9. KẾT CẤU LUẬN VĂN
3.2.4 Nâng cao chất lượng hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ
Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ là một trong những nội dung quan trọng đối với công tác phòng ngừa rủi ro. Thông qua hoạt động của công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ, ngân hàng có thể phát hiện, ngăn ngừa và chấn chỉnh những sai sót trong quá trình thực hiện quy trình nghiệp vụ tín dụng cũng như rủi ro đạo đức do cán bộ tín dụng gây ra.”
- Kiểm soát tại ngân hàng: Việc kiểm soát tại ngân hàng là nhằm kiểm tra việc tuân thủ các chính sách, quy trình tín dụng, thủ tục vay vốn, tài sản bảo đảm, pháp lý của hồ sơ tín dụng, tính hiện thực về khả năng trả nợ của khách hàng, hồ sơ phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của khách hàng trong thời gia vay vốn. Ngân hàng cần cấu trúc lại bộ máy kiểm tra, kiểm soát nội bộ theo tinh thần của Luật các TCTD ban hành năm 2010, có hiệu lực từ ngày 01/01/2011. Không ngừng thay đổi, hoàn thiện các phương pháp kiểm tra và áp dụng các biện pháp kiểm tra tùy theo từng đối tượng, mục đích và thời điểm kiểm tra.” Để vai trò của công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ ngày càng được nâng cao nhằm hạn chế nhửng rủi ro phát sinh, cần thực hiện một số biện pháp sau:
+ Tập trung kiểm tra, giám sát việc thẩm định tín dụng, việc cấp tín dụng có tuân thủ đúng quy trình nghiệp vụ quy định hay không. Việc xây dựng và tổ chức kiểm tra cần phải theo định kỳ. Ngoài ra, nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường hoặc rủi ro, thì phải đề xuất kiểm tra đột xuất.
+ Tăng cường cán bộ có trình độ, có năng lực, phẩm chất đạo đức tốt, nhiều năm kinh nghiệm trong công tác tín dụng cho Phòng Kiểm tra kiểm soát, nội bộ.
+ Tùy theo tính chất, mức độ của các đợt kiểm tra, đề xuất tăng cường cán bộ trực tiếp làm công tác tín dụng của phòng tín dụng, phòng kế hoạch kinh doanh cùng kiểm tra.
+ Đội ngũ cán bộ kiểm tra phải thường xuyên được bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ và kiến thức pháp luật.
+ Trang bị các công cụ hỗ trợ cần thiết cho công tác kiểm tra, kiểm soát như Ban hành các văn bản hướng dẫn, quy trình kiểm tra mang tính đồng bộ và dễ thực hiện.
+ Quan tâm đến chế độ lương thưởng để nâng cao tinh thần trách nhiệm cho cán bộ kiểm tra, kiểm soát nội bộ, đồng thời cũng quy trách nhiệm, kỷ luật đối với những cán bộ cố tình bỏ qua sai sót hoặc thông đồng với cán bộ làm nghiệp vụ lờ đi những sai sót có tiềm ẩn rủi ro.
- Kiểm tra đối chiếu thực tế việc sử dụng vốn vay của khách hàng:“Cán bộ kiểm tra, kiểm soát nội bộ phải thường xuyên thực hiện kiểm tra, theo dõi và đối chiếu thực tế mục đích sử dụng tiền vay, quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, quá trình trả nợ và giám sát các đảm bảo tín dụng nhằm tránh tình trạng người vay vi phạm các điều khoản đã thỏa thuận trong hợp đồng mà cán bộ tín dụng không phát hiện được hoặc cố tình không phát hiện được. Việc phát hiện và xử lý kịp thời những khoản vay co vấn đề, những khoản vay có biểu hiện không có khả năng thu hồi là biện pháp hữu hiệu góp phần làm giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng.