Thực trạng phát triển về chất lượng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN lực tại TRUNG tâm KINH DOANH VNPT KIÊN GIANG (Trang 49 - 62)

2.2.2.1. Phát triển trình độ chuyên môn, nghiệp vụ

Trình độ chuyên môn của nhân viên tại Trung tâm ngày một nâng cao. Trước đây mặt bằng trình độ nói chung thấp, chủ yếu cán bộ ban đầu khi tiếp quản sân bay toàn ở quân đội chuyển sang chưa tốt nghiệp đại học. Hiện nay trình độ đội ngũ cán bộ, nhân viên ngày càng được cải thiện: số lượng nhân viên trình độ đại học, sau đại học ngày càng tăng , trong khi đó trình độ nhân viên trung cấp trở xuống ngày càng giảm.

Bảng 2.5 Cơ cấu lao động theo trình độ học vấn

ĐVT: người Năm 2016 2017 2018 So sánh % Chỉ tiêu SL % SL % SL % 2017/2016 2018/2017 Tiến sỹ 0 0 0 0 0 0 0 0 Thạc sỹ 9 5.0 12 6 15 6.5 133 125 Đại học 80 44.2 94 47 116 50.2 118 123 Cao đẳng 31 17.1 45 22.5 60 26.0 145 133 Trung cấp 36 19.9 30 15 25 10.8 83 83 Phổ thổng 25 13.8 19 9.5 15 6.5 76 79 (Nguồn: Phòng Tổng hợp nhân sự TTKD)

Hình 2.7: Cơ cấu lao động theo trình độ học vấn

(Nguồn: Phòng Tổng hợp nhân sự TTKD)

Nguồn lao động của Cảng được chia ra thành 05 lực lượng chủ yếu là lực lượng quản lý cấp cao, lực lượng quản lý cấp trung, lực lượng quản lý các bộ phận SXKD, lực lượng nhân viên làm chuyên môn nghiệp vụ, lực lượng công nhân trực tiếp, cụ thể:

Bảng 2.6.Cơ cấu lao động theo lực lượng

Chỉ tiêu 2016 2017 2018

1. Quản lý cấp cao 2 3 3

2. Quản lý cấp trung 8 9 10

3. Quản lý các bộ phận kinh doanh 13 14 16

4. Nhân viên nghiệp vụ 30 32 37

5. Công nhân trực tiếp 128 142 165

Tổng 181 200 231

(Nguồn: Phòng Tổng hợp nhân sự TTKD)

Đối với trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của nguồn nhân lực tại Trung tâm, có thể nhận thấy rằng:

Một là, lãnh đạo cấp cao của Trung tâm là những người có năng lực chuyên môn, trình độ chính trị, có kinh nghiệm lâu năm trong kinh doanh, là

những người có tâm huyết, có đủ “tâm và tài”. Cụ thể là trong nhiều năm qua, dưới sự lãnh đạo của Ban giám đốc, tình hình hoạt động của TRung tâm không ngừng phát triển, doanh thu lợi nhuận tăng qua các năm, thực hiện rất tốt nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước, đời sống của người lao động được nâng lên rõ rệt. Điều quan trọng hơn nữa là bộ máy lãnh đạo cấp cao này làm việc với nhau rất lâu, từ ngày công ty mới được thành lập, luôn thống nhất ý kiến, làm việc ăn ý và phối hợp nhịp nhàng trong quá trình lãnh đạo Trung tâm, đây là một ưu điểm rất lớn mà không phải bất kỳ công ty nào cũng có được.

Hai là, quản lý cấp trung của Trung tâm là các giám đốc lĩnh vực và các phó phòng nghiệp vụ. Trình độ của lực lượng này tương đối đồng đều. Tuy đa phần là lãnh đạo trẻ nhưng là những người có năng lực, có tâm huyết với nghề nên việc điều hành tương đối tốt. Đây là lực lượng nòng cốt chịu trách nhiệm tham mưu cho lãnh đạo cấp cao, do vậy lực lượng này càng phát triển thì càng có lợi cho Trung tâm.

Ba là, quản lý các bộ phận kinh doanh trực thuộc Trung tâm như các chức danh Tổ trưởng, nhân viên kinh doanh. Trình độ của lực lượng này không đồng đều, đa phần có trình độ đại học nhưng còn một số là bậc nghề, tuy không có bằng cấp cao nhưng họ là những người có kinh nghiệm lâu năm trong ngành. Với những kinh nghiệm quý giá ấy đã giúp họ làm việc thật tốt, và đã được Cảng cử đi nâng cao trình độ thông qua các khóa học ngắn và trung hạn.

