Kiến nghị với Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Kiên Giang

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG tại PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH xã hội HUYỆN gò QUAO TỈNH KIÊN GIANG (Trang 106 - 120)

- Hạn chế trong công tác xử lý nợ xấu Hiện tại PGD chỉ mới áp dụng

b) Hoạt động cho vay

3.3.1. Kiến nghị với Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Kiên Giang

- Giám đốc NHCSXH cần làm tốt công tác tham mưu cho Ban đại diện HĐQT trong việc:

+ Duy trì họp đúng định kỳ hằng quý, nội dung họp cần bám sát Nghị quyết của HĐQT, Ban đại diện HĐQT và nhiệm vụ của NHCSXH trên địa bàn; Trong cuộc họp phải đánh giá được những công việc đã làm được, chưa làm được; Đánh giá được tình hình kiểm tra giám sát của các thành viên HĐQT; sau cuộc họp phải có Nghị quyết cụ thể để thông báo đến thành viên Ban địa diện HĐQT và NHCSXH để thực hiện.

+ Quán triệt và phân công các thành viên tổ chức kiểm tra, giám sát đúng

kế hoạch đề ra.

- Giám đốc NHCSXH cần làm tốt công tác tham mưu cho Trưởng Ban đại diện HĐQT để kịp thời tham mưu tiếp cho Chủ tịch UBND trong việc:

+ Bổ sung vốn vay từ nguồn Ngân sách địa phương: Chủ động trích một

chuyển cho NHCSXH trên địa bàn để bổ sung nguồn vốn cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, đưa nội dung này vào Nghị quyết HĐND để thực hiện ổn định hằng năm.

+ Kiện toàn kịp thời các thành viên Ban đại diện HĐQT đủ, đúng thành

phần theo quy định khi có sự thay đổi nhân sự.

+ Tổ chức thực hiện Đề án, phương án củng cố và nâng cao chất lượng

tín dụng đối với những xã, phường, thị trấn, Hội Đoàn thể có nợ quá hạn từ 2% trở lên và chỉ đạo các thành viên Ban đại diện HĐQT, các tổ chức trị - xã hội và UBND các cấp trong việc xử lý nợ quá hạn, nợ bị chiếm dụng, ...

+ Thường xuyên rà soát, bổ sung danh sách hộ nghèo, cận nghèo theo

tiêu chí quy định để đảm bảo cho hộ nghèo, hộ cận nghèo được vay vốn từ NHCSXH, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai kế hoạch tín dụng của NHCSXH.

- Ngoài ra, cần thực hiện tốt các công việc sau:

+ Xây dựng kế hoạch hoạt động của Ban đại diện từ đầu năm, nội dung kế hoạch hoạt động, lịch họp, phân công chỉ đạo Hội đoàn thể, lịch kiểm tra, sơ kết, tổng kết.

+ Lồng ghép các chương trình phát triển kinh tế xã hội tại địa phương với chương trình tín dụng ưu đãi của NHCSXH để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

+ Tăng cường việc chỉ đạo điều hành chính quyền cấp dưới và các tổ chức Hội đoàn thể để làm tốt hoạt động ủy thác.

+ Thực hiện nghiêm túc kế hoạch kiểm tra, giám sát vì đó là chìa khóa để phát hiện ra các sai sót để có biện pháp xử lý, chấn chỉnh kịp thời. Chỉ đạo sát sao việc xử lý nợ xấu, kiên quyết thu hồi nợ của các hộ chây ỳ.

3.3.2. Kiến nghị với địa phương

- Triển khai tốt Chỉ thị số 40–CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, hàng năm trích ngân sách địa phương chuyển qua cho NHCSXH để thực hiện cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Ngoài ra, cần có giải pháp để UBND xã/phường trích nguồn ngân sách của địa phương chuyển qua cho NHCSXH nhằm thể hiện vai trò của địa phương trong công tác xóa đói giảm nghèo, tăng tin thần trách nhiệm trong việc quản lý nguồn vốn tín dụng chính sách của Nhà nước. Chủ động điều chỉnh, bổ sung kịp thời danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo và đối tượng chính sách khác tại địa phương để có căn cứ xác nhận đối tượng vay vốn NHCSXH. Chịu trách nhiệm trước HĐND và UBND tỉnh về việc quản lý nguồn vốn cho vay, xác nhận đối tượng thụ hưởng tại các xã, ấp đảm bảo kịp thời, chính xác.

- Chỉ đạo các ngành chức năng làm tốt công tác hướng dẫn, giúp đỡ người vay về kỹ thuật sản xuất, khuyến nông, khuyến công, khuyến lâm, khuyến ngư,… để phát huy tốt hiệu quả đồng vốn vay.

