9. Cấu trúc của đề tài nghiên cứu
1.3. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TIẾNG ANH Ở TRƯỜNG TRUNG
HỌC CƠ SỞ
1.3.1. Hoạt động dạy học theo tiếp cận sư phạm tương tác
a. Tương tác
Theo từ điển Tiếng Việt , tương tác là sự tác động qua lại. Mặt khác, từ “tương tác” trong Tiếng Anh là “interaction”, đây là từ ghép, được ghép bởi từ “inter” và “action”. Trong đó, “inter” là sự liên kết, nối liền với nhau, còn “action” là sự tiến hành làm điều gì, HĐ hay hành động [13, 17]. “Interaction” là sự tiếp xúc với nhau, tác động qua lại [13, 548] hay còn là hành động tương hỗ, ảnh hưởng lẫn nhau giữa các đối tượng, hoặc là sự trao đổi giữa người này với người khác.
Trong tác phẩm “Dạy học và PPDH trong nhà trường”, tác giả Phan Trọng Ngọ đã quan niệm “HĐ dạy và HĐ học là sự tương tác lẫn nhau giữa hai mặt của một HĐ: HĐ dạy học.” Trong đó tác giả còn nhấn mạnh đến sự tồn tại và phát triển của mặt này quy định sự tồn tại và phát triển của mặt kia.
Trong quá trình dạy học, có thể hiểu tương tác là sự tác động qua lại trực tiếp giữa người học với người dạy và giữa người học với nhau trong môi trường giáo dục nhằm thực hiện các nhiệm vụ học tập, các mục tiêu dạy học đã xác định.
b. Quan niệm về dạy học tương tác
Có nhiều quan niệm về Dạy học hợp tác. Trong tác phẩm “Dạy học và Phương pháp dạy học (PPDH) trong nhà trường”, tác giả Phan Trọng Ngọ đã trình bày khái niệm về DHTT phát triển: “Phương pháp DHTT phát triển là dạy học được thực hiện qua sự tác động hai chiều giữa GV và học viên, trong đó mọi chỉ dẫn của GV hướng đến sự phát triển của học viên, nhờ tác động phù hợp với trình độ phát triển gần của các em”.
Trong tác phẩm “Tiến tới một phương pháp Sư phạm tương tác”[13], hai tác giả Jean Marc Denomme’ và Madeleine Roy đã nói tới một trường phái sư phạm học tương tác cùng nền tảng lí luận của nó. Trong công trình nghiên cứu của mình, các tác giả đã nhấn mạnh: “HĐ dạy học – giáo dục là sự tương tác lẫn nhau giữa ba yếu tố: Người dạy – Người học và môi trường”. Sự tương tác đó được thể hiện qua sơ đồ:
* Cấu trúc HĐ dạy học theo PP sư phạm tương tác:
Hình 1.3. Cấu trúc HĐ dạy học theo sư phạm tương tác [25]
Môi trường
DH HĐ dạy
Trong quan điểm SPTT, Jean Marc Denomme và Madeleine Roy đã làm rõ vai trò người dạy, người học và yếu tố môi trường cùng các mối quan hệ giữa chúng trong hoạt động dạy học. Phương pháp dạy này người dạy có chức năng thiết kế, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra quá trình học. Còn người học tự tổ chức, tự thiết kế, tự thi công và tự điều khiển quá trình chiếm lĩnh tri thức của bản thân. Trong dạy học tương tác, người dạy và người học cùng tham gia làm gia tăng giá trị, lợi ích của bản thân. Giáo viên quan tâm nhiều hơn tới sự tham gia, tương tác và hành động của học sinh. Giao viên thường đưa ra các thông tin, chỉ dẫn, lời gợi nhắc, sự khuyến khích khích phù hợp với trình độ phát triển của học sinh.
