9. KẾT CẤU LUẬN VĂN
2.4.2 Những hạn chế và nguyên nhân
Công tác quản lý rủi ro tín dụng mặc dù đã được các cấp lãnh đạo quan tâm chỉ đạo thực hiện khá tốt song vẫn không tránh khỏi những tồn tại, hạn chế như:
- Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu tuy có giảm và nằm trong giới hạn an toàn, nhưng thực chất nợ quá hạn nợ xấu vẫn còn cao, còn tiềm ẩn lớn, ảnh hưởng đến tình hình tài chính của chi nhánh. Tính đến 31/12/2020 tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh chiếm 2,46% trên tổng dư nợ vẫn còn cao so với toàn hệ thống: 1,89%; khu vực Tây Nguyên: 1,10%. Trước đó năm 2019, tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh chiếm tỷ lệ 2,74% trên tổng dư nợ, giảm 0,37% so với tỷ lệ nợ xấu năm 2018. Nợ xấu chủ yếu tập trung ở đối tượng khách hàng hộ sản xuất và cá nhân, đến 31/12/2020 nợ xấu hộ sản xuất và cá nhân là 2,58%, tuy có giảm so với năm 2019 nhưng so với toàn ngành thì vẫn ở mức cao (nợ xấu toàn ngành là 0,99%). Phân theo ngành kinh tế thì nợ xấu cho vay ngành thương mại dịch vụ và xuất nhập khẩu chiếm tỷ trọng cao nhất so với các ngành còn lại, tính đến 31/12/2020 nợ xấu ngành thương mại dịch vụ và xuất nhập khẩu chiếm 3,7%/tổng dư nợ ngành thương mại dịch vụ và xuất nhập khẩu, tiếp đến là nợ xấu cho vay hoạt động tiêu dùng và lĩnh vực khác chiếm tỷ trọng 2,34%.
Bảng 2.10 Tỷ lệ nợ xấu phân theo đối tượng khách hàng và ngành kinh tế giai đoạn 2016–2020 Stt Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
I Theo đối tượng KH 2,47% 2,25% 3,11% 2,74% 2,46%
1 Doanh nghiệp 4,59% 3,23% 2,04% 1,22% 1,54%
2 Hộ sản xuất và cá nhân 1,95% 2,07% 3,27% 2,92% 2,58%
II Theo ngành kinh tế
1 Nông nghiệp, lâm nghiệp,
thủy sản 1,16% 1,01% 1,87% 2,48% 1,93%
2 Công nghiệp chế biến, chế tạo,
3 Thương mại DV và XNK 4,25% 4,67% 5,55% 3,74% 3,70%
4 Tiêu dùng và khác 1,74% 0,99% 2,40% 2,36% 2,34%
Nguồn: Báo cáo thường niên của Agribank Bắc Đắk Lắk 2016-2020
- Công tác nhận diện rủi ro đã được thực hiện nhưng vẫn còn nhiều bất cập, chưa xây dựng được bộ tiêu thức hoàn chỉnh để nhận diện rủi ro tín dụng, việc cảnh báo, phòng ngừa rủi ro từ xa còn thụ động và chưa thật sự hiệu quả; chủ yếu là xử lý khi những dấu hiệu rủi ro đã xuất hiện như khách hàng trả nợ không đúng hạn, khách hàng liên quan đến các vụ án kinh tế hay kinh doanh thua lỗ,...”
- Chi nhánh sử dụng mô hình định tính mà cụ thể là “mô hình 6 C” kết hợp với việc thẩm định, tái thẩm định để phân tích và đo lường rủi ro tín dụng.“Các mô hình định lượng hầu như chưa được áp dụng. Mỗi mô hình dù định tính hay định lượng đều có những ưu điểm riêng, nếu áp dụng thêm các mô hình định lượng trong việc nhận diện rủi ro tín dụng trên cơ sở định tính hiện nay tại chi nhánh sẽ giúp giảm thiểu rủi ro trong hoạt động cho vay.”
- Việc thu thập thông tin để thẩm định, phân tích tín dụng còn thiếu, chưa đầy đủ và chính xác. “Đứng trên phương diện lý luận thực tiễn, để phân tích, thẩm định tín dụng tốt trước hết cần phải có nguồn thông tin đầy đủ. Tuy nhiên, hiện tại chi nhánh còn gặp nhiều trở ngại trong việc thu thập thông tin về khách hàng để phục vụ công tác phân tích, thẩm định, đánh giá khả năng tài chính, thiện chí trả nợ của khách hàng, vì thế nguy cơ rủi ro tín dụng rất cao. Cụ thể như: thiếu thông tin từ bộ hồ sơ vay vốn; thông tin lưu trữ tại chi nhánh còn hạn chế; Thông tin từ trung tâm thông tin tín dụng (CIC) cũng chỉ mới cung cấp được thông tin về nợ xấu, nợ quá hạn, lịch sử về các tổ chức tín dụng đã từng quan hệ mà chưa cung cấp được các thông tin về trình độ, năng lực quản lý điều hành, môi trường nội bộ, chiến lược kinh doanh, ... của doanh nghiệp. Việc tìm hiểu thông tin từ các cơ quan thuế, kiểm toán, công an, ... còn khó khăn, chủ yếu chỉ dựa trên mối quan hệ.”
