THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TIẾNG ANH TẠ

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN lý HOẠT ĐỘNG dạy học môn TIẾNG ANH ở các TRƯỜNG TRUNG học cơ sở HUYỆN ĐẮKR’LẤP, TỈNH ĐẮKNÔNG (Trang 61)

9. Cấu trúc của đề tài nghiên cứu

2.4. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TIẾNG ANH TẠ

CÁC TRƯỜNG THCS TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐĂKR’LẤP, TỈNH ĐĂK NÔNG

2.4.1. Thực trạng hoạt động dạy môn tiếng Anh của giáo viên

Trên cơ sở phỏng vấn sâu và thu thập số liệu từ Sở GD&ĐT tỉnh cũng như phòng GD&ĐT huyện ĐăkR’Lấp, hoạt động dạy học môn tiếng Anh tại các trường THCS trên địa bàn có các điểm sau :

2.4.1.1.Về đội ngũ giáo viên giảng dạy tiếng Anh

Bảng 2.4. Bảng thống kê tình hình và trình độ của Giáo viên tiếng Anh tại các trường THCS trên địa bàn huyện ĐăkR’Lấp qua 3 năm học

ĐVT : người TT Đơn vị Tổng số GV tiếng Anh hiện có (tính biên chế ) Bậc 2 (A2) Bậc 3 (B1) Bậc 4 (B2) Bậc 5 (C1) Bậc 6 (C2) Chưa khảo sát năng lực 1 THCS Nguyễn Du 6 5 1 2 THCS Nguyễn Trãi 2 2 3 THCS Nguyễn Văn Linh 2 2 4 THCS Nguyễn Công Trứ 4 4 5 THCS Nguyễn Bỉnh 2 2

Khiêm 6 THCS Nguyễn Khuyến 2 1 1 7 THCS Trần Hưng Đạo 3 1 1 1 8 THCS Trần Quang Khải 2 1 1 9 THCS Lương Thế Vinh 4 1 3 10 THCS Lý Tự Trọng 1 1 11 THCS Trần Quốc Toản 4 1 2 1 12 THCS Võ Văn Kiệt 2 1 1 13 THCS Quang Trung 1 1

Tổng cộng 35 0 4 25 3 0 3

Nguồn : Phòng GS&ĐT huyện ĐăkR’Lấp

Như vậy căn cứ vào bảng 2.1 chúng ta có thể nhận thấy ngoại trừ 3 giáo viên chưa khảo sát năng lực chiếm 8,57% đội ngũ thì trên toàn huyện với 13 trường THCS chỉ có 3 giáo viên chiếm tỷ lệ 9,38% (3/32 người) đạt trình độ C1 ở bậc 5 khung năng lực tiếng Anh chuẩn Châu Âu, 12,5% giáo viên đạt trình độ B1 và có đến 25/32 giáo viên chiếm tỷ lệ 78,1% đạt trình độ B2.

Đối chiếu với nội dung thông tư liên tịch số 22/2015/TTLT-BGDDT- BNV ngày 16/09/2015 và trước đó theo công văn số 792/BGDĐT- NGCBQLGD ngày 25/2/2014 về việc hướng dẫn thực hiện yêu cầu cơ bản về năng lực giáo viên tiếng Anh phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo, giáo viên tiếng Anh Tiểu học và THCS cần có trình độ tiếng Anh bậc 4 tương đương chứng chỉ B2 khung Châu Âu thì hiện tại trên địa bàn huyện có 7/35 giáo viên chiếm tỷ lệ 20% chưa đạt mức chuẩn quy định đối với năng lực giáo viên giảng dạy chuyên ngữ tiếng Anh.

Đây cũng là một thực trạng cho thấy việc quản lý hoạt động giảng dạy môn tiếng Anh trên địa bàn huyện gặp rất nhiều khó khăn và một trong số nguyên nhân là do năng lực đội ngũ giáo viên còn chưa đồng đều, chưa đáp ứng hoàn toàn chuẩn quy định về năng lực của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2.4.1.2. Về phương pháp và chương trình giảng dạy

Trong những năm vừa qua, thực hiện chủ trương và chỉ đạo của Sở GD&ĐT tỉnh Đăk Nông, phòng GD&ĐT huyện, địa bàn huyện ĐăkR’Lấp tiếp tục thực hiện chương trình tiếng Anh 10 năm theo đến án ngoại ngữ quốc gia đến năm 2020 và thực hiện tại 04 trường THCS Nguyễn Du, THCS Nguyễn Văn Linh, THCS Nguyễn Công Trứ và THCS Nguyễn Trãi; Chính vì vậy về mặt chương trình giảng dạy, các trường THCS trên địa bàn thực hiện theo chuẩn chương trình sách giáo khoa đối với các khối lớp 6,7,8,9 theo đúng chương trình khung hướng dẫn của Bộ GD&ĐT.

