Kinh nghiệm quản lý RRTD của một số NHTM trên thế giới

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN lý rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH bắc đắk lắk (Trang 38)

9. KẾT CẤU LUẬN VĂN

1.3.2 Kinh nghiệm quản lý RRTD của một số NHTM trên thế giới

Kinh nghiệm của Cộng hòa Liên bang Đức về mô hình đảm bảo tín dụng

công ở Cộng hòa Liên bang Đức là bảo lãnh của ngân hàng bảo lãnh. Ngân hàng bảo lãnh ở Đức được thành lập và hoạt động theo luật công ty.“Chức năng chủ yếu là bảo lãnh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ vay vốn ngân hàng trong trường hợp các doanh nghiệp này hoạt động tố, nhưng khi vay vốn không đủ tài sản thế chấp và đề nghị ngân hàng bảo lãnh đứng ra bảo lãnh phần tiền vay thiếu tài sản thế chấp. Nguồn thu chủ yếu của ngân hàng bảo lãnh là kinh doanh chứng khoán có giá, lệ phí 1% giá trị bảo lãnh và hoa hồng bảo lãnh hàng năm. Theo pháp luật quy định, khi có rủi ro trong cho vay thì ngân hàng bảo lãnh chịu 80% và ngân hàng cho vay chịu 20%. Để được bảo lãnh, các doanh nghiệp phải gửi toàn bộ hồ sơ xin vay đến ngân hàng bảo lãnh của mình. Sau khi thẩm định toàn diện dự án vay vốn và khả năng trả nợ, hiệu quả kinh tế, giá trị tài sản bảo đảm,... nếu thấy phương án vay vốn tốt, dù giá trị tài sản thế chấp có nhỏ hơn tiền vay, doanh nghiệp vẫn được chấp thuận bảo lãnh.”

Ngân hàng bảo lãnh có mối liên hệ chặt chẽ với Bộ Tài chính, Bộ kinh tế để hỗ trợ và bảo lãnh lại.“Ngoài ra còn các đối tác khác tham gia cấp vốn, tư vấn, quan hệ công việc và khách hàng xin bảo lãnh, đó là ngân hàng tín dụng tái thiết, các NHTM và các quỹ tiết kiệm, các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ngân hàng bảo lãnh ở Công hòa Liên bang Đức đã hỗ trợ tích cực cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, góp phần là đa dạng hóa thị trường vốn ở nước này.”

Kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng CitiBank

Một trong những tập đoàn tài chính có hiệu quả kinh doanh được đánh giá cao trên thế giới là CitiGroup, trong đó kết quả hoạt động của Citibank đã tạo nên một nguồn thu lớn cho CitiGroup. Đây là một tập đoàn hàng đầu không chỉ về quy mô mà còn là đối thủ có sức mạnh trên thị trường nhờ chính sách quản lý rủi ro tín dụng của tập đoàn.”Chủ tịch tập đoàn Citigroup–Walter Wriston đã từng đề cập đến vai trò quan trọng của hoạt động quản lý rủi ro như sau: “toàn bộ cuộc sống trong hoạt động ngân hàng là quản trị rủi ro”.

Trong môi trường hoạt động ngân hàng, Citibank đã xây dựng một khung quản lý rủi ro, trong đó bao gồm các chính sách tín dụng được tuyên bố một cách rõ ràng, quy trình quản lý rủi ro, các công cụ và nguồn thông tin cần thiết để ra quyết định, về đội ngũ nhân sự có cùng một sự hiểu biết, một ngôn ngữ chung, trách nhiệm về vai trò của họ trong quy trình tín dụng. Khi những yếu tố này được hội tụ một cách đầy đủ sẽ tạo ra trong ngân hàng một văn hóa tín dụng hiệu quả.”

Mô hình tín dụng thương mại được tiêu chuẩn hóa và phải trải qua 3 giai đoạn của quá trình xét duyệt: gặp gỡ khách hàng, thẩm định, thực hiện giao dịch. Ba giai đoạn trong chính sách tín dụng chủ chốt của CitiBank bao gồm: hình thành chiến lược và kế hoạch cho vay; tiến hành cho khách hàng vay; đánh giá và báo cáo thực thi.”Trong các giai đoạn này trách nhiệm của các bộ phận tham gia được thể hiện một cách rất cụ thể, rõ ràng như sau:

Ủy ban quản lý (Management Committee) thực hiện các nhiệm vụ: thiết lập mục tiêu hoạt động và tiêu chuẩn danh mục đầu tư đối với ngân hàng; đặt hạn mức tín dụng đối với Ủy ban chính sách tín dụng.”