Bốn là, lực lượng nhân viên nghiệp vụ của Trung tâm trực thuộc các phòng chức năng, là bộ phận quan trọng trong nguồn nhân lực của Trung tâm. Đây là bộ phận tham mưu cho các giám đốc lĩnh vực bên cạnh việc thực hiện công việc chuyên môn. Bộ phận này có trình độ tương đối đồng đều. Là nguồn lực trẻ có trình độ nên Trung tâm cần có nhiều chính sách để nguồn lực này cống hiến lâu dài cho Trung tâm.

Năm là, ngành nghề kinh doanh của Trung tâm là dịch vụ hàng không, chủ yếu là làm việc trong môi trường chuyên nghiệp và công nghệ cao nên lao động của Trung tâm cũng có trình độ tương ứng. Tổ trưởng, tổ phó của các bộ phận SXKD là những người vừa trực tiếp thực hiện công việc vừa có trách nhiệm quản lý tổ của mình dưới sự phân công của Giám đốc, Trưởng các Phòng ban. Đa phần họ có trình độ và kinh nghiệm thực hiện các công việc trong Trung tâm.

Nhìn chung, trình độ của cán bộ, nhân viên của Trung tâm tương đối đồng đều, nguồn nhân lực hiện nay đã đáp ứng yêu cầu công việc. Tuy nhiên để tồn tại và phát triển trên thị trường ngày nay thì nguồn nhân lực của Trung tâm cần được nâng lên. Hiện tại, Trung tâm đã có chính sách đào tạo nguồn nhân lực cụ thể, và hiện đang đào tạo nhiều nhân lực để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

2.2.2.2. Phát triển các kỹ năng nghề nghiệp

Ngoài phát trển trình độ chuyên môn, nghiệp vụ thì Trung tâm đã chú trọng bồi dưỡng các kỹ năng nghề nghiệp đáp ứng tốt các nhiệm vụ của Trung tâm đề ra.

Bảng 2.7. Kỹ năng ngoại ngữ và tin học

Kỹ năng 2016 2017 2018 1. Trình độ ngoại ngữ a. Đại học trở lên 12 14 17 b. Chứng chỉ toeic 450 trở lên 8 16 23 c. Chứng chỉ ngoại ngữ khác 161 170 191 2. Trình độ tin học a. Đại học trở lên 40 51 68 b. Cao đẳng, trung cấp 31 42 57 c. Chứng chỉ tin học khác 110 107 106 (Nguồn: Phòng Tổng hợp nhân sự TTKD)

Công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cũng một phần nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của người lao động. Học tập nâng cao

trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ thuật, tay nghề đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất kinh doanh dịch vụ của Trung tâm là nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi của mọi CB.CNV trong Trung tâm. Trung tâm luôn xem nhiệm vụ đào tào, bồi dưỡng về trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ CB.CNV là trọng tâm trong chính sách phát triển nguồn nhân lực của Trung tâm.

Trung tâm luôn khuyến khích CB.CNV tự học tập, cập nhật, tiếp thu kiến thức nhằm không ngừng nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề góp phần tăng năng suất lao động, hiệu suất công tác góp phần nâng cao trình độ quản trị doanh nghiệp trong Trung tâm.

Trung tâm đã có chính sách đào tạo cụ thể trong Quy chế đào tạo. CB.CNV trong Cảng đều có cơ hội tham gia các khóa đào tạo và được hỗ trợ kinh phí đào tạo theo quy định. Trong Quy chế này, Trung tâm đã quy định cụ thể đối tượng đào tạo, điều kiện và tiêu chuẩn đào tạo; hỗ trợ kinh phí đào tạo; bố trí việc làm sau đào tạo; trách nhiệm và nghĩa vụ của người được đào tạo. Sau khi hoàn thành chương trình học, CB.CNV được đào tạo phải phục vụ theo yêu cầu của Trung tâm tối thiểu 5 năm hoặc 3 năm tùy theo từng đối tượng nếu công ty có nhu cầu.

Các hình thức đào tạo mà Trung tâm đã thực hiện: - Đào tạo dài hạn: đào tạo cử nhân, kỹ sư, thạc sĩ. - Đào tạo trung hạn: đào tạo ở bậc trung cấp, cao đẳng.

- Đào tạo ngắn hạn: cử CB.CNV tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn, tay nghề, cập nhật kiến thức phục vụ trực tiếp đối với nhiệm vụ được phân công trong các khóa học ngắn hạn của các Trung tâm đào tạo có uy tín.