- Quy trình tín dụng hiện tại còn nhiều bất cập dễ tạo nhiều khe hở cho cán bộ tín dụng cũng như khách hàng lợi dụng, không chấp hành nghiêm túc quy trình
cho vay. Cán bộ tín dụng vừa nhận hồ sơ, vừa thẩm định phương án vay vốn, vừa giám sát việc sử dụng vốn vay của khách hàng nên đôi lúc chưa chấp hành nghiêm túc quy trình cho vay.”
- Việc chấm điểm và xếp loại khách hàng theo Quyết định 1680/QĐ-HĐTV- XLRR ngày 12/10/2011 của Chủ tịch Hội đồng thành viên và Quyết định 1197/QĐ- NHNo-XLRR ngày 18/10/2011 của Tổng Giám đốc tương đối chi tiết với bộ chỉ tiêu 34 ngành nghề nhưng trong thực tế thì ngành nghề kinh doanh rất nhiều và đa dạng.“Thông tin về khách hàng mà chi nhánh thu thập được hầu hết là từ chính khách hàng cung cấp; các báo cáo tài chính do khách hàng cung cấp phần lớn là chưa được kiểm toán, thiếu sự minh bạch. Do đó tính khách quan và chính xác không cao làm ảnh hưởng đến kết quả chấm điểm xếp hạng khách hàng và chất lượng quản lý RRTD.”
- Chi nhánh thực hiện phân loại nợ theo Quyết định 450/QĐ- HĐTV-XLRR ngày 30/05/2014 của Hội đồng Thành viên Agribank (thực hiện theo Điều 10 Thông tư 02/2013/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước về phân loại nợ, trích lập dự phòng).“Vấn đề này chưa phản ánh chính xác nhóm nợ, chẳng hạn khi nợ đã xảy ra quá hạn thậm chí quá hạn trên 180 ngày nhưng vẫn có thể được xếp vào nhóm nợ thấp nhất nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn), khi tiến hành chấm điểm và xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng vẫn ở hạng AAA, AA, A.”
- Công tác kiểm soát rủi ro của chi nhánh thường tập trung chủ yếu vào khâu kiểm tra trước và trong khi cho vay.“Công tác kiểm tra sau khi cho vay đối với khách hàng thực hiện còn hời hợt, mang tính hình thức, chưa được thường xuyên và chặt chẽ. Ngoài ra, công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ thực hiện chưa thường xuyên, chất lượng còn thấp, chưa dự báo và đưa ra cảnh báo sớm đối với các rủi ro cũng như đề ra các biện pháp hạn chế rủi ro kịp thời. Công tác kiểm soát nội bộ chỉ mới dừng lại ở mức độ là phát hiện, xử lý vụ việc khi xảy ra rủi ro.”
-“Công tác xử lý nợ quá hạn, nợ xấu tại chi nhánh còn chưa hiệu quả:“việc xử lý các khoản nợ quá hạn chủ yếu nhờ vào các biện pháp như gia hạn nợ, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, xử lý rủi ro và bán nợ cho VAMC, cho nên tình trạng nợ gốc, nợ lãi tồn đọng nhiều làm ảnh hưởng đến năng lực tài chính của chi nhánh. Mặc dù tại chi nhánh đã thành lập ban chỉ đạo xử lý nợ xấu và tổ xử lý nợ xấu tại các chi nhánh có nợ xấu cao, nhưng do vẫn còn kiêm nhiệm nên công tác chỉ đạo, giám sát chưa quyết liệt nên hiệu quả chưa cao. Việc xử lý nợ xấu chủ yếu từ việc sử dụng quỹ dự phòng rủi ro, việc thu hồi từ việc xử lý tài sản bảo đảm từ các biện pháp phát mãi tài sản, khởi kiện ra tòa không đạt kết quả cao do thời gian kéo dài.”
