Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG tại PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH xã hội HUYỆN gò QUAO TỈNH KIÊN GIANG (Trang 78)

- Hạn chế trong công tác xử lý nợ xấu Hiện tại PGD chỉ mới áp dụng

2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan

a. Từ phía khách hàng vay vốn

Khách hàng thiếu kiến thức, kỹ năng trong sử dụng vốn vay: Đối

tượng thụ hưởng nguồn vốn tín dụng chính sách là hộ nghèo, hộ chính sách, các hộ gia đình sinh sống ở các vùng, miền đặc biệt khó khăn, các xã vùng sâu, vùng xa. Trình độ dân trí còn ở mức thấp, yếu kém trong dự đoán các vấn đề đầu tư vốn cho sản xuất, kinh doanh, sức khoẻ yếu, yếu kém trong quản lý và chi tiêu trong gia đình. Tập quán sinh hoạt còn mang tính tự cung tự cấp, cuộc sống không ổn định, phần lớn là thiếu kiến thức, chưa biết tính toán trong sản xuất, kinh doanh và chưa quen với quan hệ tín dụng.

Khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích: Với mục tiêu

cho vay vốn để giải quyết việc làm, kinh doanh sản xuất thoát nghèo nên lãi suất ưu đãi và hướng đến các chương trình cho vay như trồng trọt, chăn nuôi, mua nông cụ,…Tuy nhiên có nhiều trường hợp trong hồ sơ vay vốn đề nghị vay vốn sản xuất lại dùng để kinh doanh, đề nghị vay vốn mua nông cụ thì lại

dùng để chăn nuôi… dẫn đến những rủi ro ngoài ý muốn. Chưa kể đến những trường hợp vì lãi suất cho vay hấp dẫn của NHCSXH nên cố tình cung cấp thông tin thiếu chính xác về gia cảnh để được vay ưu đãi hoặc đứng tên vay hộ cho những cá nhân, tổ chức không thuộc diện vay ưu đãi để hưởng chênh lệch lãi suất.

Khách hàng không có thiện chí trả nợ: Vì đối tượng vay vốn của

NHCSXH là những đối tượng chính sách nên lãi suất cho vay thấp và các biện pháp xử lý nợ xấu cũng “ nhẹ “ hơn so với các NHTM, cụ thể là các biện pháp giãn nợ, khoanh nợ, xóa nợ. Chưa có những chế tài hành chính hoặc pháp lý mạnh, không có ràng buộc về tài chính như tài sản đảm bảo… dẫn đến tâm lý chây ỳ, thiếu thiện chí trả nợ của một bộ phận khách hàng.

b. Nguyên nhân về chất lượng hoạt động của Tổ TK&VV

Phương thức cho vay của NHCSXH là trực tiếp hoặc uỷ thác bán phần thông qua các tổ chức tín dụng, tổ chức chính trị - xã hội. Hoạt động tín dụng thông qua Tổ TK&VV được hình thành theo ấp, khu phố.

Các cấp hội, đoàn thể ở xã và Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn là cầu nối trung gian giữa ngân hàng với hộ vay trong việc quản lý cho vay và thu hồi nợ. Một số cán bộ hội và Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn chưa thấy được quyền lợi và trách nhiệm của việc ký kết hợp đồng uỷ thác nên không coi trọng việc quản lý giám sát hoạt động của tổ, chưa thực hiện đúng quy ước về thu nợ, thu tiết kiệm. Có nơi việc thành lập tổ chỉ bầu Tổ trưởng trên danh nghĩa, không quan tâm đôn đốc tổ viên còn lại dẫn đến không ai nhắc nhở nợ và hộ vay không thực hiện trả nợ. Mặt khác, cán bộ hội chưa thật sự quan tâm giám sát theo dõi các khoản nợ, nhất là các khoản nợ tồn đọng, nợ khó đòi, nợ quá hạn, nợ chiếm dụng xâm tiêu.

