- Phác đồ thay thế
2. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ QUẢN LÝ CÁC NTĐSS: 1 Khai thác tiền sử và bệnh sử
2.1. Khai thác tiền sử và bệnh sử
Các thông tin sau cần được khai thác: - Triệu chứng hiện tại.
- Thời gian xuất hiện triệu chứng bệnh và thời gian bệnh tồn tại. - Tiền sử kinh nguyệt và thai nghén.
- Đã có lần nào ra khí hư hoặc bị bệnh tương tự, bệnh NTLTQĐTD chưa? Nếu có là mấy lần? - Lần giao hợp cuối cùng.
- Liên quan giữa triệu chứng và giao hợp: gây đau hoặc làm triệu chứng nặng lên.
- Đã có vợ, chồng hay bạn tình thường xun chưa? Số bạn tình và các loại bạn tình (về giới, nghề nghiệp...).
- Vợ, chồng hoặc bạn tình có triệu chứng, được chẩn đốn hoặc có nguy cơ viêm nhiễm đường sinh dục không?
- Thuốc, các biện pháp điều trị đã và đang sử dụng. - Tiền sử dị ứng thuốc.
- Tiền sử hoặc hiện đang nghiện, chích ma túy, xăm trổ.
2.2. Khám lâm sàng
- Nơi khám đủ ánh sáng, kín đáo, yên tĩnh, đủ ấm, đảm bảo bí mật và tâm lý tốt cho khách hàng. - Người thầy thuốc đảm bảo tác phong nghề nghiệp, tôn trọng người bệnh và phong tục tập quán của họ. Nếu người bệnh là nữ, thầy thuốc nên cùng giới với người bệnh. Nếu thầy thuốc là nam, cần có trợ thủ là nữ.
- Đi găng tay vô khuẩn khi khám bệnh.
- Chuẩn bị dụng cụ vô khuẩn: mỏ vịt, kẹp, găng tay, dụng cụ lấy bệnh phẩm, lam kính, bơng, cồn...
- Người bệnh đứng (nam) hoặc nằm trên bàn (nữ), bộc lộ toàn bộ vùng sinh dục.
2.2.2. Khám bệnh2.2.2.1. Bệnh nhân nữ 2.2.2.1. Bệnh nhân nữ
- Khám toàn bộ da và niêm mạc để phát hiện những thương tổn bệnh lý. Chú ý các phần hay xuất hiện tổn thương là miệng, nách, bẹn, hậu môn và lòng bàn tay, bàn chân.
- Khám bộ phận sinh dục ngoài:
+ Tư thế: người bệnh nằm ở tư thế phụ khoa, chỉ bộc lộ vùng sinh dục.
+ Khám môi lớn, môi bé và vùng hậu môn, niệu đạo, âm vật. Phát hiện các tổn thương: sẩn, vết loét, sùi, tổn thương ghẻ, hạch bẹn, rận mu và trứng rận.
+ Dịch âm đạo: màu sắc, mùi, đặc điểm dịch (dịch nhiều hay ít, trong hay đục, vàng, xanh, có mủ, có bọt, có dính vào thành âm đạo khơng, lẫn máu không).
- Khám trong:
+ Đặt mỏ vịt: đặt mỏ vịt vô khuẩn vào trong âm đạo, mở mỏ vịt và định vị cổ tử cung vào giữa hai cành mỏ vịt. Kiểm tra kỹ cổ tử cung và các thành âm đạo.
+ Đánh giá tính chất khí hư (màu, số lượng, mùi). Đánh giá dịch ở trong ống cổ tử cung: dịch trong, dịch mủ hoặc mủ có lẫn máu.
+ Phát hiện các tổn thương loét, hột hoặc sùi trong cổ tử cung và thành âm đạo.
+ Khám bằng hai tay: đưa hai ngón tay vào âm đạo, ấn lên xem niệu đạo có mủ hoặc dịch chảy ra khơng, tay kia nắn nhẹ bụng dưới để xem có khối cứng hoặc đau vùng bụng không, khi đẩy cổ tử cung và di động tử cung có đau, có nhạy cảm khơng? Nếu có thì đó là các dấu hiệu của viêm tiểu khung.
2.2.2.2. Bệnh nhân nam
- Tư thế: người bệnh đứng.
- Khám toàn bộ da và niêm mạc để phát hiện những thương tổn bệnh lý. Chú ý các phần hay xuất hiện tổn thương là miệng, nách, bẹn, hậu môn và lòng bàn tay, bàn chân.
- Khám dương vật, miệng sáo, lộn bao qui đầu và vuốt dọc niệu đạo xem có dịch chảy ra khơng (xem xét màu sắc dịch, số lượng dịch và các tính chất khác của dịch).
- Khám bìu, kiểm tra tinh hồn, mào tinh hồn về mật độ, kích thước, các thương tổn khác. - Khám hậu môn và vùng quanh hậu môn.