2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Trung tâm Kinh Doanh VNPT Kiên Giang được thành lập trên cơ sở chia tách Bưu chính Viễn thông từ Bưu điện tỉnh Kiên Giang cũ và chính thức đi vào hoạt động từ 1/1/2008 theo Quyết định số 643/QĐ-TCCB/HĐQT ngày 06/12/2007 của Hội đồng Quản trị Tập Đoàn Bưu chính – Viễn thông Việt Nam.
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ
Trung tâm Kinh Doanh VNPT Kiên Giang là đơn vị trực thuộc tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), đảm nhận cung cấp đầy đủ các dịch vụ viễn thông trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Một số sản phẩm và dịch vụ chính:
Dịch vụ Điện thoại Di động VinaPhone, 34.
Dịch vụ Internet tốc độ cao MegaVNN, Internet cáp quang siêu tốc FTTH.
Dịch vụ thuê kênh riêng, truyền số liệu. Dịch vụ Truyền hình qua Internet MyTV. Dịch vụ Điện thoại cố định, GPhone.
Tư vấn, thiết kế, thực hiện và bảo trì chuyên ngành viễn thông tin học. Các sản phẩm và dịch vụ tin học, giải pháp tích hợp.
Với phạm vi hoạt động rộng khắp từ thành thị đến nông thôn, VNPT Kiên Giang đã đưa các dịch vụ và sản phẩm viễn thông ngày càng trở nên gần gũi, thân thuộc và hữu ích với cộng đồng.
Luôn đón đầu công nghệ mới cùng với đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độ cao, mạng viễn thông do VNPT Kiên Giang quản lý và khai thác là cơ sở hạ tầng quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội địa phương và đất nước. Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật được trang bị hiện đại, công nghệ tiên tiến và luôn được cập nhật ngang tầm với tiến bộ của khu vực và trên thế giới, dung lượng tổng đài, vùng phục vụ không ngừng được mở rộng nhằm phục vụ và đáp ứng tối đa nhu cầu sử dụng dịch vụ của mọi đối tượng khách hàng.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
Cơ cấu tổ chức được tổ chức theo mô hình quản lý trực tuyến chức năng: Giám đốc chỉ đạo toàn bộ hoạt động của cơ quan và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động trước Tổng giám đốc Tổng công ty Dịch vụ Viễn thông. Các phòng chức năng, các đơn vị trực tiếp sản xuất giúp việc và tham mưu cho ban giám đốc ra các quyết định trong lĩnh vực chuyên môn mà mình phụ trách.
Hình 2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của TTKD VNPT – Kiên Giang Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận:
- Ban Giám đốc: Là người đại diện cho Công ty trước Pháp luật và là người chịu trách nhiệm và quyết định điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Ban giám đốc Phòng Tổng hợp nhân sự Phòng Kế hoạch kế toán Phòng Điều hành nghiệp vụ Phòng KH Tổ chức Doanh nghiệp Đài Hổ trợ khách hàng Các Phòng Bán hang Khu vực
- Phòng Tổng hợp nhân sự: Là cơ quan tham mưu, giúp việc cho Giám đốc thực hiện các nội dung về công tác: tổ chức, cán bộ, nhân sự, tiền lương, đào tạo, huấn luyện, chế độ chính sách và công tác thi đua khen thưởng kỷ luật.
- Phòng Kế Hoạch kế toán: Là cơ quan tham mưu, giúp việc cho Giám đốc thực hiện các nội dung về xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch đầu tư, tham mưu, giúp việc cho Giám đốc thực hiện các nội dung công việc về lĩnh vực tài chính, kế toán.
- Phòng Điều hành Nghiệp vụ: Là cơ quan tham mưu, giúp việc cho Giám đốc thực hiện các nội dung liên quan đến công tác Điều hành nghiệp vụ ; Chính sách kinh doanh bán hàng, chăm sóc khách hàng.
