Thiết lập chính sách tín dụng

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN lý rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH bắc đắk lắk (Trang 55 - 57)

9. KẾT CẤU LUẬN VĂN

2.3.2 Thiết lập chính sách tín dụng

Chính sách tín dụng của Agribank đã hướng đến mọi đối tượng khách hàng, mức lãi suất cho vay tương đối hấp dẫn để thu hút khách hàng và mở rộng quy mô tín dụng. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng đưa ra các hạn mức vay và mức lãi suất cho vay phù hợp với từng đối tượng khách hàng.”

Các văn bản, quy định của Agribank đã được Agribank Bắc Đắk Lắk cập nhật thường xuyên và triển khai đầy đủ đến từng phòng chuyên đề, chi nhánh, phòng giao dịch và từng cán bộ liên quan để áp dụng thực hiện.

Để quản lý tín dụng và chủ động kiểm soát RRTD có hiệu quả, hàng năm cũng như theo từng mùa vụ sản xuất, Agribank Bắc Đắk Lắk xây dựng mục tiêu quản lý RRTD trên cơ sở định hướng của Agribank gắn với tình hình thực tiễn của chi nhánh, cũng như mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Cụ thể, khống chế tỷ lệ nợ xấu ở mức dưới 3%, xây dựng kế hoạch trích lập dự phòng xử lý rủi ro theo quy định.”

Chi nhánh đã tạo ra một chính sách rõ ràng nhằm tạo thuận lợi cho ngân hàng cũng như cán bộ tín dụng trong việc cho vay. Việc đưa ra chính sách cho vay tốt giúp chi nhánh có định hướng kinh doanh tín dụng tốt hơn và tránh được những RRTD có thể dẫn đến với ngân hàng. Việc tiến hành chọn lọc phân loại khách hàng nhằm hạn chế RRTD, cố gắng sàng lọc ra những khách hàng tốt, loại bỏ những khách hàng xấu. Để thực hiện tốt việc này thì chi nhánh đã xác định việc thu thập thông tin khách hàng là yếu tố quan trọng. Mục tiêu của việc thu thập thông tin khách hàng là xác định được nhu cầu vay, thời gian, mục đích vay và xác định năng lực điều hành, sản xuất và tính cạnh tranh của sản phẩm, .... Đồng thời xác định khả năng trả nợ thông qua đánh giá năng lực tài chính.”

2.3.2.1 Chính sách khách hàng

Agribank Bắc Đắk Lắk thường xuyên chủ động cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn để đáp ứng kịp thời nhu cầu hoạt động kinh doanh và đảm bảo an toàn thanh khoản tại từng chi nhánh trực thuộc và toàn chi nhánh. Thường xuyên tổ chức các hội thảo, hội nghị nhằm tri ân khách hàng và cùng trao đổi phương án, cơ hội đầu tư và cùng nhau tháo gỡ những khó khăn vướng mắc.”Từng bước hoàn thiện và đổi mới quy trình giao dịch, quy trình chăm sóc khách hàng, công nghệ thanh toán hiện đại để phục vụ tốt các nhu cầu đa dạng của khách hàng mọi lúc, mọi nơi với phương châm “Mang phồn thịnh đến khách hàng”.

2.3.2.2 Hạn mức tín dụng đối với một khách hàng và nhóm khách hàng liên quan

“Đối với HMTD cho một khách hàng, Agribank thực hiện xem xét, rà soát lại giới hạn cấp tín dụng cho từng khách hàng trong phạm vi từng chi nhánh. Tuy nhiên, Agribank chưa thiết lập giới hạn tổng thể cho từng khách hàng trên toàn hệ thống, ngoại trừ việc tuân thủ hạn mức 15% vốn tự có theo quy định NHNN. Như vậy, trong trường hợp một khách hàng có quan hệ tín dụng với nhiều chi nhánh, tổng giới hạn tín dụng cấp cho khách hàng đó có thể vượt xa khả năng trả nợ của khách hàng cũng như khả năng chấp nhận rủi ro của Agribank.”

Đối với hạn mức cho nhóm khách hàng liên quan, Agribank đang tuân thủ quy định của NHNN; hạn mức cho một nhóm khách hàng có liên quan không vượt quá 25% vốn tự có. Agribank chưa thiết lập hạn mức cụ thể cho các nhóm khách hàng khác nhau.”

Để các chính sách được thực hiện hiệu quả, đúng định hướng và thống nhất trong toàn chi nhánh, Agribank Bắc Đắk Lắk đã thực hiện quán triệt nội dung chính sách đến từng phòng chuyên đề, các chi nhánh loại II, phòng giao dịch, từng cán bộ nhân viên bằng các văn bản chỉ đạo cụ thể.”

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN lý rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH bắc đắk lắk (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(127 trang)
w