2.4.2.2 Nguyên nhân dẫn đến tồn tại, hạn chế
a./ Nguyên nhân từ phía ngân hàng:
- Mô hình tổ chức hệ thống tín dụng thừa kế mô hình truyền thống, chưa phù hợp với xu hướng và thông lệ quốc tế.“Chưa có bộ phận chuyên trách quản lý RRTD mà chủ yếu nằm ở Phòng Kiểm tra, kiểm soát nội bộ, chưa tách biệt giữa ba bộ phận: Quan hệ khách hàng, quản lý rủi ro và quản lý nợ. Vai trò, trách nhiệm của mỗi bộ phận trong mô hình quản lý rủi ro chưa xác định rõ ràng, thiếu tính độc lập. Cán bộ làm công tác quản lý rủi ro còn thiếu, chủ yếu là kiêm nhiệm và chưa có nhiều kinh nghiệm về quản lý rủi ro. Chưa có bộ phận quản lý nợ có vấn đề để hỗ trợ thực hiện xử lý các khoản nợ xấu độc lập, tách bạch với bộ phận khởi tạo khoản vay; chưa có bộ phận chuyên trách về nghiệp vụ xử lý tài sản bảo đảm nên việc xử lý tài sản bảo đảm gặp nhiều khó khăn.”
- Các cơ chế chính sách của ngân hàng còn chưa đồng bộ và chưa theo kịp thông lệ quốc tế.“Agribank đã ban hành các quy chế và văn bản quy định về chính sách tín dụng, tuy nhiên vẫn còn một số chính sách chưa được ban hành hoặc đã ban hành nhưng chưa được bổ sung, chỉnh sửa kịp thời và hệ thống hóa thành quy định chung để thực hiện như: chính sách ưu đãi khách hàng; chính sách cạnh tranh; chính sách lãi suất,...Trong quy chế cho vay của Agribank chưa có quy định hạn mức tín dụng cho từng ngành kinh doanh khác nhau. Điều này có thể gây ra những rủi ro
tiềm ẩn vì nếu tập trung đầu tư quá nhiều vào một ngành, một lĩnh vực thì khi rủi ro xảy ra thì rủi ro đó là rất lớn.”
- Quy trình tín dụng còn nhiều bất cập, lỏng lẻo tạo điều kiện cho cán bộ tín dụng cũng như khách hàng lợi dụng, không chấp hành nghiêm túc quy trình cho vay cũng như các điều kiện vay vốn. Trình độ, năng lực của một bộ phận cán bộ quản lý, cán bộ có liên quan đến công tác tín dụng còn bộc lộ nhiều hạn chế cả về đạo đức, năng lực và trình độ chuyên môn; công tác thẩm định khi cho vay và kiểm tra quản lý vốn vay còn thiếu chặt chẽ, chưa phát hiện kịp thời những sai phạm để xử lý, còn bộ phận cán bộ thiếu trách nhiệm trong công tác xử lý, thu hồi nợ nên chất lượng tín dụng thấp, nợ xấu cao và nợ tiềm ẩn rủi ro lớn.”
- Việc kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay, tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng chưa thường xuyên và kịp thời.“Do khối lượng công việc nhiều cộng với tâm lý ngại gây phiền hà cho khách hàng, cùng với việc kiểm soát sự tuân thủ thực hiện quy trình còn lỏng lẻo nên một số cán bộ tín dụng chưa quan tâm đúng mức công tác kiểm tra sau khi cho vay, không thực hiện đầy đủ quy định kiểm tra, giám sát sau khi cho vay hoặc thực hiện chỉ mang tính hình thức đối phó bằng cách đưa biên bản kiểm tra cho khách hàng ký mà không có kiểm tra thực tế dẫn đến việc khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích mà vẫn tiếp tục giải ngân cho khách hàng trong hạn mức tín dụng đã cấp.”
- Do lực lượng cán bộ phòng kiểm tra, kiểm soát tại hội sở tỉnh còn thiếu và chưa đủ mạnh về mặt chuyên môn nên công tác thanh tra, giám sát hoạt động tín dụng chưa cao, chưa hiệu quả, chưa kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về quy định cấp tín dụng.
-“Chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế, nhiều cán bộ tín dụng chưa nhận thức hết được yêu cầu và tính phức tạp của hoạt động tín dụng trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, chưa đủ trình độ, năng lực và kinh nghiệm thực tế để thẩm định những khoản vay có tính phức tạp; nhiều cán bộ tín dụng còn gặp nhiều khó khăn trong việc đánh giá tình hình tài chính của khách hàng vay. Việc đánh giá
không chính xác tài chính của khách hàng còn xảy ra nhiều, còn tình trạng một khách hàng vay tại nhiều ngân hàng nhưng không có sự kiểm tra, đánh giá về mức độ rủi ro.”