Ủy ban chính sách tín dụng (Credit Policy Committee) thực hiện các nhiệm vụ sau: đặt ra hạn mức tín dụng cùng với Ủy ban quản lý; xây dựng chính sách tín dụng; quản lý và đánh giá danh mục đầu tư và quản trị rủi ro.”

Bộ phận quản trị rủi ro (Line Management) thực thi các nhiệm vụ: lập ra chiến lược kinh doanh; nhận định thị trường mục tiêu và mức chấp nhận rủi ro; gặp gỡ khách hàng và đánh giá rủi ro, xét duyệt dư nợ rủi ro; theo dõi việc hoàn trả và các hồ sơ tín dụng, theo dõi và duy trì giao dịch, giải ngân cho nhà đầu tư; theo dõi các vấn đề phát sinh trong quy trình tín dụng; xúc tiến tiến độ khoản vay.”

1.3.2 Bài học kinh nghiệm cho Agribank và Agribank Đắk Lắk.

Qua kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng của một số NHTM Việt Nam và một số ngân hàng trên thế giới có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Agribank nói chung và cho Agribank Bắc Đắk Lắk như sau:

Một là, các NHTM đều xác định quản lý rủi ro tín dụng là trung tâm của hoạt

động quản trị điều hành của mỗi ngân hàng thương mại và phải là một quá trình được thực hiện thường xuyên, liên tục trong suốt vòng đời của mỗi khoản vay.”

Hai là, cần xây dựng chiến lược, chính sách, quy trình tín dụng, quản lý hoạt

động cho vay một cách chặt chẽ, khoa học, nhưng phải phù hợp với thực tế, nhất là đối với các NHTM khách hàng chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.”

Ba là, xây dựng và hoàn thiện bộ máy quản lý rủi ro tín dụng. Đảm bảo tính

độc lập trong xử lý các khoản cho vay giữa cán bộ tín dụng (cán bộ khách hàng), cán bộ quản lý nợ với cán bộ quản lý rủi ro tín dụng, cán bộ thẩm định. Tùy theo quy mô của chi nhánh, cấp chi nhánh cũng cần phải có đội ngũ cán bộ quản lý RRTD chuyên trách.”

Bốn là, thông tin về khách hàng là thông tin quan trọng nhất để các ngân

hàng có thể đánh giá về khách hàng vay, trong đó ngân hàng phải đặc biệt quan tâm đến báo cáo lưu chuyển tiền tệ nhằm đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng. Các NHTM đều áp dụng một số công cụ hiện đại để quản lý rủi ro tín dụng trong đó quan trọng nhất là xây dựng mô hình chấm điểm và hệ thống xếp hạng tín dụng cho các đối tượng vay vốn, phục vụ tốt cho công tác cho vay của ngân hàng.”

Năm là, Hoàn thiện văn bản pháp lý theo chuẩn mực quốc tế. Coi trọng công

tác kiểm tra, giám sát. Kiểm tra, giám sát sau khi cho vay là một quá trình không thể thiếu trong hoạt động quản lý rủi ro tín dụng nhằm kịp thời phát hiện và ngăn chặn những rủi ro có thể phát sinh từ đó hoàn thiện cơ chế giám sát nội bộ về quản lý rủi ro tín dụng.”

Sáu là, thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo bồi dưỡng kiến thức để nâng

cao năng lực đánh giá, phân tích tài chính, thẩm định dự án đầu tư cho cán bộ tín dụng. Cần có kế hoạch cụ thể nâng cao năng lực đánh giá, phân tích RRTD cho cán bộ thẩm định RRTD, cán bộ rủi ro chuyên trách nhằm từng bước xây dựng đội ngũ chuyên gia về quản lý RRTD.”

Bảy là, nhận thức của các nhà lãnh đạo, nhân viên ngân hàng về rủi ro tín

dụng và quản lý rủi ro tín dụng rất rõ ràng. Mọi người đều hiểu rằng rủi ro tín dụng ngoài mức cho phép, không kiểm soát được thì ngân hàng không thể hoạt động được. Từ đó xây dựng văn hóa quản lý rủi ro tín dụng trong ngân hàng.”

Tóm tắt chương 1

Trong chương 1, luận văn giới thiệu chung về rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, những vấn đề cơ bản về quản lý RRTD của NHTM bao gồm:

Thứ nhất, luận văn nêu lên lý thuyết cơ sở về rủi ro tín dụng trong hoạt động

của NHTM: khái niệm, phân loại, đặc điểm rủi ro tín dụng, các mô hình phân tích đánh giá RRTD.