- Hằng năm có kế hoạch dành một phần ngân sách huyện chuyển sang NHCSXH để cho vay.

3.3.2.2. Nhiệm vụ cụ thể với các phòng, ban

- Phòng Tài chính - Kế hoạch và các ban ngành có liên quan: Nghiên cứu tham mưu UBND huyện huy động các nguồn lực hỗ trợ thực hiện các chương trình, dự án liên quan đến tín dụng dành cho mục tiêu giảm nghèo và an sinh xã hội. Hàng năm, tham mưu UBND huyện trình Hội đồng nhân dân tỉnh bổ sung nguồn vốn ưu đãi cho vay đến hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trong dự toán ngân sách hàng năm hoặc từ nguồn tăng thu;

- Công an, Phòng Tư pháp chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, phối hợp chặt chẽ với Ban thu hồi nợ xấu cấp xã, thị trấn thụ lý xác nhận hồ sơ, kê khai tài sản của các đối tượng người vay có khả năng trả nợ nhưng chây lỳ không chịu

trả nợ, các đối tượng chiếm dụng, vay ké của người vay, các đối tượng vi phạm pháp luật và các trường hợp khác.

3.3.2.3. UBND xã, thị trấn, các Hội Đoàn thể

Thường xuyên theo dõi, chỉ đạo làm tốt công tác quản lý nguồn vốn, xét chọn đối tượng, theo dõi đôn đốc thu hồi nợ gốc, lãi vay kịp thời. Có biện pháp xử lý kịp thời các trường hợp chây ỳ, cố tình không trả nợ.

- Kiện toàn thành phần và hoạt động của Ban giảm nghèo cấp xã, thị trấn hạn chế việc thay đổi nhân sự của Ban giảm nghèo để ổn định cán bộ, phân công cán bộ trực tiếp phụ trách công tác tín dụng chính sách. Như vậy sẽ tăng cường được năng lực và kinh nghiệm chỉ đạo các Hội đoàn thể thực hiện tốt hoạt động ủy thác của NHCSXH.

- Chỉ đạo tốt các hoạt động của Ban giảm nghèo và Tổ trưởng dân phố, Trưởng ấp để thực hiện tốt chính sách tín dụng ưu đãi.

- Phối hợp giải quyết những khó khăn vướng mắc của ngân hàng, tổ chức Hội đoàn thể, tổ TK&VV khi thực hiện tín dụng chính sách ưu đãi của Chính phủ trên địa bàn, đặc biệt là công tác thu hồi nợ xấu và xử lý nợ rủi ro do nguyên nhân khách quan vì đây là chính sách ưu đãi của Đảng, Nhà nước cho các đối tượng thụ hưởng.

- Làm tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về chủ trương, chính sách tín dụng chính sách đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác của Đảng, Nhà nước, để nhân dân tiếp cận vay vốn, sử dụng vốn đúng mục đích, phát huy hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Đồng thời, thực hiện tốt nghĩa vụ trả nợ để bảo toàn vốn của Nhà nước. Phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan có thẩm quyền tổ chức lồng ghép các chương trình, dự án sản xuất kinh doanh, chuyên đổi cơ cấu, lựa chọn cây trồng, vật nuôi, ngành nghề, các chương trình chuyển giao công nghệ, khuyến công, khuyến nông, khuyến lâm, định hướng thị trường với việc

triển khai tín dụng chính sách trên địa bàn. Hướng dẫn không chỉ về kỹ thuật sản xuất mà còn cả về kỹ năng quản lý, sử dụng vốn vay ngân hàng.

Các Hội Đoàn thể tổ chức thực hiện tốt nội dung công việc được ủy thác giữa NHCSXH với các tổ chức Hội. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và thường xuyên kiện toàn, củng cố Ban quản lý Tổ TK&VV để không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động.

Tạo điều kiện thuận lợi để tổ giao dịch lưu động thực hiện tốt công tác giao dịch tại điểm giao dịch xã và lãnh đạo UBND xã, thị trấn dành thời gian tham dự giao ban trong ngày giao dịch để nắm tình hình để có sự chỉ đạo kịp thời.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Quản trị rủi ro tín dụng có ý nghĩa quan trọng đối với các NHTM nói chung và Ngân hàng Chính sách xã hội nói riêng. Hiệu quả hoạt động của ngân hàng sẽ tùy thuộc đáng kể vào năng lực quản trị rủi ro. Chính vì thế, chương 3 đã đề xuất những giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản tri rủi ro tín dụng của NHCSXH Gò Quao, tạo cơ sở cho sự phát triển bền vững, nâng cao sức cạnh tranh của ngân hàng trong thời kỳ hội nhập quốc tế.