- Đào tạo nước ngoài: tham gia các khóa học ngắn hạn nước ngoài và tham quan mô hình hoạt động của các đơn vị trong cùng lĩnh vực hoạt động.

ngành. Mỗi năm, căn cứ vào kế hoạch tuyển dụng và quy chế đào tạo của Trung tâm, phòng tổ chức xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực trong năm đó để đảm bảo phục vụ tốt cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Trung tâm. Trung tâm đã đầu tư cho công tác bồi dưỡng, đào tạo phát triển nguồn nhân lực như sau:

Bảng 2.8: Chi phí đào tạo qua các năm

ĐVT: 1.000 đồng

Chi phí đào tạo Năm

2016 Năm 2017 Năm 2018 Trong nước 362.000 432.000 462.000 Nước ngoài 40.300 51.311 80.512 Tổng cộng 402.300 483.311 542.512

(Nguồn: Phòng Kế hoạch Kế toán TTKD )

Bảng 2.9 : Tình hình đào tạo tại Trung tâm

ĐVT: người

Đào tạo Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Trong nước

- Cao học 02 02 03

- Đại học 14 18 21

- Cao đẳng, trung cấp - - - - Bồi dưỡng, tập huấn 100 132 152 - Tham dự hội thảo 24 26 29

Nước ngoài 02 02 02

Tổng cộng 142 180 207

(Nguồn: Phòng Tổng hợp nhân sự TTKD)

Bảng 2.10 : Thống kê các chương trình đào tạo của Trung tâm từ năm 2016-2018

Hình thức đào tạo

Chương trình đào tạo/ngành

1. Đào tạo dài hạn

Cao học ngành Quản trị kinh doanh ; Đại học ngành Kế toán; Quản trị kinh doanh; Lưu trữ - Quản trị văn phòng

2. Đào tạo trung hạn

Trung cấp chính trị. 3. Đào tạo

ngắn hạn

Nghiệp vụ đấu thầu cơ bản; Xây dựng và quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị; Giám đốc sản xuất; Giám đốc điều hành; Giám đốc tài chính; Giám đốc chất lượng; Kế toán chuyên nghiệp; Kỹ năng quản lý nhân sự; Nghiệp vụ thư ký- Quản trị văn phòng; Ứng dụng CNTT trong quản lý nhân sự; Ứng dụng CNTT trong quản lý điều hành doanh nghiệp; Công cụ quản lý và năng suất lao động trong các loại hình doanh nghiệp; Nghiệp vụ bảo vệ; Tập huấn pháp luật lao động; An toàn vệ sinh lao động.

4. Đào tạo nước ngoài

Tham quan công nghệ, học hỏi kinh nghiệm, khảo sát thị trường các nước Hàn Quốc, Nhật Bản..

5. Tham dự hội nghị

Tham quan, tham dự các cuộc hội nghị, hội thảo khoa học chuyên ngành Viễn thông, CNTT..

(Nguồn: Phòng Tổng hợp nhân sự TTKD)

Từ thực tế về trình độ của nguồn nhân lực, những năm vừa qua Trung tâm đã tiến hành các khóa đào tạo ngắn hạn, dài hạn để nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng làm việc cho người lao động. Để nâng cao trình độ của cấp quản lý, trong năm 2017-2018, Trung tâm đã cho các trưởng phó các bộ phận học các lớp chuyên sâu như: lớp giám đốc tài chính, giám đốc điều hành, giám đốc sản xuất…Ngoài ra, Công ty còn cử nhân viên theo học các lớp đại học chuyên ngành kế toán, luật, Quản trị kinh doanh, văn thư lưu trữ… phục vụ cho nhu cầu về con người trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Bên cạnh đó, Trung tâm còn hỗ trợ kinh phí học tập cho con của người lao động trong đơn vị nếu học về ngành Quản trị kinh doanh tại các

trường đại học, cao đẳng. Và đây cũng là nguồn lực trong tương lai của Trung tâm vì những người được Trung tâm đào tạo phải ký cam kết phục vụ cho Trung tâm sau khi tốt nghiệp.

2.2.2.3. Phát triển trình độ nhận thức của người lao động

Một điều quan tâm nữa của Ban lãnh đạo Trung tâm là đạo đức tác phong của CB.CNV. Ngoài việc có năng lực chuyên môn, người lao động cần phải có đạo đức tác phong tốt. Trung tâm Kinh doanh VNPT-Kiên Giang là đơn vị kinh doanh phục vụ xã hội, phục vụ nhân dân, đặt lợi ích đơn vị sau lợi ích của nhân dân đòi hỏi nguồn nhân lực đặc biệt là đội ngũ lãnh đạo, quản lý phải được lựa chọn kỹ về mặt phẩm chất đạo đức như tinh thần trách nhiệm với xã hội, với ngành và sự tận tụy với nhân dân, với khách hàng.

Đảng bộ Trung tâm đã đưa ra “quy chuẩn đạo đức” rất cụ thể về ý thức, hành động và một số nội dung mà mỗi thành viên trong Trung tâm cần phải tránh. Ngoài ra, Trung tâm đã đưa quy định về tác phong, trang phục, thái độ nơi làm việc trong Nội quy lao động như sau: Tất cả CB.CNV phải có tác phong lịch sự, trang phục phù hợp với môi trường làm việc và thực hiện nghiêm quy tắc ứng xử của người VNPT.

