CHẨN ĐOÁN VIÊM GAN B CẤP: 1 Viên gan B cấp

Một phần của tài liệu HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ CÁC BỆNH LÂYTRUYỀN QUA ĐƯỜNG TÌNH DỤC (Trang 44 - 47)

3.1. Viên gan B cấp

3.1.1. Lâm sàng

- Thời gian ủ bệnh từ 1 - 6 tháng

- Chán ăn, mệt mỏi, vàng mắt, vàng da, tiểu ít sẫm màu, đau tức vùng gan. - Sốt

- Khám gan to, mềm, bờ tù, ấn tức

- Gan, diện đục gan teo nhỏ, rối loạn tinh thần.

3.1.2. Xét nghiệm

- AST, ALT tăng trên 5 lần so với giá trị bình thường

- Marker viêm gan: Viêm gan B: HBsAg(+), HBeAg(+), anti-HBc IgM(+)

3.1.3. Chẩn đoán xác định

Dựa vào: - Lâm sàng.

- Xét nghiệm: Xác định các tế bào gan bị phá hủy và các markers viêm gan B dương tính.

3.1.4. Chẩn đốn phân biệt

- Viêm gan do các vi rút khác như A, C, D, E - Viêm gan do nhiễm độc

- Viêm gan do vi khuẩn

3.2. Viêm gan B mạn3.2.1. Lâm sàng 3.2.1. Lâm sàng

- Phần lớn viêm mạn tính khơng có triệu chứng. Một số ít có các triệu chứng viêm cấp như mệt mỏi, chán ăn, đau bụng, và suy gan.

- Biểu hiện lâm sàng: Gan to. Khi bị biến chứng xơ gan có thể bị ứ nước trong bụng, vàng da, tuần hoàn bàng hệ, xuất huyết tiêu hóa (do tăng áp làm giãn tĩnh mạch cửa gan), nam giới vú lớn như vú nữ, tinh hoàn teo nhỏ.

3.2.2. Xét nghiệm

- AST, ALT tăng so với giá trị bình thường

- Marker viêm gan: Viêm gan B: HbsAg(+), HBeAg(+), anti-HBc IgM (+) - Mô bệnh học sinh thiết gan biểu hiện viêm gan vi rút mạn.

3.2.3. Chẩn đoán xác định

- HBsAg (+) > 6 tháng.

- Hoặc HBsAg (+) và tổn thương giải phẫu bệnh đặc hiệu của viêm gan vi rút mạn.

3.2.4. Chẩn đoán phân biệt

Với các viêm gan mạn do các nguyên nhân khác chủ yếu dựa vào các xét nghiệm marker viêm gan.

4. ĐIỀU TRỊ

4.1. Viêm gan B cấp4.1.1. Điều trị đặc hiệu 4.1.1. Điều trị đặc hiệu

Nói chung khơng có điều trị đặc hiệu (khơng dùng thuốc kháng vi rút). Trường hợp viêm gan nặng có thể dùng Tenoforvir hay Entercavier.

4.1.2. Điều trị hỗ trợ

4.1.2.1. Chế độ sinh hoạt và chăm sóc

- Nghỉ ngơi trong thời kỳ khởi phát và tồn phát, sau đó hoạt động nhẹ nhàng.

- Ăn giàu đạm, đường, vitamin, giảm mỡ động vật đặc biệt là các món xào, rán. Tăng cường ăn hoa quả tươi, sữa chua.

- Kiêng rượu, bia và hạn chế sử dụng các thuốc, hóa chất gây độc cho gan.

4.1.2.2. Thuốc điều trị đối với thể nặng

- Dịch đẳng trương: Glucose 5%, NaCl 0.9%

- Khi transaminase tăng cao: có thể sử dụng một trong các loại thuốc sau: Biphenyl Dimethyl Dicarboxylat, Silymarin, Phosphatidylcholin.

- Khi có tăng Bilirubin máu: có thể sử dụng một trong các loại thuốc sau: Chophytol, Ursodesoxycholic, Ademethionin,…

- Khi NH3 máu tăng: L ornithin-L aspartat, Lactulose, kháng sinh đường uống (neomycin) - Điều trị rối loạn chức năng đông máu: Vitamin K1, Huyết tương tươi.

- Chống phù não: Manitol

- Đảm bảo hơ hấp và tuần hồn

4.1.2.3. Theo dõi sau khi ra viện:

Sau 6 tháng xét nghiệm lại HBsAg, antiHBs (viêm gan B).

4.2. Viêm gan B mạn

- Điều trị đặc hiệu: thuốc kháng vi rút - Chỉ định điều trị

+ ALT > 2 lần giới hạn bình thường với:

+ HbeAg (+) và HBV-DNA ≥ 105 copies/ml hoặc HBeAg (-) và HBV-DNA ≥ 104 copies/ml.

Một phần của tài liệu HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ CÁC BỆNH LÂYTRUYỀN QUA ĐƯỜNG TÌNH DỤC (Trang 44 - 47)