KẾT LUẬN

NHCSXH ra đời trong bối cảnh Đất nước còn nhiều khó khăn, mức sống của người dân còn thấp, trải qua 17 năm hình thành và phát triển, tín dụng chính sách trở thành “điểm sáng” trong thực hiện mục tiêu giảm nghèo, góp phần bảo đảm an sinh xã hội, phát triển kinh tế và xây dựng nông thôn mới.

Gò Quao là một huyện nghèo, đa số người dân sống nhờ vào sản xuất nông nghiệp. Vì thế trong cho vay, rủi ro tín dụng là điều không thể tránh khỏi trong hoạt động của ngân hàng. Do đó, yêu cầu xây dựng một mô hình quản trị rủi ro tín dụng có hiệu quả và phù hợp với từng ngân hàng là một đòi hỏi bức thiết để đảm bảo hạn chế rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng. Đối với mỗi loại hình ngân hàng sẽ có những cách ứng xử khác nhau khi xảy ra rủi ro tín dụng bởi mức độ ảnh hưởng về mặt kinh tế, xã hội là khác nhau. Đối với rủi ro trong hoạt động của NHCSXH có những nét đặc thù riêng, không những ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh tế mà nó còn tác động và ảnh hưởng to lớn về mặt xã hội.

Luận văn “Quản trị rủi ro tín dụng tại Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang” tập trung phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại PGD thông qua các quy trình xử lý nghiệp vụ mà bộc lộ rõ những rủi ro tiềm ẩn ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của NHCSXH. Luận văn hướng đến chủ yếu là việc hoàn thiện các quy trình hiện tại trong nghiệp vụ ngân hàng nhằm giảm thiểu tối đa những sai sót có tính chủ quan từ các nhân tố bên trong của ngân hàng như cơ chế quản lý, quy trình nghiệp vụ, thao tác nghiệp vụ, trình độ năng lực của nhân viên, hướng đến việc sử dụng các phương pháp để đo lường rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng để chủ động trích lập dự phòng rủi ro, có chiến lược định giá cho vay để bù đắp những thiệt hại do các nguyên nhân chủ quan bên ngoài.

Rủi ro tín dụng cho dù xuất phát từ nguyên nhân chủ quan hay khách quan thì cũng không thể nào loại bỏ hoàn toàn được. Ngân hàng chỉ có thể áp

dụng các biện pháp nâng cao khả năng phòng ngừa và quản trị rủi ro tín dụng để kiểm soát tốt hơn rủi ro tín dụng, tránh những tổn thất to lớn khi có phát sinh. Công tác quản lý rủi ro tín dụng trong NHCSXH là một vấn đề phức tạp, đòi hỏi phải có một quá trình thực nghiệm lâu dài. Do thời gian và khả năng nghiên cứu hạn chế, cũng như số liệu thu thập chưa phản ánh đầy đủ tình hình thực tế tại ngân hàng, luận văn chắc chắn không tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định. Tác giả luận văn rất mong được sự góp ý của độc giả.

Văn bản pháp luật:

[1] Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật các tổ chức tín dụng – Luật số 47/2010/QH12.

[2] Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam – Luật số 46/2010/QH12.

[3] Theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng.

[4] Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007, luật sửa đổi bổ sung về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng.

[5] Quyết định số 50/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 28/07/2010 về việc ban hành quy định xử lý nợ bị rủi ro trong hệ thống NHCSXH.

[6] Ngân hàng Chính sách Xã hội (2021), Quyết định 15/QĐ-HĐQT ngày 27 tháng 01 năm 2011 về việc ban hành quy định xử lý nợ bị rủi ro trong hệ thống NHCSXH.

[7] Quyết định 08/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ ngày 11 tháng 3 năm 2021 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định xử lý nợ bị rủi ro trong hệ thống NHCSXH.

Giáo trình tham khảo:

[8] TS.Hồ Diệu (2002), Quản trị ngân hàng, TP.HCM, Nhà xuất bản thống kê [9] TS.Hồ Diệu (2003), Tín dụng ngân hàng, TP.HCM, Nhà xuất bản thống kê. [10] Học viện Ngân hàng (2008), Giáo trình tín dụng, NXB Thống Kê, Hà

Nội.

[11] Peter.S.Rose (2004), Quản trị ngân hàng thương mại, Hà Nội, Nhà xuất bản tài chính.

[13] PGS.TS Nguyễn Văn Tiến, Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, Nhà xuất bản Thông kê.

[14] Nguyễn Minh Kiều (2007), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, NXB Thống Kê, Hà Nội.

