Phát triển sản phẩm mới

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CHIẾN lược sản PHẨM sữa nước của NHÃN HIỆU DUTCH LADY GIAI đoạn 2015 2017 (Trang 41 - 44)

Phát triển sản phẩm mới là một vấn đề cực kì quan trọng, liên quan đến sự sống còn của công ty. Không có công ty nào duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh chỉ với một loại hoặc một nhóm sản phẩm cố định. Theo thời gian nhu cầu và thị hiếu của khách hàng sẽ thay đổi, tiến bộ khoa học kỹ thuật ứng dụng trong sản xuất kinh doanh ngày càng nhiều, áp lực cạnh tranh đòi hỏi doanh nghiệp phải thường xuyên xem xét đến việc phát triển sản phẩm mới. Vì vậy phát triển sản phẩm mới là một vấn đề cực kì quan trọng, liên quan đến sự sống còn của công ty. Không có công ty nào duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh chỉ với một loại hoặc một nhóm sản phẩm cố định. Sản phẩm mới có thể phân thành 3 loại:

● Sản phẩm mới hoàn toàn.

● Sản phẩm bắt trước theo sản phẩm đã có. ● Sản phẩm mới cải tiến.

Phát triển sản phẩm là một yêu cầu cần thiết song cũng hàm chứa nhiều rủi ro, thậm chí có thể thất bại, gây tổn thất to lớn cho doanh nghiệp vì nhiều nguyên nhân. Với mục tiêu giảm thiểu các rủi ro, doanh nghiệp thường xem xét quá trình phát triển sản phẩm mới qua nhiều giai đoạn. Quá trình nghiên cứu thiết kế sản phẩm mới diễn ra qua các giai đoạn cụ thể sau đây:

a. Nghiên cứu sản phẩm:

Nghiên cứu sản phẩm là giai đoạn khởi đầu tính từ khi hình thành ý định sản phẩm mới đến khi các ý định đó được trình bày một cách tổng hợp về các mặt kỹ thuật và kinh tế.

b. Hình thành ý định sản phẩm mới:

Là giai đoạn tìm kiếm những ý tưởng về sản phẩm mới. Ý định về sản phẩm mới có thể hình thành từ các tác nhân: do nhu cầu thị trường, do cạnh tranh, do muốn chiếm lĩnh thị trường… Ý tưởng về sản phẩm mới có thể được gợi ý từ các nguồn

như khách hàng, nguồn nội bộ, các đối thủ cạnh tranh hoặc từ ý kiến chuyên gia, từ những cuộc hội nghị khách hàng…

Qua nhiều nguồn thông tin khác nhau, xuất phát nhiều ý tưởng cho sản phẩm mới, song người có trách nhiệm phải biết phân tích, chọn lọc dựa trên cơ sở phân tích các yếu tố môi trường, chiến lược S-T-P của công ty, chiến lược marketing mix…

c. Soạn thảo và thẩm định dự án:

Sau khi ý tưởng mới đã được hình thành từ người có trách nhiệm cần phải tiến hành thẩm định ý tưởng đó. Mục tiêu của việc kiểm tra và đánh giá ý tưởng sản phẩm mới là nhằm khẳng định một khả năng tiêu thụ chắc chắn của chúng. Những mục tiêu này có liên quan đến một loạt các khía cạnh cần được xem xét, đánh giá như sau: tài chính của công ty, chiến lược S-T-P, đối thủ cạnh tranh, khả năng marketing của công ty…

d. Thiết kế kỹ thuật, phát triển và hoàn thiện sản phẩm mới:

Sau khi đã xác định khả năng thực tế của sản phẩm, nhà sản xuất sẽ ra quyết định triển khai sản phẩm mới, kể từ đây công việc chủ yếu được tiến hành bởi các bộ phận kỹ thuật và sản xuất của xí nghiệp. Tuy nhiên, hoạt động Marketing phải quan tâm toàn diện đến các quyết định có liên quan như:

• Các thông số kỹ thuật của sản phẩm

• Hình dáng, màu sắc, mỹ thuật công nghệ, trang trí tổng thể sản phẩm.

• Bao bì sản phẩm (Tính hấp dẫn, tính thẩm mỹ, khả năng bảo quản, …)

• Những yếu tố phi vật chất gắn liền với sản phẩm như: tên, nhãn hiệu, biểu

tượng của sản phẩm…

e. Thiết kế chiến lược Marketing:

Thiết kế chiến lược Marketing cho việc giới thiệu sản phẩm trên thị trường là một quá trình bao gồm 3 phần:

• Mô tả thị trường mục tiêu, mô tả quy mô, cấu trúc và cách ứng xử của thị trường mục tiêu.

• Lập kế hoạt định vị sản phẩm trên thị trường, thị phần chiếm lĩnh, hoạch định giá bán, kênh phân phối và chi phí phục vụ cho việc bán hàng…

• Phân tích kinh doanh, so sánh doanh số, chi phí lợi nhuận và mục tiêu của doanh nghiệp.

f. Chế tạo thử và thử nghiệm sản phẩm:

Sau khi hoàn tất việc thiết kế sản phẩm, thiết kế bao bì, dự kiến tên gọi, nhãn hiệu, biểu tượng cho sản phẩm nhà sản xuất phải tiến hành thử nghiệm sản phẩm, việc thử nghiệm có thể được thực hiện trực tiếp trên thị trường. Thời gian thử nghiệm dài hay ngắn phụ thuộc vào khả năng tài chính của công ty, loại sản phẩm và đặc điểm cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Qua đó đánh giá được những thông số kỹ thuật và đặc tính sử dụng sản phẩm, khả năng sản phẩm phù hợp với thị trường, ý kiến phản hồi từ phía khách hàng, thử nghiệm chiến lược marketing mix, kiểm tra các chỉ tiêu kinh tế của sản phẩm, Mục tiêu của giai đoạn này là để đi đến việc định hình sản xuất, lường trước rủi ro cũng như hoàn thiện chiến lược marketing mix. Trong giai đoạn này chi phí thường rất cao, sản phẩm được sản xuất với số lượng ít.

g. Chế tạo ra hàng loạt và tung sản phẩm mới ra thị trường:

Để có thể tung sản phẩm ra thị trường một cách có hiệu quả, nhà sản xuất phải quyết định thời điểm tung ra sản phẩm, điều này phụ thuộc rất lớn vào đặc tính tiêu thụ sản phẩm. Tiếp đó là chọn địa điểm tung sản phẩm, thị trường mục tiêu và quyết định chọn kênh phân phối. Ngoài ra, nhà sản xuất cũng phải đề ra một chiến lược Marketing cho sản phẩm mới khi tung ra thị trường.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CHIẾN lược sản PHẨM sữa nước của NHÃN HIỆU DUTCH LADY GIAI đoạn 2015 2017 (Trang 41 - 44)