Như vậy, tương tác trong dạy học chính là: sự tác động qua lại giữa người dạy với người học, người học với người học và người dạy, người học với môi trường học, trong đó tương tác giữa người dạy và người học là mối quan hệ tương tác chủ đạo. Biểu hiện của mối quan hệ tương tác giữa người dạy, người học và môi trường chính là người học tương tác với người dạy và môi trường học để bộc lộ, khẳng định bản thân; còn người dạy và môi trường học lại bộc lộ những hiểu biết, kinh nghiệm, để từ đó người học lĩnh hội được kiến thức và kinh nghiệm để phát triển bản thân. Có thể thấy, tương tác trong dạy học về bản chất là sự hợp tác tìm kiếm câu trả lời hoặc giải pháp với mục đích phát huy tối đa hiệu quả học tập của người học. Do vậy, nói đến sự tương tác trong dạy học là bao quát đủ cả các hành vi: hợp tác, chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm, giải quyết vấn đề trong môi trường đa tương tác. Có thể coi dạy học tương tác là một chiến lược dạy học hướng vào người học, đề cao tính năng động của người học trong quá trình học tập. ”[25],
Từ sự phân tích trên, khái niệm “dạy học tương tác” được hiểu là mối quan hệ tác động qua lại giữa người dạy, người học và môi trường học, làm cho hoạt động dạy học vận động và phát triển, nhằm thực hiện chức năng dạy
học và hướng vào việc phát triển kĩ năng, nhận thức và năng lực của người học. Trong ba yếu tố người dạy, người học và môi trường học, người học là chủ thể chính và được phát triển liên tục trong suốt quá trình dạy học tương tác. Sự phát triển của người học là mục tiêu mà phương pháp sư phạm tương tác hướng đến. Tuy nhiên, cần phải chú ý là phương pháp dạy học tương tác chỉ đạt hiệu quả khi có sự tham gia của ba yếu tố người dạy, người học và môi trường học tập và sự thiếu hụt của một trong ba yếu tố cũng ảnh hưởng đến mục đích cũng như hiệu quả của hoạt động dạy học. Phương pháp dạy học tương tác và hiệu quả trong giảng dạy ngoại ngữ học ngoại ngữ là quá trình nhận biết kiến thức và rèn luyện các kĩ năng, theo đó, dạy học ngoại ngữ mà thiếu sự tương tác giữa người dạy - người học - môi trường sẽ ảnh hưởng đến quá trình nắm bắt kiến thức cũng như rèn luyện các kĩ năng sử dụng ngôn ngữ. Chính vì thế, hiện nay phương pháp dạy học tương tác được ứng dụng rộng rãi trong giảng dạy ngoại ngữ. Theo hướng tiếp cận “lấy người học làm trung tâm”, người dạy ngoại ngữ thường hay phối hợp sử dụng các phương pháp tương tác chủ đạo như: diễn giảng tích cực, hỏi đáp theo lôgíc bài học, thảo luận nhóm. [16]
1.3.2. Cấu trúc hoạt động dạy học môn tiếng Anh
1.3.2.1 Hoạt động dạy học môn tiếng Anh
a. Mục tiêu hoạt động dạy học môn tiếng Anh
Về kiến thức
Dạy học tiếng Anh ở trường THCS nhằm giúp HS có kiến thức cơ bản về ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng tương đối hệ thống và hoàn chỉnh phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, có hiểu biết khái quát về đất nước, con người và nền văn hoá của đất nước mà mình đang học ngoại ngữ.
Về kỹ năng:
Sau khi học xong bậc THCS HS có thể bước đầu sử dụng tiếng Anh như một công cụ giao tiếp làm cơ sở nền tảng để tiếp tục học lên các bậc học
cao hơn hoặc bước vào cuộc sống tìm vịêc làm. Muốn vậy nhiệm vụ của GV là phải thường xuyên rèn cho HS các kỹ năng: Nghe - Nói - Đọc - Viết.
Về thái độ:
Có tình cảm và thái độ tốt đẹp với đất nước, con người, nền văn hoá và ngôn ngữ của đất nước có thứ tiếng đang học.
Môn tiếng Anh được coi là môn học công cụ nên một số năng lực chung như: Năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực tự quản bản thân cũng đóng vai trò quan trọng trong việc xác định mục tiêu vànội dung dạy học của môn học.
Bên cạnh những năng lực chung ấy, môn tiếng Anh còn hướng tới phát triển cho học sinh những năng lực đặc thù, cụ thể, chuyên biệt của môn học như: Năng lực giao tiếp tiếng Anh, năng lực nghe hiểu, đọc hiểu. Trên cơ sở phát triển các năng lực đó để phát triển toàn diện, đồng thời cả bốn kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết cho học sinh. Có nhiều cách hiểu về năng lực tiếng Anh. Căn cứ vào mục tiêu, tính chất và nội dung chương trình môn học này từ trước đến nay; từ cách hiểu chung về năng lực, có thể nói năng lực tiếng Anh là trình độ vận dụng các kiến thức, kĩ năng cơ bản về tiếng Anh để thực hành giao tiếp trong cuộc sống. Trong môn tiếng Anh, việc hình thành và phát triển kĩ năng trình bày ngôn ngữ và giao tiếp (năng lực giao tiếp) là mục tiêu quan trọng và cũng là mục tiêu thế mạnh mang tính đặc thù của môn học. Năng lực giao tiếp trong các nội dung dạy học tiếng Anh được thể hiện qua bốn kĩ năng cơ bản: nghe, nói, đọc viết và khả năng ứng dụng các kiến thức và kĩ năng ấy vào các tình huống giao tiếp khác nhau trong cuộc sống.