- Việc đánh giá tài sản bảo đảm theo giá thị trường.“Tuy nhiên, Agribank chưa đưa ra các hướng dẫn về việc thu thập các căn cứ để xác định giá thị trường, do đó, mức giá được đưa ra chủ yếu dựa trên đánh giá chủ quan của Agribank. Đồng thời, Agribank chưa tính đến các chi phí xử lý tài sản bảo đảm khi định giá tài sản.”
- Agribank đã ban hành văn bản 8298/NHNo-HSX ngày 08/12/2014 “về việc hướng dẫn một số vấn đề về xử lý tài sản bảo đảm cấp tín dụng trong hệ thống Agribbank” thay thế văn bản số 3894/NHNo-TDHo. Tuy nhiên, do Agribank chưa thành lập một bộ phận chuyên trách về nghiệp vụ xử lý tài sản bảo đảm, do đó, việc xử lý các tài sản này còn gặp nhiều khó khăn.
b./ Nguyên nhân từ phía khách hàng:
-“Trình độ quản lý kinh doanh của khách hàng là cơ sở để dự án vay vốn thực hiện thành công; một số doanh nghiệp kinh nghiệm và năng lực hoạt động còn hạn chế; không nắm bắt được thông tin kịp thời, thiếu thích nghi với cạnh tranh. Vì vậy, khi dự án vay vốn gặp khó khăn, khả năng trả nợ của khách hàng gặp vấn đề, rủi ro tín dụng là điều không thể tránh khỏi.”
-“Sử dụng vốn sai mục đích ghi trên hợp đồng tín dụng khiến cho nguồn trả nợ trở nên bấp bênh. Đây là hậu quả của việc kiểm tra, giám sát không chặt chẽ, hoặc do khách hàng đã dự tính từ trước khi vay vốn, nhưng do yếu tố khách quan, kinh doanh đổ vỡ, nên họ sử dụng vốn sai mục đích dẫn đến việc thanh toán gốc, lãi đúng hạn rất khó xảy ra, rủi ro tín dụng xuất hiện.”
c./ Nguyên nhân do môi trường:
Bên cạnh các yếu tố thuộc về ngân hàng và khách hàng, môi trường hoạt động cũng có thể gây ra rủi ro trong cho vay như:
- Môi trường pháp lý tạo điều kiện cho ngân hàng hoạt động trong hành lang pháp lý.“Tuy nhiên, môi trường pháp lý chưa hoàn thiện và đồng bộ hoặc thay đổi theo hướng bất lợi khiến cho các khoản vay của ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Ví dụ như: chính sách liên quan đến giao dịch đảm bảo tiền vay và các quy định trong xử lý tài sản đảm bảo của ngân hàng, thường gặp khó khăn khi thực hiện do vấn đề quyền sở hữu không rõ ràng hoặc việc khởi kiện đối với những trường hợp nợ xấu mà khách hàng chây ỳ, trốn tránh nghĩa vụ, cố tình không hợp tác với ngân hàng đã gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, phía cơ quan Tòa án không tiếp nhận hồ sơ và đơn khởi kiện với lý do: ngân hàng phải có biên bản làm việc với khách hàng trong đó có nội dung khách hàng không đồng ý giao tài sản cho ngân hàng xử lý thì Tòa án mới tiếp nhận hồ sơ và đơn khởi kiện của ngân hàng.” Điều này đã gây không ít khó khăn cho ngân hàng trong công tác xử lý nợ vì khách hàng không hợp tác, không ký thì không thể khởi kiện được mặc dù ngân hàng đã cung cấp cho Tòa án đầy đủ tài liệu chứng minh khách hàng không hợp tác. Những trường hợp này đã gây tổn thất rất lớn cho ngân hàng.
- Môi trường kinh tế có ảnh hưởng đến sức mạnh tài chính của khách hàng vay và sự thành bại của họ trong kinh doanh.“Thời gian qua, do hệ lụy của khủng hoảng kinh tế còn để lại, nhiều doanh nghiệp tại địa phương làm ăn thua lỗ, mất khả năng trả nợ, phá sản đã làm cho nợ xấu tăng cao. Hoặc một chính sách nào đó của Chính phủ, hay địa phương có thể gây thiệt hại cho một lĩnh vực, một ngành hàng nào đó sẽ làm cho doanh nghiệp gặp khó khăn trong kinh doanh, dẫn tới thua lỗ và nợ xấu phát sinh. Ngoài ra, do ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh, sự biến động của khí hậu, hạn hán, mất mùa làm khách hàng khó khăn không có nguồn trả nợ cũng gây ra không ít rủi ro cho chi nhánh.”
Tóm tắt chương 2