Sự ra đời và phát triển

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG tại PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH xã hội HUYỆN gò QUAO TỈNH KIÊN GIANG (Trang 46 - 51)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1.1 Sự ra đời và phát triển

Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Gò Quao tỉnh Kiên Giang thành lập theo Quyết định số 402/QĐ-HĐQT ngày 10/5/2003 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam.

Mạng lưới hoạt động của Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Gò Quao gồm có 11 điểm giao dịch xã phường và 324 Tổ Tiết kiệm và vay vốn ở khắp các xã, thị trấn đưa Ngân hàng Chính sách xã hội đến gần nhà người nghèo và các đối tượng chính sách khác, tạo điều kiện cho người dân thuận lợi trong quan hệ với ngân hàng. Quản trị và giám sát hoạt động của Phòng Giao dịch có Ban đại diện Hội đồng quản huyện gồm 22 thành viên. Ngoài ra, ở các xã, thị trấn còn có đội ngũ cán bộ chuyên trách là cán bộ làm công tác xoá đói, giảm nghèo tham mưu cho lãnh đạo địa phương trong quản lý nguồn vốn ưu đãi và các hoạt động khác của NHCSXH triển khai trên địa bàn.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức quản lý, năng lực cán bộ, nhân viên.

2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức quản lý:

a) Về mô hình tổ chức Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam:

Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội

Ghi chú:

Quan hệ chỉ đạo Quan hệ báo cáo Phối hợp

Ban kiểm soát Ban chuyên gia tư vấn

Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn Tổ tiết kiệm và vay vốn Ban Tổng giám đốc Hội đồng quản trị PGD tỉnh, thành phố

Ban đại diện HĐQT tỉnh, thành phố

Phòng giao dịch quận, huyện

Ban đại diện HĐQT quận, huyện

Người vay Người vay

Người vay Người vay

* Bộ máy quản trị NHCSXH

Ở cấp Trung ương: Có Hội đồng quản trị gồm 14 thành viên, 12 thành viên kiêm nhiệm và 02 thành viên chuyên trách; 12 thành viên kiêm nhiệm gồm Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, các Bộ trưởng: Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Bộ Lao động Thương binh & Xã hội, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Uỷ ban dân tộc, Văn phòng Chính phủ; lãnh đạo các đoàn thể: Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ; Hội Cựu chiến binh và Đoàn Thanh niên; 02 thành viên chuyên trách gồm: 01 thành viên giữ chức Tổng giám đốc, 01 thành viên giữ chức Trưởng Ban kiểm soát.

Tại các Chi nhánh NHCSXH tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có Ban đại diện HĐQT có chức năng giám sát việc thực thi các Nghị quyết, Văn bản chỉ đạo của HĐQT tại các địa phương. Chỉ đạo việc gắn tín dụng chính sách với kế hoạch xoá đói giảm nghèo và dự án phát triển kinh tế xã hội tại địa phương để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ưu đãi.

Thành phần, số lượng thành viên Ban đại diện HĐQT các cấp tại địa phương tương đương như thành phần của HĐQT ở Trung ương (nhưng không có thành viên chuyên trách) là cán bộ các cơ quan quản lý nhà nước như các Sở, Ban, Ngành, đoàn thể, trong đó Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cùng cấp làm Trưởng ban. Giúp việc cho Ban đại diện HĐQT các cấp do Giám đốc NHCSXH cùng cấp đảm nhận.

Giúp việc Ban đại diện HĐQT có Ban chuyên gia tư vấn gồm chuyên viên các ngành là thành viên HĐQT do các ngành cử và một số chuyên gia do Chủ tịch HĐQT ra quyết định chấp thuận. Giúp việc Ban đại diện HĐQT các cấp do Giám đốc Chi nhánh NHCSXH cùng cấp, Giám đốc Phòng giao dịch đảm nhiệm.

* Bộ máy điều hành NHCSXH

thành phố, quận, huyện theo địa giới hành chính. Điều hành hoạt động của hệ thống NHCSXH là Tổng Giám đốc, giúp việc cho Tổng giám đốc là các Phó Tổng Giám đốc và các Ban chuyên môn nghiệp vụ tại Hội sở chính.