Bên cạnh thực hiện đúng chương trình giảng dạy theo quy định của Bộ GD&ĐT đối với môn tiếng Anh, các trường THCS trên địa bàn huyện đã thực hiện nghiêm túc các văn bản hướng dẫn nhằm nâng cao chất lượng học tập, chú trọng đến phương pháp giảng dạy cho HS. Điển hình là việc chức sinh hoạt hội thảo tiếng Anh các cấp học, tổ chức sinh hoạt hội thảo cải thiện môi trường dạy học sử dụng tiếng Anh; Sinh hoạt cụm chuyên môn sử dụng hoàn toàn bằng tiếng Anh; Viết tham luận tham gia hội thảo “Thay đổi thói quen của người dạy và người học tiếng Anh, xây dựng môi trường giao tiếp tiếng Anh” với 100% giáo viên tham gia.

2.4.2. Thực trạng hoạt động học môn tiếng Anh của học sinh

Theo số liệu từ phòng Giáo dục và đào tạo huyện ĐăkR’Lấp trong 3 năm học gần đây tình hình học lực môn tiếng Anh của học sinh được thống kê qua hình như sau :

Hình 2.1. Biến động tình hình học lực tiếng Anh qua 3 năm học

Căn cứ vào phụ lục 2 và hình 2.1, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy được rằng qua 3 năm học gần đây xếp loại học lực của học sinh THCS trên địa bàn huyện ĐăkR’Lấp có biến động tương đối đồng đều. Về cơ bản học lực ở mức Trung bình chiếm từ 46-48%, mức học lực Giỏi từ 10-12%, học lực Khá từ 23-25%, học lực Kém chiếm từ 1-1,2% và học lực Yếu chiếm từ 14- 18%. Sự biến động giữa các năm tương đối ổn định và dao động trong khoảng từ 0,2-2% cho thấy về cơ bản kết quả học lực phản ánh đúng kết quả và năng lực học tập của học sinh trên địa bàn huyện.

Căn cứ vào bảng 2.3 trong thống kê chi tiết từng trường THCS năm học 2018-2019 cho thấy, tỷ lệ học sinh xếp loại học lực Yếu trên 20% tổng số học sinh rơi vào các trường như Nguyễn Du, Nguyễn Trãi, Nguyễn Văn Linh, Trần Quang Khải, Lý Tự Trọng và Quang Trung. Các trường THCS có tỷ lệ học sinh có học lực Kém trên 1% rơi vào các trường như Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến, Trần Quang Khải, Lý Tự Trọng.

2.4.3. Thực trạng môi trường dạy học môn tiếng Anh

Qua số liệu mà tác giả thu thập được từ Phòng GD&ĐT huyện ĐăkR’Lấp, tất cả 13 trường THCS trên địa bàn huyện đều có cơ sở vật chất

tương đối đầy đủ, trường lớp khang trang, phòng học được xây dựng kiên cố, các trường đều có khuôn viên rộng rãi, sân tập thể dục cho HS, một số trường đã có nhà thể thao đa năng thuận lợi cho việc tập luyện TDTT. Các trường đều được trang bị ở mức cho phép tối thiểu về thiết bị và phương tiện kỹ thuật phục vụ dạy học. Đa số các trường đều có phòng nghe nhìn, có phòng vi tính với 40-60 máy, các phòng chức năng như: phòng thực hành các bộ môn Vật lý, Hóa học và Sinh học, phòng thư viện, phòng máy nối mạng ADSL cho GV khai thác, sử dụng, phục vụ cho giảng dạy. Tuy nhiên số trường có phòng học được trang bị hệ thống âm thanh cách âm, chuyên biệt để phục vụ cho công tác giảng dạy môn tiếng Anh có hiệu quả vẫn còn rất ít. Theo số liệu từ phòng GD&ĐT huyện, chỉ có 4/13 trường có điều kiện dạng này đó là trường THCS Nguyễn Du có 2 phòng, THCS Nguyễn Văn Linh, Lương Thế Vinh, Võ Văn Kiệt mỗi trường có 1 phòng.

