào hỏi, giới thiệu bản thân, hỏi thăm sức khỏe người bệnh. - Nhắc lại kết quả phỏng vấn kiến thức, thực hành lần 1. - Phát tài liệu phát tay, tờ rơi.

- Tư vấn, giải thích nhắc lại những nội dung người bệnh còn thiếu sót trong lần phỏng vấn 1.

- Hướng dẫn người bệnh tập các bài tập vận động (mỗi bài tập 3- 5 lần riêng đối với động tác: gấp, duỗi khớp gối; dạng, khép háng và nâng chân thì người can thiệp hỗ trợ không để người bệnh tự tập). trong quá trình hướng dẫn có kèm theo giải thích.

- Kết thúc buổi can thiệp: cảm ơn và hẹn đánh giá lại người bệnh trước khi ra viện.

2.7. Các biến số nghiên cứu

TT Biến số Định nghĩa biến Phân

loại

Phương pháp thu thập Thông tin chung

1 Tuổi

Là tuổi của đối tượng nghiên cứu tính theo năm sinh dương lịch đến thời điểm hiện tại

Liên tục

Phỏng vấn/ bộ câu hỏi 2 Giới Giới tính của đối tượng

nghiên cứu: nam hoặc nữ

Nhị phân

Quan sát/ bộ câu hỏi 3 Nơi ở Là chỗ ở hợp pháp mà người

đó thường xuyên sinh sống

Định danh

Phỏng vấn/ bộ câu hỏi 4 Nghề nghiệp

Là nghề của đối tượng nghiên cứu thời điểm hiện tại tạo ra thu nhập chính Định danh Phỏng vấn/ bộ câu hỏi 5 Trình độ học vấn Là trình độ cao nhất mà đối tượng nghiên cứu có được

Thứ bậc Phỏng vấn/ bộ câu hỏi 6 Nguyên nhân thay khớp háng Là các bệnh lý ở khớp háng NB mắc phải dẫn đến thay khớp háng Định danh HSBA 7 Loại phẫu thuật Là loại khớp mà NB được

thay

Định

danh HSBA

8 Xi măng

Là một polymethylacrylate vật liệu nhằm gia tăng khả năng cố định khớp vào xương đùi và ổ cối Định danh HSBA 9 Bệnh lý kèm theo Là các bệnh lý kèm theo như tim mạch, tiểu đường, tăng huyết áp…

Định

danh HSBA

Kiến thức về tập vận động của NB sau phẫu thuật thay khớp háng

10

Thời điểm tiến hành tập vận động

Là thời điểm cho phép thực

hiện các bài tập phục hồi. Định

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả hướng dẫn tập vận động của người bệnh sau phẫu thuật thay khớp háng tại bệnh viện đa khoa tỉnh thanh hóa năm 2021 (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)