- Tại Trung ương

+ Hội sở chính NHCSXH đặt tại thủ đô Hà Nội - Tại địa phương

+ Chi nhánh NHCSXH các tỉnh, thành phố và Sở giao dịch. + Các Phòng giao dịch NHCSXH cấp huyện.

Chi nhánh NHCSXH cấp tỉnh: Là đơn vị trực thuộc Hội sở chính, đại diện pháp nhân theo uỷ quyền của Tổng giám đốc trong việc chỉ đạo, điều hành các hoạt động của NHCSXH trên địa bàn. Điều hành Chi nhánh cấp tỉnh là Giám đốc, giúp việc Giám đốc là một số Phó Giám đốc và các Phòng chuyên môn tại Hội sở tỉnh.

Phòng giao dịch cấp huyện: là các đơn vị trực thuộc Chi nhánh NHCSXH cấp tỉnh, đặt tại các quận, huyện, trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ của NHCSXH trên địa bàn. Điều hành Phòng giao dịch quận, huyện là Giám đốc, giúp việc Giám đốc là Phó Giám đốc và các Tổ nghiệp vụ.

Tổ tiết kiệm và vay vốn: NHCSXH thực hiện phương thức cho vay đến người vay thông qua các tổ chức nhận uỷ thác. Tổ tiết kiệm và vay vốn của các tổ chức nhận uỷ thác là cánh tay nối dài của NHCSXH đảm bảo vốn tín dụng ưu đãi của Chính phủ đến đúng người nghèo và các đối tượng chính sách vay vốn. Tổ vay vốn gồm các đối tượng chính sách có nhu cầu vay vốn ở các thôn, bản tự nguyện hoạt động theo thoả ước tập thể, có trách nhiệm trong việc sử dụng vốn và đây thực sự là chân rết cho mạng lưới hoạt động NHCSXH.

b) Cơ cấu tổ chức tại Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Gò Quao:

Gò Quao được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng, thực hiện các nghiệp vụ theo nguyên tắc tập trung dân chủ và chế độ thủ trưởng. Với cơ cấu tổ chức này phù hợp với yêu cầu quản lý và nhiệm vụ của ngân hàng, thuận lợi trong quá trình điều hành hoạt động và báo cáo thông tin phản hồi từ cấp dưới.

Hình 2.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý Chú thích:

Quan hệ trực tuyến: Quan hệ chức năng:

Trong sơ đồ trên, chức năng và nhiệm vụ cụ thể của các phòng ban được quy định như sau:

- Giám đốc: do Chi nhánh NHCSXH cấp tỉnh bổ nhiệm, là người đại diện theo pháp luật, chịu trách nhiệm toàn bộ về kết quả hoạt động của Phòng Giao dịch.

- Phó Giám đốc: do Chi nhánh NHCSXH cấp tỉnh bổ nhiệm, nhưng chịu sự quản lý về mặt hành chính của Giám đốc Phòng Giao dịch.

- Tổ Kế hoạch – Nghiệp vụ tín dụng: Tham mưu, giúp việc cho Giám đốc Phòng Giao dịch trong việc tổ chức điều hành kế hoạch nguồn vốn và nghiệp

Cán bộ tín dụngCán bộ tín dụng GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC Tổ Kế toán

- Ngân quỹ Tổ Kế hoạch- Nghiệp vụ

Cán bộ kế toán - ngân quỹ Cán bộ kế toán - ngân quỹ Cán bộ tín dụng tín dụngCán bộ

vụ tín dụng để thực hiện chương trình cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

- Tổ Kế toán – Ngân quỹ: tham mưu, giúp việc cho Giám đốc Phòng Giao dịch trong việc tổ chức quản lý, chỉ đạo thực hiện công tác về các lĩnh vực kế toán thanh toán, ngân quỹ và quản lý tài chính của Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG tại PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH xã hội HUYỆN gò QUAO TỈNH KIÊN GIANG (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w