HỘI CHỨNG LOÉT SINH DỤC 1 ĐẠI CƯƠNG:

Một phần của tài liệu HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ CÁC BỆNH LÂYTRUYỀN QUA ĐƯỜNG TÌNH DỤC (Trang 78 - 81)

- Phác đồ thay thế

HỘI CHỨNG LOÉT SINH DỤC 1 ĐẠI CƯƠNG:

6. THÔNG TIN VÀ TƯ VẤN:

HỘI CHỨNG LOÉT SINH DỤC 1 ĐẠI CƯƠNG:

1. ĐẠI CƯƠNG:

Hội chứng loét sinh dục là tình trạng có các vết lt ở vùng sinh dục, hậu mơn gây nên bởi các tác nhân nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục.

Mơ hình bệnh lt sinh dục thay đổi theo các khu vực khác nhau trên thế giới trong đó herpes sinh dục, giang mai và hạ cam là những bệnh hay gây ra loét.

Tác nhân gây loét sinh dục thường gặp: + Xoắn khuẩn giang mai gây bệnh giang mai. + Trực khuẩn hạ cam gây bệnh hạ cam.

+ Vi rút herpes (Herpes Simplex Virus-HSV) có 2 loại HSV-1 và HSV-2, nhưng herpes sinh dục chủ yếu do HSV-2 gây ra.

2. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG:

- Có một hay nhiều vết loét ở vùng sinh dục - hậu môn, môi, lưỡi, họng… có thể đau hoặc khơng đau.

- Hạch to, hạch bẹn một bên hoặc hai bên di động hoặc không, đau hoặc không đau, mưng mủ rồi vỡ gây loét hoặc khơng.

- Tồn trạng: bình thường hoặc có sốt nhẹ, mệt mỏi.

Khám lâm sàng

- Khám (các) vết loét: + Số lượng, vị trí.

+ Kích thước, hình dạng.

+ Đặc điểm: cứng, mềm; đáy sạch hoặc có mủ; bờ trịn đều hay nham nhở, đau hay khơng đau, bề mặt vết loét phẳng hay gồ ghề, có hay tái phát khơng.

- Khám hạch: to hay nhỏ, cố định hay di động, một bên hay hai bên, đau hay khơng đau, có sưng đỏ khơng, có mưng mủ khơng, có vỡ mủ khơng.

- Khám tìm các thương tổn trên da: sẩn, sẩn mủ, đào ban, cần khám kỹ lịng bàn tay, bàn chân tìm tổn thương giang mai.

- Khám niêm mạc vùng hậu mơn, miệng, họng, mũi tìm các thương tổn ở niêm mạc và bán niêm mạc của bệnh giang mai, herpes.

- Các triệu chứng khác: rụng tóc, đau khớp, mệt mỏi…

Phản ứng huyết thanh chẩn đoán giang mai (RPR, VDRL, TPHA)

4. CHẨN ĐOÁN:

- Vết loét do giang mai (hay săng giang mai, thời kỳ I): là vết trợt nơng, hình trịn hoặc bầu dục, ranh giới rõ ràng, khơng có bờ, đáy phẳng, thâm nhiễm cứng, không ngứa, không đau, không điều trị cũng sẽ tự khỏi sau 6 - 8 tuần, thường có một vết. Kèm theo viêm hạch vùng lân cận, thường là hạch bẹn một bên, di động, không đau, không mưng mủ.

- Vết loét do hạ cam: thường nhiều vết loét do tự lây nhiễm. Vết loét có đáy lởm chởm, nhiều mủ, bờ nham nhở, rất đau, hạch bẹn to một bên. Sau một vài tuần hạch vỡ mủ, tạo thành ổ áp xe hoặc lỗ dò.

- Vết loét do herpes: thường bắt đầu bằng đám mụn nước nhỏ như hạt tấm, hạt đậu xanh, cụm lại thành đám như chùm nho, sau đó dập vỡ tạo thành các vết trợt nơng, mềm, bờ có nhiều cung kèm theo cảm giác rát hoặc ngứa, vết trợt tự khỏi, nhưng rất hay tái phát. Có thể sưng hạch một bên hoặc hai bên bẹn, đau, không làm mủ.

- Nếu có vết lt, nhưng khơng phải giang mai, hạ cam hoặc herpes thì chuyển tuyến trên để chẩn đốn.

Chú ý:

+ Các vết lt có thể khơng điển hình như mơ tả trên đây.

+ Hiện nay ở nhiều khu vực trên thế giới, herpes sinh dục là căn nguyên hay gặp nhất gây vết loét sinh dục. Ở những nơi có nhiều người nhiễm HIV, tỉ lệ loét sinh dục do herpes dường như ngày càng tăng lên.

+ Các vết loét do herpes (và các loét do NTQĐTD nói chung) ở những người bệnh HIV (+) có thể khơng điển hình và diễn biến dai dẳng.

5. ĐIỀU TRỊ:

- Đối với mọi trường hợp loét sinh dục do các căn nguyên trên, cán bộ y tế cần xác định và điều trị cho (các) bạn tình.

- Nếu xác định được nguyên nhân thì điều trị ngun nhân.

- Nếu vết lt khơng xác định được là giang mai hay hạ cam thì điều trị đồng thời giang mai và hạ cam. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Điều trị loét sinh dục ở người HIV (-) và (+) như nhau.

- Khuyên người bệnh khám lại sau 7 ngày nếu thương tổn không lành hẳn hoặc sớm hơn nếu tình trạng lâm sàng trở nên xấu đi.

Một phần của tài liệu HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ CÁC BỆNH LÂYTRUYỀN QUA ĐƯỜNG TÌNH DỤC (Trang 78 - 81)