Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2016-2020

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN lý rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH bắc đắk lắk (Trang 44 - 50)

9. KẾT CẤU LUẬN VĂN

2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2016-2020

Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn và thách thức trong những năm qua do những bất ổn từ nền kinh tế thế giới và trong nước.“Tuy nhiên, Agribank Bắc Đắk Lắk luôn giữ được sự tăng trưởng ổn định cả về tổng tài sản, tổng dư nợ và tổng nguồn vốn huy động được (tăng trưởng bình quân hàng năm của tổng tài sản là 7,8%; tổng dư nợ là 7,18% và tổng nguồn vốn huy động là 12,76%) là ngân hàng chiếm thị phần lớn nhất trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk và củng là ngân hàng chủ lực trong đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn và nông dân trên địa bàn.”

Bảng 2.1 - Một số chỉ tiêu chủ yếu trong hoạt động kinh doanh 2016-2020

Đơn vị tính: tỷ đồng Stt Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 1 Tổng tài sản 9.637 11.323 11.232 12.087 12.920 2 Nguồn vốn huy động 5.068 5.640 6.520 6.987 8.174 3 Dư nợ cho vay 8.997 10.584 10.327 10.906 11.775 4 Lợi nhuận trước thuế 247 260 202 235 274 5 Nợ xấu/Tổng dư nợ (%) 2,47% 2,25% 3,11% 2,75% 2,46%

Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Agribank Bắc Đắk Lắk 2016-2020

Năm 2016 tổng tài sản là 9.637 tỷ đồng đến năm 2020 tổng tài sản là 12.920 tỷ đồng tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016- 2020 là 7,8%; tăng trưởng bình quân nguồn vốn huy động là 12,76% và dư nợ cho vay của chi nhánh đạt khá 7,18% so với kế hoạch hằng năm đặt ra là tăng trưởng bình quân hàng năm đạt từ 8%-12%

đối với nguồn vốn huy động và đạt từ 6%-10% đối với dư nợ cho vay; nợ xấu ở mức cho phép của Agribank (<3%), riêng 2014 là (<5%); lợi nhuận hàng năm đảm bảo thu nhập cho người lao động. Điều này được thể hiện qua Bảng 2.1

2.1.3.1 Về hoạt động huy động vốn

Công tác huy động vốn của Agibank Bắc Đắk Lắk vẫn duy trì kết quả tốt, tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016-2020 là 12,76%; năm 2020 đạt được 8.174 tỷ đồng, tăng 16,99% so với năm 2019. Thị phần nguồn vốn huy động của Agribank Bắc Đắk Lắk năm 2020 chiếm 26,04% tổng nguồn vốn của các TCTD trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Có được kết quả như vậy là do Agribank Bắc Đắk Lắk luôn quan tâm và đặt công tác tăng trưởng nguồn vốn huy động là nhiệm vụ hàng đầu. Chính vì vậy mà trong những năm qua, chi nhánh đã sử dụng nhiều biện pháp tích cực để tăng trưởng nguồn vốn.

Qua bảng 2.2 ta có thể thấy tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng, tiền gửi có kỳ hạn bằng và dưới 12 tháng đều tăng trong các năm và đến năm 2020 tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng đạt 4.081 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 49,27% trên tổng nguồn vốn huy động; tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng đạt 2.840 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 34,74% trên tổng nguồn vốn huy động. Đặc biệt, trong năm 2020 có sự thay đổi trong cơ cấu nguồn vốn giữa các kỳ hạn. Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng biến động giảm số tiền 588 tỷ đồng, từ 4.225 tỷ đồng giảm xuống còn 3.637 tỷ đồng, ngược lại tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng lại tăng lên với số tiền 871 tỷ đồng. Nhìn chung, nguồn vốn trung và dài hạn tăng lên giúp cho cơ cấu nguồn vốn cũng như việc hoạch định chính sách tín dụng thuận lợi hơn.

Bảng 2.2 Cơ cấu nguồn vốn theo thời hạn giai đoạn 2016 - 2020

Đơn vị tính: tỷ đồng Stt Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 1 TG Không kỳ hạn 1.005 1.158 1.086 1.270 1.253

2 TG có kỳ hạn < 12 tháng 3.335 3.675 4.225 3.637 4.081 3 TG có kỳ hạn >=12 tháng 728 807 1.209 2.080 2.840

Tổng cộng 5.068 5.640 6.520 6.987 8.174

Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Agribank Đắk Lắk 2016-2020.