- Phòng an ninh khách hàng Tổ chức Doanh nghiệp: Thực hiện kinh doanh, chăm sóc khách hàng Tổ chức, Doanh nghiệp.
2.1.4. Kết quả hoạt động SXKD của VNPT Kiên Giang (2014 – 2018)
Trong thời gian qua, VNPT Kiên Giang đã không ngừng nổ lực phấn đấu triển khai nhiều giải pháp trong sản xuất kinh doanh cũng như chăm sóc khách hàng và phát triển các dịch vụ từ đó đạt được những kết quả như sau:
Bảng 2.1. Kết quả SXKD VNPT-Kiên Giang giai đoạn 2014-2018
STT Năm 2014 2015 2016 2017 2018
1 Kế hoạch (tỷ) 802 850 930 1.010 1.124 2 Thực hiện(tỷ) 806 861 936 1.112 1.130
(Nguồn: Báo cáo tổng kết SXKD qua các năm)
2.1.5. Thị phần của VNPT Kiên Giang trên toàn tỉnh Kiên Giang
Hiện tại trên địa bàn tỉnh Kiên Giang có 07 DN chính tham gia cung cấp dịch vụ VT – CNTT, mỗi DN có một thế mạnh và ưu điểm khác nhau và chuyên sâu về lĩnh vực thế mạnh của mình; Riêng VNPT Kiên Giang là DN nhà nước lâu đời nhất, cung cấp đầy đủ các dịch vụ VT–CNTT và là doanh
nghiệp có cơ sở hạ tầng mạng lưới viễn thông rộng và hoàn thiện nhất. Thị phần từng dịch vụ cụ thể: Điện thoại cố định, VNPT Kiên Giang 82%, Viettel 18%; Điện thoại di động, VNPT Kiên Giang (Vinaphone) 53%, Mobifone 13%, Viettel 26%, S-fone 4%, Vietnammobile 3%, Gmobile 1%.
Hình 2.2 : Thị phần dịch vụ cố định và di động trên toàn tỉnh Kiên Giang
(Nguồn: Phòng Kế hoạch Kế toán TTKD)
- Dịch vụ internet: VNPT Kiên Giang 68%, FPT 12%, Viettel 20% - Dịch vụ truyền hình: VNPT Kiên Giang (MyTV) 15%, Viettel(nextTV) 7%, SCTVCap 20%, FTPOneTV 5%, VTVCap 39%, VTC 10%, K+ 4%.
Hình 2.3 : Thị phần dịch vụ Internet và truyền hình trên toàn tỉnh Kiên Giang
2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI TRUNGTÂM KINH DOANH VNPT – KIÊN GIANGTÂM KINH DOANH VNPT – KIÊN GIANG TÂM KINH DOANH VNPT – KIÊN GIANG
2.2.1. Thực trạng phát triển về số lượng và cơ cấu nhân lực
2.2.1.1. Về số lượng
Cuối năm 2018, nhà ga hành khách Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng được khánh thành và đi vào hoạt động. Để chuẩn bị đội ngũ nhân lực phục vụ hành khách, vận hành máy móc, đảm bảo an ninh an toàn.. phục vụ cho công việc kinh doanh, số lượng nhân viên trong các năm qua tăng lên đáng kể đặc biệt trong năm 2016. Điều này thể hiện trong bảng 2.2 như sau:
Bảng 2.2. Tình hình nhân viên qua các năm
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Tổng số nhân viên Người 170 181 200 231 - Lượng tăng tuyệt đối Người 11 19 31
- Tốc độ tăng % 6 10 15
(Nguồn: Phòng Tổng hợp nhân sự)
Như vậy, so với năm 2015, năm 2016 số lượng nhân viên tăng 11 người, tăng 6%. Năm 2017: tăng 10% tương đương 19 người và năm 2018 tăng 15% tương đương 31 người.