Thứ hai, luận văn nêu lên lý thuyết về khái niệm quản lý RRTD, nội dung và

các nguyên tắc cơ bản về quản lý RRTD, các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý RRTD, các tiêu chí để đánh giá RRTD, cũng như các mô hình quản lý RRTD tại các ngân hàng thương mại.

Thứ ba, luận văn đã thu thập kinh nghiệm về quản lý RRTD của một số

NHTM trong nước và trên thế giới, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm trong quản lý RRTD cho Agribank nói chung và cho Agribank Bắc Đắk Lắk nói riêng.

Trên cơ sở những nội dung này tác giả sẽ phân tích thực trạng quản lý RRTD tại Agribank Bắc Đắk Lắk trong chương 2.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI AGRIBANK BẮC ĐẮK LẮK

2.1 Giới thiệu sơ lược về Agribank Bắc Đắk Lắk.

2.1.1 Tổng quan về Agribank

“Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam được thành lập theo Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc thành lập các ngân hàng chuyên doanh.”Theo Quyết định số 280/QĐ-NHNN ngày 15/11/1996 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam V/v đổi tên Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thành Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (viết tắt là NHNo&PTNT VN), tên tiếng Anh là: Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development (viết tắt bằng tiếng Anh là: AGRIBANK).”

Trải qua hơn 30 năm hình thành và phát triển đến nay, Agribank được biết đến là NHTM lớn nhất Việt Nam về tài sản, nguồn vốn, mạng lưới, đội ngũ cán bộ nhân viên và khách hàng. Đến 31/12/2020 tổng tài sản Có của Agribank đạt gần 1.570.000 tỷ đồng, tổng nguồn vốn huy động đạt 1.450.000 tỷ đồng; Quy mô tín dụng và đầu tư đạt 1.226.201 tỷ đồng, tăng 8% so với năm 2019. (Nguồn: Agribank, 2019 - 2020, Báo cáo thường niên)

2.1.2 Tổng quan về Agribank Bắc Đắk Lắk.

Agribank chi nhánh Bắc Đắk Lắk là một chi nhánh loại 1, hạng 1 trực thuộc Agribank, được thành lập từ ngày 01/01/2017. Mạng lưới hoạt động gồm 23 điểm giao dịch, bao gồm: 01 Hội sở, 13 chi nhánh loại II, 03 phòng giao dịch trực thuộc Hội sở, 06 phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh loại II. Riêng tại Hội sở có 08 phòng nghiệp vụ. Tổng số lao động gồm có 437 người, trong đó lao động định biên là 340 người, lao động hợp đồng dịch vụ là 97 người. Địa bàn hoạt động trãi dài từ thành phố Buôn Ma Thuột đến thị xã Buôn Hồ và các huyện Ea Sup, Cư Mgar, Krông Năng, Krông Buk, Ea Hleo thuộc phía Bắc của tỉnh Đắk Lắk.

Là ngân hàng chuyên doanh, hoạt động chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Agribank Bắc Đắk Lắk thực hiện nhiệm vụ huy động vốn

trong và ngoài địa bàn để cho vay đối với khách hàng, thực hiện kinh doanh tiền tệ tín dụng và cung ứng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng; đảm bảo an toàn hiệu quả, tổ chức tốt nghiệp vụ kế toán ngân quỹ và các nhiệm vụ khác được Tổng Giám đốc Agribank quy định.”

2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2016-2020

Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn và thách thức trong những năm qua do những bất ổn từ nền kinh tế thế giới và trong nước.“Tuy nhiên, Agribank Bắc Đắk Lắk luôn giữ được sự tăng trưởng ổn định cả về tổng tài sản, tổng dư nợ và tổng nguồn vốn huy động được (tăng trưởng bình quân hàng năm của tổng tài sản là 7,8%; tổng dư nợ là 7,18% và tổng nguồn vốn huy động là 12,76%) là ngân hàng chiếm thị phần lớn nhất trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk và củng là ngân hàng chủ lực trong đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn và nông dân trên địa bàn.”