Tiền gửi không kỳ hạn giữ mức ổn định và tăng trong giai đoạn 2016–2020, đến năm 2016 tiền gửi không kỳ hạn đạt 1.253 tỷ. Số dư tiền gửi không kỳ hạn chủ yếu là từ tài khoản thanh toán của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, một phần cũng từ doanh số thẻ tăng lên giúp cho lượng tiền nhàn rỗi của khách hàng để trong tài khoản cũng tăng.

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

- 500 1,000 1,500 2,000 2,500 3,000 3,500 4,000 4,500 TG Không kỳ hạn TG có kỳ hạn < 12 tháng TG có kỳ hạn >=12 tháng

Biểu đồ 2.1 - Cơ cấu nguồn vốn theo thời hạn giai đoạn 2016–2020

Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Agribank Bắc Đắk Lắk 2016-

2020

2.1.3.2 Hoạt động tín dụng tại Agribank Bắc Đắk Lắk

Tín dụng là hoạt động chủ yếu và quan trọng hàng đầu của Agribank Bắc Đắk Lắk và thu nhập từ hoạt động tín dụng luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu thu

nói chung và kinh tế khu vực Tây nguyên nói riêng có nhiều biến động; giá cả nông sản biến động thất thường như cà phê, cao su, hồ tiêu, ... nhiều DN làm ăn thua lỗ, hoạt động cầm chừng, hoặc phá sản đã làm cho nợ xấu tăng cao, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Với chiến lược kinh doanh thận trọng, lấy an toàn, hiệu quả và chất lượng tín dụng đặt lên hàng đầu; bên cạnh đó sự thiếu ổn định của nền kinh tế đã làm cho các doanh nghiệp cũng như người dân e ngại trong việc vay vốn đầu tư nên giai đoạn 2016-2020 tốc độ tăng trưởng tín dụng của Agribank Bắc Đắk Lắk chậm lại (năm 2018 giảm 2,43% so với năm 2017).

Bảng 2.3 - Hoạt động tín dụng giai đoạn 2016-2020

Đơn vị tính: tỷ đồng Stt Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 1 Dư nợ 8.997 10.584 10.327 10.906 11.775 - Ngắn hạn 6.759 7.807 7.220 7.121 7.463 - Trung và dài hạn 2.238 2.777 3.107 3.785 4.312

2 Doanh số giải ngân 11.424 11.816 11.033 12.387 13.122

- Ngắn hạn 9.958 9.978 8.920 9.442 9.712 - Trung và dài hạn 1.466 1.838 2.113 2.945 3.410 3 Doanh số thu nợ 10.645 10.230 11.289 11.808 12.253 - Ngắn hạn 9.473 8.930 9.507 9.541 9.370 - Trung và dài hạn 1.172 1.300 1.782 2.267 2.883 4 Tốc độ tăng trưởng (%) 109,47 117,64 97,57 105,61 107,97

Nguồn: Báo cáo thường niên của Agribank Đắk Lắk 2016-2020

Về cơ cấu dư nợ theo thời hạn ta thấy, trong 5 năm qua dư nợ trung dài hạn tăng mạnh hơn dư nợ cho vay ngắn hạn. Nguyên nhân là trong thời gian này một loạt các NHTM cổ phần mở chi nhánh, phòng giao dịch trên địa bàn và đã hạ thấp lãi suất cho vay ngắn hạn để cạnh tranh, lôi kéo khách hàng, nhằm nhanh chóng tiếp cận thị trường và tăng trưởng dư nợ. Chính vì vậy, Agribank Bắc Đắk Lắk chủ động cơ cấu lại dư nợ theo thời hạn bằng cách nâng dần tỷ trọng cho vay trung dài hạn để đảm bảo lợi nhuận. Cụ thể, năm 2020 dư nợ cho vay trung và dài hạn đạt 4.312 tỷ

đồng, tăng 13,92% so với năm 2019 và chiếm tỷ trọng 36,62% trên tổng dư nợ. Trong khi đó dư nợ ngắn hạn có xu hướng tăng chậm, thậm chí năm 2018, năm 2019 giảm lần lượt còn 7.220 tỷ đồng, 7.121 tỷ đồng; và đến năm 2020 dư nợ ngắn hạn đạt 7.463 tỷ đồng, tăng 342 tỷ đồng so với năm 2019 và chiếm tỷ trọng 63,38%.