b.Nội dung dạy học môn tiếng Anh
Nội dung giảng dạy môn Tiếng Anh tùy theo từng cấp độ và phụ thuộc vào người học. Tuy nhiên về cơ bản đểu hướng đến việc giảng dạy và cải thiện năng lực tiếng Anh với hai năng lực thành phần là: Năng lực tiếp nhận (nghe) và Năng lực nói,viết..
Năng lực tiếp nhận là khả năng lĩnh hội, nắm bắt được các thông tin chủ yếu; từ đó hiểu đúng. Muốn có năng lực tiếp nhận phải biết cách tiếp nhận. Tức là dựa vào những yếu tố, cơ sở nào (từ, ngữ, câu, đoạn, hình ảnh, biểu tượng, số liệu, sự kiện, …) để có thể có được các thông tin và cách hiểu ấy. Đánh giá năng lực tiếp nhận thường dựa vào kết quả của 2 kĩ năng chính là nghe và đọc. Nghe và phản hồi các thông tin nghe được một cách nhanh chóng, chính xác. Việc đánh giá năng lực tiếp nhận chủ yếu dồn vào kĩ năng đọc hiểu văn bản.
Năng lực tạo lập văn bản là khả năng biết viết, biết tổ chức, xây dựng một văn bản hoàn chỉnh đúng quy cách và có ý nghĩa. Muốn có năng lực tạo lập phải biết cách tạo lập. Tức là nắm được cách viết một loại văn bản nào đó. Đánh giá năng lực tạo lập thường dựa vào kết quả của 2 kĩ năng chính là nói và viết. Kĩ năng nói gắn liền với nghe, cũng như kĩ năng đọc ở năng lực tiếp nhận; việc kiểm tra đánh giá năng lực tạo lập chủ yếu dồn vào cho kĩ năng viết.
Như vậy, để đánh giá năng lực tiếng Anh (cả tiếp nhận và tạo lập) cần phải cụ thể hóa các kĩ năng (nghe, nói, đọc, viết) thành nhiều mức độ khác nhau. Theo từng cấp học, phù hợp với tâm lý - lứa tuổi mà yêu cầu từ dễ đến khó, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp…Cũng từ đó mà lựa chọn một phương thức đánh giá cho phù hợp.
Thí dụ với các kĩ năng nghe và nói, giáo viên chủ yếu thực hiện đánh giá hàng ngày, thông qua các buổi học trên lớp, các hoạt động tập thể, sinh hoạt câu lạc bộ,… Các kĩ năng còn lại (đọc, viết) ngoài việc kiểm tra hàng ngày (đánh giá quá trình) thường được chú trọng ở các kỳ kiểm tra, thi cuối cấp, cuối lớp (đánh giá kết thúc).
Đánh giá theo yêu cầu phát triển năng lực khác đánh giá theo hướng cung cấp nội dung. Theo hướng nội dung, mục tiêu đánh giá tập trung vào xem người học biết những gì (nhiều ít); nội dung đánh giá chủ yếu là yêu cầu
nhắc lại những nội dung đã học, những gì thầy, cô đã dạy, những bài có trong chương trình và sách giáo khoa; chính vì vậy yêu cầu chủ yếu là chứng minh những gì đã có sẵn, kiểm tra trí nhớ là chính; đề thi và đáp án khép kín, bắt buộc phải tuân thủ theo ý của người ra đề; còn diễn đạt. Kết quả là học sinh tập trung học những phần GV cho ôn tập.