Trước tình hình phát triển và nhu cầu nhân lực để thực hiện các nhiệm vụ của Trung tâm tăng đều qua các năm thể hiện theo biểu đồ sau:
Hình 2.4: Số lượng nhân lực qua các năm tại Trung tâm
(Nguồn: Phòng Tổng hợp nhân sự)
2.2.1.2. Cơ cấu nguồn nhân lực
a. Theo giới tính
Do đặc thù công việc: Lực lượng kinh doanh bán hang thường xuyên di chuyển ngoài thị trường vì vậy tỷ lệ nhân viên nam luôn chiếm tỷ lệ cao hơn nhân viên nữ.
Bảng 2.3: Cơ cấu lao động theo giới tính
ĐVT: người Năm 2016 2017 2018 So sánh % Chỉ tiêu SL % SL % SL % 2017/201 6 2018/2017 Nam 121 66 135 67 160 69 111 118 Nữ 60 34 65 33 71 31 108 109 (Nguồn: Phòng Tổng hợp nhân sự TTKD)
Hình 2.5. Thống kê nhân lực theo giới tính
(Nguồn: Phòng Tổng hợp nhân sự TTKD) b. Theo độ tuổi
Độ tuổi của nhân viên Trung tâm còn trẻ, đa số dưới 40 tuổi – thời kỳ bắt đầu tích lũy được những kinh nghiệm, nhanh nhạy trong việc nắm bắt những công nghệ mới và còn nhiều thời gian để phát huy được khả năng trong công việc.
c. Theo tính chất công việc
Do tính chất công việc của Trung tâm Kinh Doanh là cung cấp dịch vụ, phục vụ khách hàng cả ngày lẫn đêm, một số công việc phải làm ca kíp vì vậy số lao động trực tiếp chiếm tỷ lệ khá lớn trong tổng số lao động của Trung tâm.
Bảng 2.4: Cơ cấu lao động theo tính chất công việc
ĐVT: người Năm 2016 2017 2018 So sánh % Chỉ tiêu SL % SL % SL % 2017/201 6 2018/201 7 LĐ gián tiếp 37 20 41 20,5 47 21 110 114 LĐ trực tiếp 144 79 159 79,5 184 79 110 115 (Nguồn: Phòng Tổng hợp nhân sự TTKD)
Nhìn chung, tỷ lệ giữa lao động trực tiếp và gián tiếp ít biến động qua các năm.
Hình 2.6: Cơ cấu lao động theo tính chất công việc
(Nguồn: Phòng Tổng hợp nhân sự TTKD)
2.2.2. Thực trạng phát triển về chất lượng nguồn nhân lực
2.2.2.1. Phát triển trình độ chuyên môn, nghiệp vụ
Trình độ chuyên môn của nhân viên tại Trung tâm ngày một nâng cao. Trước đây mặt bằng trình độ nói chung thấp, chủ yếu cán bộ ban đầu khi tiếp quản sân bay toàn ở quân đội chuyển sang chưa tốt nghiệp đại học. Hiện nay trình độ đội ngũ cán bộ, nhân viên ngày càng được cải thiện: số lượng nhân viên trình độ đại học, sau đại học ngày càng tăng , trong khi đó trình độ nhân viên trung cấp trở xuống ngày càng giảm.
