Xử lý bằng tài sản đảm bảo

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG tại PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH xã hội HUYỆN gò QUAO TỈNH KIÊN GIANG (Trang 39 - 40)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.4.1. Xử lý bằng tài sản đảm bảo

Ngân hàng có thể tự tổ chức quản lý hoặc bàn giao khoản nợ xấu cho công ty quản lý nợ trực thuộc để tiếp tục theo dõi các khoản nợ nhằm thực hiện thu hồi nợ thông qua việc xử lý các tài sản đảm bảo khoản nợ, khai thác tài sản đảm bảo, tiếp tục theo đuổi các vụ kiện để thu hồi một phần nợ từ thanh lý tài sản của DN phá sản. Tuy nhiên, thực hiện giải pháp này, các chủ nợ vẫn mất nhiều thời gian và tiền bạc để thu hồi nợ xấu, vẫn phải duy trì một bộ máy, bộ phận riêng để quản lý nợ xấu.

1.2.4.2. Tài trợ thu nợ có chiết khấu

trị triết khấu do chủ nợ và DN thoả thuận nhưng theo hướng có lợi cho DN nhằm thúc đẩy khách nợ thanh toán dứt điểm khoản nợ, chủ nợ tuy chịu thiệt một chút nhưng cũng sớm thu hồi được một phần vốn và cắt bỏ được "cục nợ" dây dưa này.

1.2.4.3. Bán nợ cho các tổ chức có chức năng

Đây là phương án xử lý nợ xấu nhanh nhất giúp chủ nợ thu hồi một phần vốn kinh doanh để phục vụ cho các nhu cầu và cơ hội kinh doanh mới, nhằm cải thiện tình hình tài chính. Hiện nay, mới chỉ có Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp (DATC) của Bộ Tài chính đang thực hiện nghiệp vụ này.

1.2.4.4. Trích lập dự phòng để xử lý rủi ro

Việc trích lập dự phòng tổn thất được thực hiện đối với các khoản nợ quá hạn, chia theo 5 nhóm, tỷ lệ trích lập khác nhau:

+ Nhóm 1: 0% + Nhóm 2: 5% + Nhóm 3: 20% + Nhóm 4: 50% + Nhóm 5: 100%

1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG NGÂN HÀNG

Có hai nhân tố cơ bản liên quan đến quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG tại PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH xã hội HUYỆN gò QUAO TỈNH KIÊN GIANG (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w