c. Phương pháp, hình thức dạy học môn tiếng Anh
Theo phương pháp sư phạm tương tác, người dạy, với vai trò là người hỗ trợ, cùng tham gia vào các hoạt động học tập trong lớp học. Người dạy thông qua giáo cụ trực quan và các thiết bị phục vụ giảng dạy hướng dẫn học sinh tham gia giải quyết các vấn đề thuộc bài giảng như từ mới, cấu trúc ngữ pháp, yếu tố văn hóa...Người dạy sử dụng các câu hỏi để kiểm tra mức độ nắm bắt kiến thức bài giảng của người học, từ đó kích thích thảo luận, khơi gợi người học đưa ra những quan điểm trái chiều để tạo nên sự tranh luận trong tập thể và đi đến kết luận thống nhất. Với vai trò là người điều khiển trong quá trình dạy học, người dạy phải tạo các cảnh huống dùng ngôn ngữ mà người học có nhiều khả năng sẽ gặp phải trong cuộc sống hàng ngày, tạo các cơ hội cho người học thực hành ngôn ngữ, giúp người học tham gia vào những hoạt động liên quan tới ngôn ngữ để phát triển các kĩ năng giao tiếp ở người học. Nói chung, người dạy sẽ vận dụng mọi thao tác và phương tiện để khuyến khích và thu hút một cách tự nhiên sự tham gia của người học vào các hoạt động dạy học; tăng cường thúc đẩy các hoạt động thực hành trong lớp học nhằm giúp người học phát triển tốt các kĩ năng sử dụng ngôn ngữ.
Về bản chất, phương pháp dạy học tương tác là một chuỗi kích thích và phản ứng của các thành tố (người dạy - người học - môi trường) nhằm giải quyết các vấn đề truyền thụ, tiếp nhận và sử dụng kiến thứctrong hoạt động dạy học. Do phương pháp dạy học tương tác khắc phục nhiều nhược điểm của phương pháp dạy học truyền thống, nên nhiều năm trở lại đây phương pháp
này đã được sử dụng tương đối rộng rãi trong lĩnh vực dạy học. Học ngoại ngữ rất cần có sự tương tác, do vậy thực sự cần thiết để áp dụng phương pháp dạy học tương tác vào giảng dạy ngoại ngữ. Đơn giản vì, người học không thể học cách vẽ một bức tranh mà không tiếp xúc với giấy, màu và cọ vẽ. Tương tự như vậy, người học sẽ rất khó để học ngoại ngữ mà không tiếp xúc và rèn luyện với ngoại ngữ ấy. Mục đích chính yếu của ngôn ngữ là giúp cho việc giao tiếp, nên sự tương tác bằng ngôn ngữ giữa người dạy và người học đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển khả năng sử dụng ngôn ngữ đó của người học.
d.Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh
Đánh giá kết quả học tập của học sinh phải dựa vào mục tiêu dạy học đã đặt ra làm cơ sở đánh giá kết quả học tập, có nhiều hình thức kiểm tra đánh giá khác nhau như: Viết, trắc nghiệm, thực hành. Trong đó phương pháp trắc nghiệm được coi trọng đặc biệt vì nó tránh được tình trạng học mà không nắm được ý chính, làm cho quá trình kiểm tra, đánh giá khách quan hơn.
e. Phương tiện dạy học
Phương pháp dạy học tương tác chỉ thực hiện có hiệu quả trong môi trường dạy học đa phương tiện. Đó là một mô hình phòng học hiện đại được trang bị các thiết bị như máy chiếu, máy tính, ti vi, đài, bảng phấn, hệ thống âm thanh, mạng internet…Tất cả các phương tiện này sẽ hỗ trợ tích cực cho hoạt động giảng dạy và học tập của người dạy và người học. Cụ thể là, trong môi trường học tập năng động cùng với các thiết bị kĩ thuật công nghệ hiện đại, mọi giác quan của người học được kích thích, người học sẽ nắm bắt được âm đọc, từ mới, cấu trúc hoặc nội dung bài học nhanh chóng. Đồng thời, hình ảnh, âm thanh, video và các công cụ trực quan sinh động cũng sẽ giúp người dạy dễ dàng truyền thụ kiến thức và thu hút sự quan tâm chú ý và tính chủ động tích cực tham gia xây dựng bài của Từ mối quan hệ của các thành tố
tham gia vào hoạt động dạy học chúng ta thấy, sự phối hợp tích cực của người dạy với người học và việc khai thác triệt để các phương tiện dạy học hiện đại đã làm cho giờ học ngoại ngữ đạt được hiệu quả mong muốn. Trong hoạt động dạy học, người dạy với vai trò là người truyền tải kiến thức mới, người hướng dẫn và củng cố kiến thức, cùng với các thủ thuật đa dạng hoá hoạt động dạy học cũng như thủ thuật động viên khích lệ tính chủ động suy nghĩ của người học đã kích thích mối quan tâm của người học, lôi cuốn sự chú ý của người học, tạo nên hứng thú học tập cho người học, từ đó giúp cho người