Bảng 2.5 Cơ cấu lao động theo trình độ học vấn
ĐVT: người Năm 2016 2017 2018 So sánh % Chỉ tiêu SL % SL % SL % 2017/2016 2018/2017 Tiến sỹ 0 0 0 0 0 0 0 0 Thạc sỹ 9 5.0 12 6 15 6.5 133 125 Đại học 80 44.2 94 47 116 50.2 118 123 Cao đẳng 31 17.1 45 22.5 60 26.0 145 133 Trung cấp 36 19.9 30 15 25 10.8 83 83 Phổ thổng 25 13.8 19 9.5 15 6.5 76 79 (Nguồn: Phòng Tổng hợp nhân sự TTKD)
Hình 2.7: Cơ cấu lao động theo trình độ học vấn
(Nguồn: Phòng Tổng hợp nhân sự TTKD)
Nguồn lao động của Cảng được chia ra thành 05 lực lượng chủ yếu là lực lượng quản lý cấp cao, lực lượng quản lý cấp trung, lực lượng quản lý các bộ phận SXKD, lực lượng nhân viên làm chuyên môn nghiệp vụ, lực lượng công nhân trực tiếp, cụ thể:
Bảng 2.6.Cơ cấu lao động theo lực lượng
Chỉ tiêu 2016 2017 2018
1. Quản lý cấp cao 2 3 3
2. Quản lý cấp trung 8 9 10
3. Quản lý các bộ phận kinh doanh 13 14 16
4. Nhân viên nghiệp vụ 30 32 37
5. Công nhân trực tiếp 128 142 165
Tổng 181 200 231
(Nguồn: Phòng Tổng hợp nhân sự TTKD)
Đối với trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của nguồn nhân lực tại Trung tâm, có thể nhận thấy rằng:
Một là, lãnh đạo cấp cao của Trung tâm là những người có năng lực chuyên môn, trình độ chính trị, có kinh nghiệm lâu năm trong kinh doanh, là
những người có tâm huyết, có đủ “tâm và tài”. Cụ thể là trong nhiều năm qua, dưới sự lãnh đạo của Ban giám đốc, tình hình hoạt động của TRung tâm không ngừng phát triển, doanh thu lợi nhuận tăng qua các năm, thực hiện rất tốt nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước, đời sống của người lao động được nâng lên rõ rệt. Điều quan trọng hơn nữa là bộ máy lãnh đạo cấp cao này làm việc với nhau rất lâu, từ ngày công ty mới được thành lập, luôn thống nhất ý kiến, làm việc ăn ý và phối hợp nhịp nhàng trong quá trình lãnh đạo Trung tâm, đây là một ưu điểm rất lớn mà không phải bất kỳ công ty nào cũng có được.
Hai là, quản lý cấp trung của Trung tâm là các giám đốc lĩnh vực và các phó phòng nghiệp vụ. Trình độ của lực lượng này tương đối đồng đều. Tuy đa phần là lãnh đạo trẻ nhưng là những người có năng lực, có tâm huyết với nghề nên việc điều hành tương đối tốt. Đây là lực lượng nòng cốt chịu trách nhiệm tham mưu cho lãnh đạo cấp cao, do vậy lực lượng này càng phát triển thì càng có lợi cho Trung tâm.
Ba là, quản lý các bộ phận kinh doanh trực thuộc Trung tâm như các chức danh Tổ trưởng, nhân viên kinh doanh. Trình độ của lực lượng này không đồng đều, đa phần có trình độ đại học nhưng còn một số là bậc nghề, tuy không có bằng cấp cao nhưng họ là những người có kinh nghiệm lâu năm trong ngành. Với những kinh nghiệm quý giá ấy đã giúp họ làm việc thật tốt, và đã được Cảng cử đi nâng cao trình độ thông qua các khóa học ngắn và trung hạn.
Bốn là, lực lượng nhân viên nghiệp vụ của Trung tâm trực thuộc các phòng chức năng, là bộ phận quan trọng trong nguồn nhân lực của Trung tâm. Đây là bộ phận tham mưu cho các giám đốc lĩnh vực bên cạnh việc thực hiện công việc chuyên môn. Bộ phận này có trình độ tương đối đồng đều. Là nguồn lực trẻ có trình độ nên Trung tâm cần có nhiều chính sách để nguồn lực này cống hiến lâu dài cho Trung tâm.
