- Phác đồ thay thế
2. CĂN NGUYÊN: 1 Yếu tố thuận lợ
2.1. Yếu tố thuận lợi
Viêm âm đạo do nấm chủ yếu là Candida albicans (> 90%), đôi khi do Candida tropicalis,
Candida krusei, Candida stelltoidea.
Một số yếu tố có thể tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của nấm.
- Suy giảm miễn dịch (nhiễm HIV, điều trị bằng thuốc ức chế miễn dịch).
- Dùng corticoid làm giảm sức đề kháng của cơ thể, kháng sinh phổ rộng kéo dài làm rối loạn hệ vi sinh vật của âm đạo, làm pH thay đổi, viên thuốc tránh thai kết hợp có thể làm thay đổi độ pH trong âm đạo, thuận lợi cho nấm phát triển.
- Thay đổi nội tiết: ít khi bị nhiễm nấm ở phụ nữ sau mãn kinh thiếu estrogen, trẻ gái chưa dậy thì. Thai nghén, biểu mơ âm đạo chứa nhiều glycogen, trực khuẩn Doderlein trong âm đạo phân hủy glycogen thành acid lactic nhiều, làm pH âm đạo xuống thấp, tạo điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển, nhất là trong 3 tháng cuối.
- Bệnh đái đường, nhiều đường trong dịch tiết âm đạo.
- Hoạt động tình dục: bệnh nấm âm đạo phổ biến nhất ở phụ nữ có quan hệ tình dục và đơi khi hoạt động này làm tổn thương tế bào niêm mạc.
- Sử dụng q nhiều xà phịng axit, hoặc mơi trường nóng, ẩm.
- Cách vệ sinh khơng đúng: vệ sinh cần theo hướng từ trước ra sau để tránh gây nhiễm nấm âm đạo từ đường tiêu hóa.
- Thụt rửa âm đạo…cũng có khả năng kích thích sự phát triển của nấm Candida.
2.2. Cách lây truyền
- Giao hợp khi đang điều trị hoặc điều trị chưa triệt để. - Nhiễm nấm âm đạo có thể từ hậu mơn.
3. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG:
- Ngứa rát âm hộ, có vết xây xước do gãi nhiều, có thể có đái khó hoặc đái buốt. - Ra nhiều khí hư bột hoặc như váng sữa, khơng hơi.
- Đau khi giao hợp.
- Âm hộ viêm đỏ, sưng nề.
- Đặt mỏ vịt thấy âm đạo viêm đỏ, chạm dễ chảy máu, nhiều khí hư như váng sữa bám thành âm đạo.
- Cổ tử cung có thể bình thường hoặc viêm đỏ, phù nề. Khi soi cổ tử cung, bôi lugol, quan sát thấy cổ tử cung và thành âm đạo bắt màu lugol không đều, nham nhở nếu nhiễm nấm cấp tính.
4. CHẨN ĐỐN:
- Dựa vào triệu chứng lâm sàng: hỏi bệnh, quan sát âm hộ, khám mỏ vịt nhận định khí hư âm đạo, tổn thương viêm do nấm ở cổ tử cung và thành âm đạo.
- Xét nghiệm chẩn đốn: Bệnh phẩm cần được xét nghiệm ngay vì nếu để quá 24 giờ, dù ở nhiệt độ thấp, vi nấm vẫn có thể phát triển nhanh làm sai lệch chẩn đoán.
- Phát hiện bằng kính hiển vi:
+ Soi tươi: Nhỏ nước muối vào bệnh phẩm là dịch tiết âm đạo, soi tươi tìm nấm, trên kính hiển vi sẽ thấy các bào tử nấm Candida có hình bầu dục hoặc trịn, có chồi hoặc khơng có chồi, kích thước từ 3 - 6µm, phải có ít nhất 3 bào tử nấm trên một vi trường.
+ Nhuộm Gram: xác định nấm khi có 3 - 5 bào tử nấm ở dạng nẩy chồi trên một vi trường. Phương pháp này dễ tiến hành, cho kết quả nhanh, độ đặc hiệu cao (99%).
- Nuôi cấy: Dùng tăm bông lấy bệnh phẩm nuôi cấy trong môi trường thạch Sabouraud trong vài giờ và ủ ấm 2 ngày ở nhiệt độ 37oC. Khuẩn lạc của nấm Candida có màu trắng ngà và sền sệt - Phát hiện kháng nguyên Candida: Khi có candida trong dịch tiết âm đạo, phức hợp kháng nguyên - kháng thể được tạo thành dưới dạng những hạt ngưng kết, có thể thấy được bằng mắt thường. Kỹ thuật này cho kết quả nhanh nhưng đắt tiền.
- Phát hiện ADN của Candida. Kỹ thuật này cho phép xét nghiệm đồng thời nấm, Trichomonas và Gardnerella trong dịch tiết âm đạo. Kỹ thuật này có độ nhạy và độ đặc hiệu cao, nhưng đắt tiền.
Chẩn đốn kháng thuốc khi bệnh nhân có triệu chứng nhiễm nấm 3 lần trong một năm và có ít nhất một lần được xét nghiệm chẩn đoán nhiễm nấm âm đạo. Một số bệnh nhân nhiễm nấm tái phát sau điều trị kháng sinh chống nhiễm khuẩn.