Bảng 2.1 - Một số chỉ tiêu chủ yếu trong hoạt động kinh doanh 2016-2020

Đơn vị tính: tỷ đồng Stt Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 1 Tổng tài sản 9.637 11.323 11.232 12.087 12.920 2 Nguồn vốn huy động 5.068 5.640 6.520 6.987 8.174 3 Dư nợ cho vay 8.997 10.584 10.327 10.906 11.775 4 Lợi nhuận trước thuế 247 260 202 235 274 5 Nợ xấu/Tổng dư nợ (%) 2,47% 2,25% 3,11% 2,75% 2,46%

Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Agribank Bắc Đắk Lắk 2016-2020

Năm 2016 tổng tài sản là 9.637 tỷ đồng đến năm 2020 tổng tài sản là 12.920 tỷ đồng tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016- 2020 là 7,8%; tăng trưởng bình quân nguồn vốn huy động là 12,76% và dư nợ cho vay của chi nhánh đạt khá 7,18% so với kế hoạch hằng năm đặt ra là tăng trưởng bình quân hàng năm đạt từ 8%-12%

đối với nguồn vốn huy động và đạt từ 6%-10% đối với dư nợ cho vay; nợ xấu ở mức cho phép của Agribank (<3%), riêng 2014 là (<5%); lợi nhuận hàng năm đảm bảo thu nhập cho người lao động. Điều này được thể hiện qua Bảng 2.1

2.1.3.1 Về hoạt động huy động vốn

Công tác huy động vốn của Agibank Bắc Đắk Lắk vẫn duy trì kết quả tốt, tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016-2020 là 12,76%; năm 2020 đạt được 8.174 tỷ đồng, tăng 16,99% so với năm 2019. Thị phần nguồn vốn huy động của Agribank Bắc Đắk Lắk năm 2020 chiếm 26,04% tổng nguồn vốn của các TCTD trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Có được kết quả như vậy là do Agribank Bắc Đắk Lắk luôn quan tâm và đặt công tác tăng trưởng nguồn vốn huy động là nhiệm vụ hàng đầu. Chính vì vậy mà trong những năm qua, chi nhánh đã sử dụng nhiều biện pháp tích cực để tăng trưởng nguồn vốn.

Qua bảng 2.2 ta có thể thấy tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng, tiền gửi có kỳ hạn bằng và dưới 12 tháng đều tăng trong các năm và đến năm 2020 tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng đạt 4.081 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 49,27% trên tổng nguồn vốn huy động; tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng đạt 2.840 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 34,74% trên tổng nguồn vốn huy động. Đặc biệt, trong năm 2020 có sự thay đổi trong cơ cấu nguồn vốn giữa các kỳ hạn. Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng biến động giảm số tiền 588 tỷ đồng, từ 4.225 tỷ đồng giảm xuống còn 3.637 tỷ đồng, ngược lại tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng lại tăng lên với số tiền 871 tỷ đồng. Nhìn chung, nguồn vốn trung và dài hạn tăng lên giúp cho cơ cấu nguồn vốn cũng như việc hoạch định chính sách tín dụng thuận lợi hơn.

Bảng 2.2 Cơ cấu nguồn vốn theo thời hạn giai đoạn 2016 - 2020

Đơn vị tính: tỷ đồng Stt Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 1 TG Không kỳ hạn 1.005 1.158 1.086 1.270 1.253

2 TG có kỳ hạn < 12 tháng 3.335 3.675 4.225 3.637 4.081 3 TG có kỳ hạn >=12 tháng 728 807 1.209 2.080 2.840

Tổng cộng 5.068 5.640 6.520 6.987 8.174

Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Agribank Đắk Lắk 2016-2020.

Tiền gửi không kỳ hạn giữ mức ổn định và tăng trong giai đoạn 2016–2020, đến năm 2016 tiền gửi không kỳ hạn đạt 1.253 tỷ. Số dư tiền gửi không kỳ hạn chủ yếu là từ tài khoản thanh toán của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, một phần cũng từ doanh số thẻ tăng lên giúp cho lượng tiền nhàn rỗi của khách hàng để trong tài khoản cũng tăng.

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

- 500 1,000 1,500 2,000 2,500 3,000 3,500 4,000 4,500 TG Không kỳ hạn TG có kỳ hạn < 12 tháng TG có kỳ hạn >=12 tháng

Biểu đồ 2.1 - Cơ cấu nguồn vốn theo thời hạn giai đoạn 2016–2020

Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Agribank Bắc Đắk Lắk 2016-

2020

2.1.3.2 Hoạt động tín dụng tại Agribank Bắc Đắk Lắk

Tín dụng là hoạt động chủ yếu và quan trọng hàng đầu của Agribank Bắc Đắk Lắk và thu nhập từ hoạt động tín dụng luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu thu

nói chung và kinh tế khu vực Tây nguyên nói riêng có nhiều biến động; giá cả nông sản biến động thất thường như cà phê, cao su, hồ tiêu, ... nhiều DN làm ăn thua lỗ, hoạt động cầm chừng, hoặc phá sản đã làm cho nợ xấu tăng cao, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Với chiến lược kinh doanh thận

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN lý rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH bắc đắk lắk (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(127 trang)
w