- Phác đồ thay thế
2. CĂN NGUYÊN: 1 Căn nguyên
3.1. Lâm sàng: Chủ yếu dựa vào lâm sàng
- Bệnh xuất hiện khoảng sau 5 ngày nhiễm rận nhưng cũng có thể xảy ra sau 2-4 tuần tiếp xúc. Tuy nhiên, một số trường hợp nhiễm rận mu khơng có triệu chứng.
- Triệu chứng chính của bệnh là ngứa rất nhiều, đặc biệt ngứa nặng hơn khi về đêm. Do cơ thể quá mẫn với nước bọt của rận mu nên cơn ngứa có thể trở nên dữ dội hơn trong hai hoặc nhiều tuần sau khi nhiễm bệnh.
- Ngứa nhiều làm bệnh nhân cào gãi, chà xát, thứ phát đưa đến những tổn thương nhiễm trùng hoặc các vết loét vùng sinh dục.
- Khám thực thể thấy:
+ Các đốm nhỏ màu xám xanh hoặc xám đen ở những nơi rận hút máu, các chấm này có thể kéo dài trong nhiều ngày. Khi rận hút nhiều máu thì các đốm này trở thành màu nâu đậm hoặc đen. Quan sát kĩ có thể thấy chuyển động. Dùng kính lúp dễ phát hiện được các tổn thương hơn. + Trứng của rận mu nhỏ, có màu trắng, thường bám gần gốc sợi lông, sát bề mặt da.
+ Các nốt mẩn đỏ, chấm đỏ kèm ngứa ngáy và khó chịu - Những triệu chứng khác bao gồm:
+ Có thể sốt nhẹ + Dễ bị kích thích
- Vị trí thường gặp là vùng mu sinh dục, quanh hậu mơn. Tuy nhiên, có thể thấy ở những vùng có lơng khác như lơng mi, lơng mày, lông ngực bụng, lông nách… Trường hợp nhiễm rận ở lông mi thường gây viêm bờ mi, nguy cơ viêm kết mạc (mắt đỏ).
- Trường hợp rận mu của lứa tuổi trẻ, cần kiểm tra các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.