Chất lượng hoạt động của tổ không tốt, ảnh hưởng không nhỏ đến rủi ro tín dụng. Tổ hoạt động kém; không sinh hoạt tổ theo định kỳ, bình xét cho vay

không công khai, dân chủ, thành viên trong tổ không có tinh thần tương trợ, không giúp đỡ nhau trong việc dự kiến đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, trồng cây gì, nuôi con gì có hiệu quả hơn, vừa có thu nhập để ổn định cuộc sống gia đình, sớm thoát nghèo vừa có đủ khả năng để trả nợ vốn vay. Các thành viên trong Tổ TK&VV chưa kiên quyết trong việc bình xét cho vay tại tổ, chưa giám sát việc sử dụng vốn vay, chưa tạo ra sức ép của tổ đối với cá biệt hộ vay vốn có nợ quá hạn, nợ chây ỳ, là nguyên nhân cơ bản dẫn đến rủi ro tín dụng.

c. Nguyên nhân về vai trò quản lý, điều hành của các đơn vị nhận uỷ thác

Thực hiện văn bản thoả thuận về việc uỷ thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách giữa NHCSXH và các tổ chức chính trị - xã hội, vai trò quản lý và điều hành của các cấp Hội Nông dân, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên là cực kỳ quan trọng, có tác động rất lớn đến việc hạn chế thấp nhất rủi ro tín dụng.

Nơi nào có sự chỉ đạo việc thành lập, củng cố hoạt động của Tổ TK&VV, đúng quy trình, duy trì sinh hoạt tổ định kỳ, bình xét cho vay công khai, thường xuyên giám sát quá trình sử dụng vốn vay của hộ vay vốn, có sự phối kết hợp chặt chẽ với cơ quan khuyến nông, khuyến lâm để hỗ trợ hộ nghèo về kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, sử dụng vốn vay hiệu quả và sử lý dứt điểm các trường hợp phát sinh nợ xấu, nơi đó tiềm ẩn rủi ro tín dụng thấp. Ngược lại, ở những nơi các cấp hội nhận uỷ thác cho vay, không có sự kiểm tra, kiểm soát và tranh thủ sự chỉ đạo của cấp uỷ, Chính quyền địa phương để chỉ đạo hoạt động của Tổ TK&VV, nguồn vốn tín dụng chính sách phát huy hiệu quả kém, nguyên nhân rủi ro tín dụng là rất cao.

Một bộ phận cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương và các hội, đoàn thể nhận thức chưa đầy đủ, thậm chí đôi lúc còn lệch lạc, chưa xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;

chưa thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ theo các quy định hiện hành, từ đó dẫn đến tình trạng thiếu sâu sát nhân dân địa phương để nắm bắt tình hình nợ của từng hộ vay; không kịp thời và kiên quyết trong công tác xử lý nợ chây ỳ, xâm tiêu, nợ tồn đọng... thậm chí đôi lúc còn bế tắc, không có giải pháp hữu hiệu để thu hồi nợ. Mặt khác, cán bộ hội đoàn thể cấp xã chưa nhiệt tình trong công tác phối hợp với Ngân hàng trong việc xử lý nợ, thêm vào đó, lại thường xuyên thay đổi, ảnh hưởng đến công tác phối kết hợp trong việc triển khai cho vay và thu hồi nợ.

Khi cho vay vốn các tổ chức địa phương chưa có sự lồng ghép với nội dung tập huấn những kiến thức về khoa học kỹ thuật, hướng dẫn chăn nuôi trồng trọt dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn vay thấp.

d. Từ phía ngân hàng

Việc bố trí cán bộ làm công tác xử lý nợ chưa được quan tâm đúng mức nên kết quả đem lại còn hạn chế là điều không tránh khỏi.

Việc chấp hành chế độ và quy trình nghiệp vụ của một số cán bộ làm công tác tín dụng còn lỏng lẻo vì vậy hiệu quả đem lại chưa cao.

Cơ chế kiểm tra, kiểm soát nội bộ được thực hiện sau khi các nghiệp vụ thực hiện hoàn thành sau một thời gian nên việc phát hiện sai sót và yêu cầu chấn chỉnh, sửa chữa thường không kịp thời, có những vụ việc đã xảy ra hậu quả mới phát hiện hoặc khi phát hiện thì sự việc khó khắc phục…

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 đã phân tích tình hình hoạt động tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng tại PGD NHCSXH huyện Gò Quao. Bên cạnh những thành tựu đạt được thì tình hình tín dụng của PGD NHCSXH huyện Gò Quao vẫn còn nhiều rủi ro. Trong thời gian qua PGD NHCSXH huyện Gò Quao đã có nhiều cố gắng trong việc xây dựng mô hình quản trị rủi ro tín dụng từ việc phân tích những nguyên dân dẫn đến rủi ro, nhận diện rủi ro, đo lường rủi ro, kiểm soát rủi ro… Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan nên công tác quản trị rủi ro của PGD NHCSXH huyện Gò Quao còn nhiều hạn chế, chưa thực sự phát huy hết vai trò quản lý rủi ro cho hoạt động tín dụng của PGD. Qua việc phân tích những nguyên nhân, tồn tại, hạn chế trong công tác quản trị rủi ro tín dụng là tiền đề để đưa ra các giải pháp để hoàn thiện mô hình quản trị rủi ro tín dụng tại PGD NHCSXH huyện Gò Quao trong Chương 3.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ

