Nhân tố bên ngoài

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG tại PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH xã hội HUYỆN gò QUAO TỈNH KIÊN GIANG (Trang 42 - 46)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3.2. Nhân tố bên ngoài

+ Môi trường kinh doanh:

Môi trường kinh doanh có rất nhiều nhân tố tác động đến hoạt động tín dụng của ngân hàng mà khi hoạch định chính sách cần phải đặc biệt chú ý:

Năng lực về vốn và sản xuất kinh doanh của khách hàng Tốc độ tăng trưởng kinh tế

Các nguồn lực sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh Thị trường chi phối quản lý tín dụng

Lạm phát tác động tiêu cực đến quản lý tín dụng NHTM Yếu tố chính trị - xã hội

Tất cả những hệ quả này, rõ ràng ảnh hưởng xấu đến khả năng thu hồi nợ của các ngân hàng đối với các khoản tiền đã cho vay và khả năng tiếp nhận vốn vay của những dự án đã có trong kế hoạch giải ngân mà quản lý tín dụng của ngân hàng phải tính đến

+ Chính sách tài chính, tiền tệ và tín dụng của Nhà nước

nhà nước cả về khách quan và chủ quan

Về khách quan, khi nhà nước có chính sách khuyến khích phát triển một ngành, một lĩnh vực, khu vực kinh tế nào đó, nhà nước sẽ sử dụng các công cụ về tiền tệ - tín dụng như giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các NHTM đối với nguồn vốn huy động để đầu tư cho khu vực kinh tế đó, cho các NHTM vay vốn phát triển tín dụng ưu đãi, vốn ODA của các tổ chức quốc tế với lãi suất thấp...

Về chủ quan, hoạt động tín dụng của NHTM phải tuân thủ mục tiêu chung của quản trị tín dụng quốc gia, vì vậy buộc NHTM phải điều chỉnh quản trị tín dụng của mình cho phù hợp với chính sách chung của nhà nước. Để đạt được mục tiêu của mình, nhà nước sử dụng mệnh lệnh hành chính để buộc các tổ chức tín dụng, đặc biệt là các tổ chức tín dụng của nhà nước phải ưu tiên tập trung vốn đầu tư, hoặc rút vốn khỏi đối tượng cần điều chỉnh khi nhấn mạnh về quản trị tín dụng của NHTM phải phục vụ quản trị tín dụng chung của nhà nước.

+ Khách hàng:

Mặt tích cực: Đây là đối tượng mà mọi Ngân hàng đều quan tâm chăm sóc, đóng vai trò quan trong trong quá trình phát triển kinh doanh của ngân hàng, NHTM phát triển, tăng trưởng lợi nhuận, tạo dựng thương hiệu, mở rông quy mô thị trường... là nhờ sự hợp tác tốt của khách hàng, hoạt động tín dụng là lĩnh vục thể hiện rõ nhất vai trò của khách hàng đối với ngân hàng. Ngân hàng cho vay khách hàng tốt, quan hệ giao dịch thường xuyên ổn định sẽ mang lại lợi ích cho hai bên, sẽ tác động tích cực giúp ngân hàng đạt chất lượng tín dụng, giúp khách hàng và ngân hàng tồn tại và phát triển.

Mặt hạn chế: NHTM cho vay với những khách hàng có sức khỏe tài chính kém, hoạt động kinh oanh không hiệu quả làm gia tăng nợ xấu cho ngân hàng ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng và công tác quản lý rủi ro tín dụng

cho ngân hàng

+ Sự cạnh tranh của các Ngân hàng

Trên thị trường tài chính hiện nay tồn tại rất nhiều Ngân hàng lớn nhỏ hoạt động cạnh tranh nhau rất khốc liệt, trong quá trình cạnh tranh các ngân hàng thường dành dật khách hàng của nhau thông qua các công cụ: Lãi suất, chính sách cho vay, mở giới hạn tín dụng, đơn giản thủ tục cho vay, hình thức tài sản đảm bảo.... dẫn đến phát sinh nhiều rủi ro tín dụng trong quá trình cho vay của các ngân hàng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 của luận văn đã nêu rõ những vấn đề về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng trong ngân hàng thương mại. Trong các hoạt động ngân hàng thì hoạt động tín dụng là cơ bản, quan trọng, mang lại lợi nhuận chủ yếu nhưng cũng tiềm ẩn nhiểu rủi ro lớn ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của ngân hàng thương mại. Để hạn chế những rủi ro tín dụng, cần thực hiện tốt công tác quản trị rủi ro tín dụng. Quản trị rủi ro tín dụng là quá trình ngân hàng tác động đến hoạt động tín dụng thông qua bộ máy và công cụ quản lý để phòng ngừa, cảnh báo, đưa ra các biện pháp nhằm hạn chế đến mức tối đa việc không thu được đầy đủ cả gốc và lãi của khoản vay hoặc thu gốc và lãi đúng hạn. Nên nội dung của quản trị rủi ro tín dụng phải đi từ việc nhận diện các rủi ro từ hoạt động cho vay, phải đo lường và kiểm soát các chỉ tiêu liên quan đến hoạt động cho vay; phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng ( thông thường rủi ro tín dụng đến từ khách hàng và đến từ bộ máy quản lý và qui trình cho vay của ngân hàng). Nếu mọi thông tin chính xác, kịp thời và qui trình quản lý chặt chẽ sẽ hạn chế được các rủi ro tín dụng.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG tại PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH xã hội HUYỆN gò QUAO TỈNH KIÊN GIANG (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w