6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.2.2.2. Phân loại nợ theo phương pháp định tính
– Năng lực pháp lý: CBTD phải đánh giá tình trạng pháp lý khách hàng Dựa trên các bộ giấy tờ khác nhau (Quyết định thành lập công ty, giấy phép kinh doanh, quyết định bổ nhiệm giám đốc và kế toán trưởng, giám đốc phải
có tư cách như một cá nhân bình thường….)
– Uy tín: Là thái độ, là phẩm chất của người vay. Thông thường uy tín thể thiện ở ba cấp bậc: Sẵn lòng trả nợ, mong muốn trả nợ, kiên quyết trả nợ. Uy tín là cái bên trong, để đánh giá uy tín của người vay, CBTD cần thông qua các biểu hiện bên ngoài rồi dựa vào quan hệ biện chứng với cái bên trong để kết luận cái bên trong. Cụ thể là lịch sử vay nợ của khách hàng, danh tiếng/dư luận, kết quả phỏng vấn trực tiếp (đây là căn cứ chính xác nhất).
– Mục đích vay: CBTD cần xem xét mục đích vay của người vay có thỏa mãn hai yếu tố hợp lệ và hợp pháp hay không. Tính hợp lệ là phù hợp với giấy phép kinh doanh. Tính hợp pháp là ngành nghề kinh doanh không bị pháp luật nghiêm cấm.
– Năng lực tạo lợi nhuận: Người vay phải có kiến thức về kinh tế, phải có kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh, phải đáp ứng các chỉ số tạo lợi nhuận (tần số tạo lợi nhuận cao hay thấp, tỉ suất lợi nhuận và vòng quay vốn lớn hơn hoặc bằng trung bình ngành)
– Môi trường kinh doanh: CBTD cần nắm rõ các thông tin sau: Mức dự báo lạm phát; các biến động kinh tế, chính trị, xã hội; xu hướng tăng trưởng của ngành…
Bảng 1.1. Bảng xếp hạng tín dụng khách hàng theo nhóm
Xếp hạng khách hàng
theo HTXH Phân loại nhóm nợ Nhóm nợ
AAA Nợ đủ tiêu chuẩn Nhóm 1 AA A BBB Nợ cần chú ý Nhóm 2 BB B
Nợ dưới tiêu chuẩn Nhóm 3
CCC CC
C Nợ nghi ngờ Nhóm 4