- Hạn chế trong công tác xử lý nợ xấu Hiện tại PGD chỉ mới áp dụng
b) Hoạt động cho vay
3.2.5.2. Giải pháp đảm bảo tiền vay
Hoạt động cho vay tại NHCSXH chủ yếu dựa trên cơ sở tín chấp, là việc các tổ chức chính trị - xã hội (Hội nông dân, Hội phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Cựu Chiến binh) tại cơ sở dùng uy tín của tổ chức để bảo đảm cho cá nhân hộ gia đình nghèo và các đối tượng chính sách khác vay tiền để sản xuất, kinh doanh, .... Bên cạnh đó, có một số Chương trình cho vay theo quy định phải thực hiện đảm bảo tiền vay. Tuy phương án kinh doanh khả thi, hiệu quả là tiêu chí quyết định trong việc xem xét cho vay, nhưng rủi ro tín dụng rất đa dạng và có những rủi ro nằm ngoài tầm kiểm soát của con người mà thẩm định tín dụng không thể lường hết được. Việc áp dụng các biện pháp đảm bảo tiền vay sẽ nâng cao tính chịu trách nhiệm và chia sẻ rủi ro của khách hàng với ngân hàng. Đảm bảo tiền vay là việc người vay khi thực hiện nghĩa vụ trả nợ Ngân hàng được cam kết bảo đảm thực hiện bằng tài sản cầm cố; thế chấp; tài sản hình thành trong tương lai; bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba. Cần chú trọng thực hiện đảm bảo tiền vay đúng quy định, đặc biệt khi thẩm định, định giá tài sản đảm bảo, cần lưu ý tài sản đảm bảo phải không có tranh chấp, đảm bảo sự đồng ý của các bên sở hữu; nhân thân của người tham gia ký kết hợp đồng thế chấp tài sản đủ năng lực, đủ thẩm quyền; định giá đúng tài sản, lường trước về việc tài sản đảm bảo gặp rủi ro do biến cố khách quan; tính hợp pháp của hợp đồng đảm bảo tài sản, lưu ý rủi ro đến từ các hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ ngân hàng và công chứng viên,...