HỘI HUYỆN GÒ QUAO, TỈNH KIÊN GIANG

3.1. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG, QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN GÒ QUAO

3.1.1. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện Gò Quao đến năm 2025

Nghị quyết về phương hướng nhiệm vụ giai đoạn 2020-2025 của Đại hội Đảng bộ huyện đã nhấn mạnh nội dung tập trung nguồn lực cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện có hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, tăng trưởng kinh tế phải gắn với an sinh xã hội. Với các chỉ tiêu phát triển chủ yếu: tốc độ tăng trưởng kinh tế 14,5%; thu nhập bình quân đầu người 45,8 triệu đồng/người/năm; bình quân hằng năm giá trị sản xuất CN-TTCN 15%, giá trị sản xuất ngành dịch vụ tăng 18%, giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 4%, tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng trên 25%; phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn thị xã bình quân trên 1%/năm theo chuẩn nghèo quốc gia giai đoạn 2016- 2020; Giải quyết việc

làm mới hằng năm cho hơn 2.270 lao động.

Phòng Giao dịch NHCSXH huyện Gò Quao thường xuyên bám sát mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của thị xã, thực hiện cho vay các chương trình tín dụng ưu đãi gắn với công tác chuyển dịch cơ cấu cây trồng, con vật nuôi, phát triển ngành nghề, làng nghề truyền thống, giải quyết được nhiều lao động có việc làm và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, góp phần tích vào việc phát triển kinh tế, giảm nghèo, giải quyết việc làm, đảm bảo an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện.

3.1.2. Định hướng phát triển hoạt động tín dụng

Gò Quao là địa phương chuyên canh lúa nước và sử dụng máy móc thiết bị vào sản xuất khá tốt, lực lượng lao động dư thừa phải đi tìm việc làm ở các thành phố, các khu công nghiệp ngoài huyện, ngoài tỉnh. Theo thống kê của địa phương đến 31/12/2020, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn chỉ giải quyết được 1.996 lao động, còn có 14.926 lao động đi làm ở ngoài tỉnh có độ tuổi từ 18-45 tuổi. Vì vậy, việc hỗ trợ người dân vay vốn phát triển sản xuất là chủ trương đúng đắn và kịp thời của Chính phủ, góp phần giúp người dân thoát nghèo bền vững, ổn định kinh tế địa phương. Mặc dù, nguồn vốn vay của Ngân hàng Chính sách xã hội đến kịp thời với người dân, thay đổi rõ nét đời sống kinh tế của các đối tượng chính sách. Nhưng vẫn còn một số hộ sử dụng nguồn vốn vay chưa hiệu quả hoặc chưa mạnh dạn vay vốn, nhiều hộ được vay nhưng thiếu phương thức, mô hình làm kinh tế nên nguồn vốn vay không phát huy được hiệu quả, nguồn vốn ủy thác từ Ngân sách địa phương còn hạn chế. Để tháo gỡ khó khăn, bên cạnh vấn đề đưa nguồn vốn đến với người nghèo và các đối tượng chính sách khác cần có phương thức, mô hình làm kinh tế hiệu quả đến từng hộ, lồng ghép có hiệu quả nguồn vốn khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư với nguồn vốn vay tín dụng chính sách, tuyên truyền ý thức sử dụng vốn vay đúng mục đích, hiệu quả và hoàn

trả đúng hạn,… để dòng vốn tín dụng chính sách phát huy được vay trò thiết thực của nó và trở thành động lực cho bà con thoát nghèo và vươn lên làm giàu chính đáng.

Ngân hàng tiếp tục bám sát mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của huyện, sự chỉ đạo của NHCSXH tỉnh và cấp ủy, chính quyền địa phương để đảm bảo đủ nguồn vốn cho vay, đáp ứng nhu cầu vốn của người dân trong những năm tiếp theo.