Biểu đồ 2.2 - Cơ cấu dư nợ theo thời hạn 2016 -2020

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

- 2,000 4,000 6,000 8,000 10,000 12,000 14,000 Dư nợ Ngắn hạn Trung và dài hạn

Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Agribank Đắk Lắk 2016-2020

Bảng 2.4 - Cơ cấu dư nợ theo đối tượng khách hàng giai đoạn 2016-2020

Đơn vị tính: tỷ đồng Stt Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 1 Cá nhân/ Hộ gia đình 7,226 8,984 8,993 9,800 10,512 2 Tổ chức kinh tế 1,771 1,600 1,334 1,106 1,263 Tổng cộng 8,997 10,584 10,327 10,906 11,775

Nguồn: Báo cáo thường niên của Agribank Đắk Lắk 2016-2020

Về cơ cấu dư nợ theo đối tượng khách hàng, qua bảng 2.4 ta thấy dư nợ trong 5 năm qua chủ yếu tập trung ở đối tượng khách hàng là cá nhân/hộ gia đình. Năm 2017, dư nợ khách hàng cá nhân/hộ gia đình đạt 8.984 tỷ đồng, tăng 24,33% so với năm 2016, chiếm tỷ trọng 84,88% trong tổng dư nợ. Năm 2019, dư nợ khách

hàng cá nhân/hộ gia đình tiếp tục tăng 8,97% so với năm 2018 và đạt 9.800 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 89,86% trong tổng dư nợ; đến năm 2020 dư nợ đối tượng này tiếp tục tăng 712 tỷ đồng so với năm 2019, tốc độ tăng 7,27% so với năm 2019, chiếm tỷ trọng 89,27% trên tổng dư nợ. Trong khi đó, dư nợ của các tổ chức kinh tế có xu hướng giảm dần, năm 2016, dư nợ là 1.771 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 19,68% trong tổng dư nợ, năm 2017, 2018, 2019 dư nợ lần lượt giảm xuống còn 1.600 tỷ đồng, 1.334 tỷ đồng và 1.106 tỷ đồng, tuy năm 2020 dư nợ đối tượng này có tăng nhẹ nhưng không đáng kể và đạt 1.263 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 10,73% trong tổng dư nợ. Nguyên nhân là do, kinh tế trong những năm gần đây luôn biến động, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp bị đình trệ, nhiều doanh nghiệp thua lỗ, phá sản cộng với chính sách cho vay an toàn của ngân hàng. Dẫn đến dư nợ cho vay của các tổ chức kinh tế có xu hướng giảm mạnh trong thời gian qua.

2.1.3.3 Kết quả hoạt động kinh doanh

Tổng thu nhập và tổng chi phí giảm đều qua các năm, năm 2016 giảm còn 1.889 tỷ đồng, năm 2017 giảm còn 1.747 tỷ đồng, năm 2018 giảm còn 1.491 tỷ đồng, năm 2019 thì còn 1.387 tỷ đồng và đến năm 2020 có tăng nhẹ và đạt 1.425 tỷ đồng. Nguyên nhân là do từ năm 2020, Ngân hàng Nhà nước có những chính sách điều tiết về lãi suất và lãi suất liên tục giảm trần lãi suất từ 9%/năm xuống còn 7%/năm chính vì vậy đã làm cho tổng chi phí và tổng thu nhập của chi nhánh giảm dần trong giai đoạn vừa qua, vì thu nhập từ hoạt động tín dụng (thu lãi tiền vay) chiếm tỷ trọng chủ yếu 94,28% trong tổng thu nhập năm 2016; 92,49% trong tổng thu nhập năm 2018; 90,98% trong tổng thu năm 2019 và năm 2020 là 90,88% và trong tổng chi thì các khoản chi cho hoạt động tín dụng (chi phí huy động vốn, phí sử dụng vốn của trụ sở chính) cũng chiếm tỷ trọng lớn.

Bảng 2.5 - Kết quả kinh doanh giai đoạn 2016 – 2020

Stt Chỉ tiêu Năm

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN lý rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH bắc đắk lắk (Trang 44 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(127 trang)
w