Bên cạnh đó, Trung tâm cũng đã quy định rất cụ thể các hình thức kỷ luật trong nội quy lao động để hạn chế tình hình vi phạm kỷ luật của người lao động. Có 03 hình thức kỷ luật: Hình thức khiển trách; Hình thức kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng hoặc chuyển làm công việc khác có mức lương thấp hơn trong thời hạn tối đa là 06 tháng hoặc cách chức; Hình thức sa thải.

Bảng 2.11 : Tình hình kỹ luật của Trung tâm từ năm 2016 -2018

Hình t hức kỷ luật lao động Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Hình thức 1 02 01 0 Hình thức 2 0 0 0 Hình thức 3 0 0 0 % so với tổng số lao động 1% 0.5 % 0% (Nguồn: Phòng Tổng hợp nhân sự TTKD)

Nhìn vào bảng trên ta thấy tình hình lao động vi phạm quy định bị kỷ luật rất thấp, năm 2016 có có 02 lao động bị kỷ luật, chiếm tỷ lệ 1% so với tổng số lao động; năm 2017 chỉ có 1 người bị kỷ luật chiếm tỷ lệ 0.5%; đến năm 2018 tình hình tốt hơn là không có lao động nào bị kỷ luật. Đây là một dấu hiệu đáng mừng cho Công ty. Qua đó cũng cho thấy việc quy định cụ thể những hình thức kỷ luật của Trung tâm cũng đã đem lại hiệu quả.

Như vậy, về cơ bản, đội ngũ CB.CNV của Trung tâm có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, luôn được rèn luyện về đạo đức nghề nghiệp để thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Trung tâm luôn hướng người lao động của mình luôn có tinh thần trách nhiệm, cầu tiến, biết chung tay cùng cộng đồng, thường xuyên tuyên truyền, giáo dục cho toàn thể CB.CNV nêu cao tinh thần tự rèn luyện nâng cao phẩm chất đạo đức, cảnh giác với mọi biểu hiện tiêu cực bằng các quy định rất cụ thể, rõ ràng.

Để kích thích tinh thần làm việc hăng say và hiệu quả, Ban lãnh đạo Trung tâm đã xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá xếp loại rõ ràng, minh bạch từ cơ sở.

Hiện nay, tại Trung tâm sử dụng phương pháp thang điểm để đánh giá mức độ hoàn thành công việc cho đối tượng là cá nhân:

Có 04 mức đánh giá cho đối tượng là cá nhân như sau: - Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chuyên môn.(A1)

- Hoàn thành tốt nhiệm vụ. (A) - Hoàn thành nhiệm vụ.(B)

- Không hoàn thành nhiệm vụ. (C)

Hằng năm căn cứ vào các tiêu chí đánh giá, mỗi nhân viên đều tự đánh giá, cho điểm và xếp loại mức độ hoàn thành công việc của mình với quy định như sau:

Mức A1: Từ 91 đến 100 điểm Mức A: Từ 71 đến 90 điểm Mức B: Từ 51 đến 70 điểm Mức C: Dưới 50 điểm

Để đánh giá mức độ hoàn thành công việc cho đối lượng là tập thể - các bộ phận là Trung tâm hoặc phòng chức năng:

Có 03 mức đánh giá cho tập thể như sau: - Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.(A1) - Hoàn thành nhiệm vụ. (A)

- Hoàn thành nhiệm vụ được giao ở mức độ thấp.(B)

Căn cứ vào tiêu chí đánh giá và kết quả hoàn thành kế hoạch, cấp trên trực tiếp quản lý bộ phận tự chấm điểm, đánh giá mức độ hoàn thành và đề xuất hình thức khen thưởng của tập thể sau đó lấy biểu quyết thông qua trước cuộc họp tổng kết cuối năm của bộ phận đó.

Mức độ hoàn thành của bộ phận được quy định như sau: Mức A1: Từ 91 đến 100 điểm

Mức A: Từ 61 đến 90 điểm Mức B: 50 điểm trở xuống

Kết quả xếp loại nhân viên giai đoạn 2016-2018 được thống kê như sau:

Bảng 2.12. Bảng tổng hợp tỷ lệ xếp loại nhân viên năm 2016 – 2018

STT Mức độ phân loại

2016 2017 2018

SL % SL % SL %

1 Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ (A1) 41 22.7 53 26.5 64 27.7 2 Hoàn thành tốt nhiệm vụ (A) 131 72.4 140 70 160 69.3

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN lực tại TRUNG tâm KINH DOANH VNPT KIÊN GIANG (Trang 49 - 62)