Phòng Giao dịch NHCSXH huyện Gò Quao định kỳ sơ kết, đánh giá báo cáo UBND, Ban Đại diện HĐQT huyện về kết quả hoạt động, những khó khăn, kịp thời tham mưu đề xuất các giải pháp để nâng cao chất lượng tín dụng và thực hiện có hiệu quả phương hướng hoạt động những năm tiếp theo; Chỉ đạo cán bộ tín dụng tích cực triển khai thực hiện đề án, phương án nâng cao chất lượng tín dụng trên địa bàn, chủ trì phối hợp với UBND xã, thị trấn thu hồi nợ xấu, đưa ra xử lý trước pháp luật đối với các đối tượng chiếm dụng, vay ké, các trường hợp người vay có khả năng trả nợ nhưng chây ỳ không thực hiện nghĩa vụ trả nợ.

Kiểm soát tăng trưởng dư nợ, đảm bảo dư nợ tăng trưởng bình quân hàng năm khoảng 10%.

Cơ cấu lại danh mục tín dụng theo ngành nghề, lĩnh vực theo hướng ưu tiên tập trung cho vay theo ngành nghề, khách hàng tốt; đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ.

Nâng cao chất lượng tín dụng kiểm soát tỷ lệ nợ xấu dưới 0,2%.

Hoàn thiện, phát huy hiệu lực và hiệu quả hoạt động của hệ thống kiểm tra, kiểm soát và phân tích, cảnh báo rủi ro; phát triển hệ thống quản lý rủi ro.

Tập trung thực hiện kế hoạch tín dụng năm 2021 và các năm tiếp theo với tỷ lệ tăng trưởng bình quân đạt từ 10%/năm, không để ách tắc nguồn vốn; phối hợp với các ban, ngành ưu tiên nguồn vốn để thực hiện chương trình xây

dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện; Rà soát danh sách các trường hợp nợ xấu để báo cáo và tham mưu cho UBND các cấp, các cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định, các trường hợp đặc thù tham mưu UBND huyện trình các Ban, Ngành xem xét xử lý.

3.1.3. Định hướng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng

Hoạt động quản trị rủi ro tín dụng là vấn đề có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt được NHCSXH nói chung, PGD huyện Gò Quao nói riêng quan tâm hàng đầu. Từ thực trạng tín dụng đơn vị, PGD NHCSXH huyện Gò Quao đã đưa ra những định hướng hạn chế rủi ro tín dụng như sau:

Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc quản lý, thực hiện các chương trình tín dụng và hoạt động của NHCSXH huyện, kịp thời phát hiện và đề xuất cơ quan có thẩm quyền xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật, không để xảy ra việc lợi dụng chính sách của Nhà nước để trục lợi bất chính hoặc gây khó khăn cản trở các đối tượng chính sách tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ. Duy trì nghiêm túc chế độ họp Ban đại diện HĐQT theo định kỳ, đánh giá nghiêm túc việc chấp hành của các thành viên, việc thực hiện Nghị quyết và thực hiện các chỉ đạo của lãnh đạo các cấp đến hoạt động của NHCSXH.

Đẩy mạnh công tác kiểm soát nội bộ với mục tiêu quan trọng xây dựng được hệ thống tìm kiếm những xu hướng tiềm ẩn tiêu cực, bất ổn và thiếu sót trong hoạt động của ngân hàng để đưa ra biện pháp chấn chỉnh.

Tăng trưởng tín dụng đi đôi với việc duy trì và nâng cao chất lượng tín dụng, đáp ứng nhu cầu tín dụng hợp lý cho các khách hàng đúng đối tượng quy định, đảm bảo khả năng hoàn trả nợ vay ngân hàng.

Củng cố chất lượng hiện có; thu hồi nợ đã xử lý rủi ro đang hạch toán ngoại bảng; giảm thấp tỷ lệ nợ xấu, nợ tiềm ẩn rủi ro nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, đảm bảo cho hoạt động tín dụng của ngân hàng ổn định và

phát triển bền vững.

Thực hiện minh bạch và công khai hóa thông tin tín dụng tại các điểm giao dịch xã, phường. Chức năng này chính là cơ sở, động lực để nâng cao chất lượng quản trị rủi ro. Thường xuyên xem xét lại quy trình theo định kì, đảm bảo mọi công việc được xử lí một cách đầy đủ, chính xác, kịp thời và

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG tại PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH xã hội HUYỆN gò QUAO TỈNH KIÊN GIANG (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w