[15] TS. Lê Thị Hiệp Thương, TS.Hồ Diệu, Th.S Bùi Diệu Anh (2009),

Nghiệp vụ tín dụng Ngân hàng, NXB Phương Đông.

Một số tài liệu khác:

[16] Hà Thị Hạnh, 2004. Giải pháp hoàn thiện mô hình tổ chức và cơ chế hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội. Luận án tiến sỹ, trang 40 - 52 [17] Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam (2018), Hệ thống văn bản nghiệp

vụ NHCSXH (Tập 1,2,3), Tài liệu lưu hành nội bộ;

18] Trần Lan Phương (2016), Hoàn thiện công tác quản lý tín dụng chính sách của NHCSXH”. Luận án tiến sĩ kinh tế - Học viện Ngân hàng, trang 31 – 43

[19] Lê Thị Thu Thủy (2016), Xử lý nợ xấu của Ngân hàng chính sách xã hội - Thực trạng và những vấn đề đặt ra. Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Tập 32, Số 1, trang 60 – 68

[20] Hoàng Xuân Trường, Nguyễn Văn Lý, Nguyễn Thị Liễu, Đào Anh Tuấn, Trương Thị Hằng Nga, Nguyễn Anh Hoàng, Nguyễn Mai Huệ, Nguyễn Thị Việt Hằng, Trịnh Thị Thắm, Võ Thị Lan Hương (2016), “Cảnh báo, phòng ngừa rủi ro tín dụng trong hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội”, Đề tài nghiên cứu khoa học của Ngân hàng Chính sách xã hội, trang 34 - 56.

[21] Tài liệu đào tạo quy trình cho vay của NHCSXH.

công nghệ lâm nghiệp số 3 (2018), trang 39-45.

[23] Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Kiên Giang, Báo cáo kết quả hoạt động năm 2018, 2019, 2020.

[24] Phòng giao dịch NHCSXH huyện Gò Quao, Báo cáo kết quả hoạt động qua các năm 2018, 2019, 2020.

Chương trình cho vay 2018 2019 2020 2019/2018 2020/2019 Mức tăng giảm Tỷ lệ tăng giảm (%) Mức tăng giảm Tỷ lệ tăng giảm (%)

1. Cho vay hộ nghèo 50.962 55.441 55.542 4.479 8,78 101 0,18

2. Cho vay hộ cận

nghèo 20.350 22.821 27.083 2.471 12,14 4.262 8,55

3. Cho vay hộ mới

thoát nghèo 42.786 49.792 53.709 7.006 16,37 3.917 7,86 4. Cho vay HSSV 40.442 34.249 28.523 -6.193 -15,31 -5.726 -16,72

5. Cho vay

NS&VSMT 42.063 50.056 56.309 7.993 19 6.253 12,49 6. Cho vay giải quyết

việc làm 7.171 10.984 16.319 3.813 53,17 5.335 10,65 7. Cho vay xuất khẩu

lao động 0 0 803 0 0 803 100

8. Cho vay DTCS đi lao động có thời hạn ở nước ngoài theo quyết định 365/2004

819 685 637 -134 -16,36 -48 7

9. Cho vay hộ gia đình

SXKD 4.518 6.500 9.626 1.982 43,86 3.126 48,09

10. Cho vay nhà ở xã

hội 500 1.515 3.363 1.015 203 1.848 121,9

11. Cho vay nhà ở cho hộ dân đồng bằng Sông Cửu Long

6.037 5.133 4.172 -904 -14,97 -961 -18,72 12. Cho vay HN về nhà ở theo QĐ 167/2015 7.703 7.125 6.456 -578 -7,50 -669 -9,39 13. Cho vay HN về nhà ở theo QĐ 33/2015 12.725 14.894 16.216 2.169 17,04 1.322 8,87

tộc thiểu số theo quyết định 54/2012

126 119 105 -7 -5,55 -14 -11,76

16. Cho vay hộ dân tộc thiểu số theo quyết định 74/2008

6.589 5.153 4.610 -1.436 -21,79 -543 -10,53

17. Cho vay hộ dân tộc thiểu số theo quyết định 29/2013

967 918 839 -49 -5,06 -79 -8,60

18. Cho vay theo

quyết định 2085/2016 0 0 200 0 0 200 100

Tổng cộng 244.674

266.0

83 285.114 21.409 8,75 19.031 7,15

Phụ lục 02. Nợ xấu phân theo từng chương trình cho vay

tăng giảm giảm (%) tăng

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG tại PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH xã hội HUYỆN gò QUAO TỈNH KIÊN GIANG (Trang 106 - 120)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w