Năm là, ngành nghề kinh doanh của Trung tâm là dịch vụ hàng không, chủ yếu là làm việc trong môi trường chuyên nghiệp và công nghệ cao nên lao động của Trung tâm cũng có trình độ tương ứng. Tổ trưởng, tổ phó của các bộ phận SXKD là những người vừa trực tiếp thực hiện công việc vừa có trách nhiệm quản lý tổ của mình dưới sự phân công của Giám đốc, Trưởng các Phòng ban. Đa phần họ có trình độ và kinh nghiệm thực hiện các công việc trong Trung tâm.
Nhìn chung, trình độ của cán bộ, nhân viên của Trung tâm tương đối đồng đều, nguồn nhân lực hiện nay đã đáp ứng yêu cầu công việc. Tuy nhiên để tồn tại và phát triển trên thị trường ngày nay thì nguồn nhân lực của Trung tâm cần được nâng lên. Hiện tại, Trung tâm đã có chính sách đào tạo nguồn nhân lực cụ thể, và hiện đang đào tạo nhiều nhân lực để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
2.2.2.2. Phát triển các kỹ năng nghề nghiệp
Ngoài phát trển trình độ chuyên môn, nghiệp vụ thì Trung tâm đã chú trọng bồi dưỡng các kỹ năng nghề nghiệp đáp ứng tốt các nhiệm vụ của Trung tâm đề ra.
Bảng 2.7. Kỹ năng ngoại ngữ và tin học
Kỹ năng 2016 2017 2018 1. Trình độ ngoại ngữ a. Đại học trở lên 12 14 17 b. Chứng chỉ toeic 450 trở lên 8 16 23 c. Chứng chỉ ngoại ngữ khác 161 170 191 2. Trình độ tin học a. Đại học trở lên 40 51 68 b. Cao đẳng, trung cấp 31 42 57 c. Chứng chỉ tin học khác 110 107 106 (Nguồn: Phòng Tổng hợp nhân sự TTKD)
Công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cũng một phần nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của người lao động. Học tập nâng cao
trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ thuật, tay nghề đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất kinh doanh dịch vụ của Trung tâm là nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi của mọi CB.CNV trong Trung tâm. Trung tâm luôn xem nhiệm vụ đào tào, bồi dưỡng về trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ CB.CNV là trọng tâm trong chính sách phát triển nguồn nhân lực của Trung tâm.
Trung tâm luôn khuyến khích CB.CNV tự học tập, cập nhật, tiếp thu kiến thức nhằm không ngừng nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề góp phần tăng năng suất lao động, hiệu suất công tác góp phần nâng cao trình độ quản trị doanh nghiệp trong Trung tâm.
Trung tâm đã có chính sách đào tạo cụ thể trong Quy chế đào tạo. CB.CNV trong Cảng đều có cơ hội tham gia các khóa đào tạo và được hỗ trợ kinh phí đào tạo theo quy định. Trong Quy chế này, Trung tâm đã quy định cụ thể đối tượng đào tạo, điều kiện và tiêu chuẩn đào tạo; hỗ trợ kinh phí đào tạo; bố trí việc làm sau đào tạo; trách nhiệm và nghĩa vụ của người được đào tạo. Sau khi hoàn thành chương trình học, CB.CNV được đào tạo phải phục vụ theo yêu cầu của Trung tâm tối thiểu 5 năm hoặc 3 năm tùy theo từng đối tượng nếu công ty có nhu cầu.
Các hình thức đào tạo mà Trung tâm đã thực hiện: - Đào tạo dài hạn: đào tạo cử nhân, kỹ sư, thạc sĩ. - Đào tạo trung hạn: đào tạo ở bậc trung cấp, cao đẳng.
- Đào tạo ngắn hạn: cử CB.CNV tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn, tay nghề, cập nhật kiến thức phục vụ trực tiếp đối với nhiệm vụ được phân công trong các khóa học ngắn hạn của các Trung tâm đào tạo có uy tín.
- Đào tạo nước ngoài: tham gia các khóa học ngắn hạn nước ngoài và tham quan mô hình hoạt động của các đơn vị trong cùng lĩnh vực hoạt động.