Điều này cho thấy hệ thống trang thiết bị mà đặc biệt là phòng học dành riêng cho môn tiếng Anh trên địa bàn huyện còn chưa đồng đều và 9/13 trường còn thiếu phòng học chuyện biệt.

Các trường THCS trên địa bàn huyện đặc biệt là một số trường nằm trong đề án giảng dạy tiếng Anh 10 năm như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Văn Linh, Nguyễn Công Trứ đã có các biện pháp để xây dựng môi trường học tập tiếng Anh hiện quả. Tiêu biểu là việc có tổ chức một số các câu lạc bộ tiếng Anh, yêu cầu HS tham gia các cuộc thi như hùng biện, kể chuyện bằng tiếng Anh, kết hợp với một số các trung tâm đào tạo Ngoại ngữ bên ngoài như Galaxy để tổ chức các buổi workshop, senimar về lợi ích của việc học tiêng Anh, giao lưu nói chuyện tiếng Anh với người bản xứ...

Điều này cho thấy trong thời gian qua, môi trường dạy và học tiếng Anh của một số trường THCS trên địa bàn huyện đã có nhiều cải thiện tích cực hơn so với thời gian trước. Mặc dù kết quả học tập tiếng Anh của HS trên địa bàn huyện vẫn ở phần đông là mức Trung bình và yếu.

2.5. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TIẾNG ANH Ở CÁC TRƯỜNG THCS HUYỆN ĐĂKRLẤP, TỈNH ĐẮKNÔNG 2.5.1. Thực trạng quản lý hoạt động dạy môn tiếng Anh của giáo viên

2.5.1.1. Thực trạng nhận thức của CBQL, GV ở các trường THCS về tầm quan trọng của công tác quản lý hoạt động dạy môn tiếng Anh

Để đánh giá thực trạng này, tác giả đã thực hiện điều tra bằng phiếu đối với CBQ, GV. Sau khi tổng hợp các ý kiến, tác giả thu được kết quả như sau:

Bảng 2.5. Ý kiến của CBQL&GV về tầm quan trọng của công tác QL hoạt động dạy học môn tiếng Anh tại trường hiện nay

Mức độ CBQL GV Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) 1.Rất quan trọng 12 66,7 14 50 2.Quan trọng 6 33,3 11 39,2 3.Có hay không cũng được 0 0 2 10,8 4.Không quan trọng 0 0 0 0 5.Hoàn toàn không quan trọng 0 0 0 0

Tổng số 18 100 28 100

Nguồn : Kết quả khảo sát của tác giả

Kết quả cho thấy công tác quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trường THCS trên địa bàn huyện đã được CBQL, GV nhận thức tương đối đúng đắn và khá được xem trọng.

2.5.1.2. Thực trạng quản lý mục tiêu dạy học

Nhằm thu thập thông tin trong quá trình giảng dạy, GV có nhận được sự phổ biến và cùng bàn bạc với CBQL ở các trường THCS về mục tiêu giảng dạy bộ môn tiếng Anh do Sở, Phòng GD&ĐT đề ra hay không, tác giả đã hỏi ý kiến của CBQL, GV về vấn đề này và được kết quả như sau:

Bảng 2.6. Ý kiến của CBQL&GV về việc CBQL hướng dẫn GVBM xây dựng kế hoạch bài giảng phù hợp với mục tiêu môn học

4 Rất thường xuyên 3 Thỉnh thoảng 2 Rất ít khi 1 Hoàn toàn không 1 Tốt 2 Khá 3 Trung bình 4 Yếu CBQL Số lượng 5 13 0 0 3 5 12 0 Tỷ lệ 27,7 72,3 0 0 16,7 27,7 55,6 0 GV Số lượng 8 19 1 0 4 6 18 0 Tỷ lệ 28,5 67,9 3,6 0 14,2 21,4 64,4 0

Nguồn : Kết quả khảo sát của tác giả

Kết quả cho thấy các CBQL ở các trường THCS rất ít quan tâm đến công tác hướng dẫn giáo viên bộ môn xây dựng kế hoạch bài giảng phù hợp với mục tiêu môn học. Điều này sẽ ảnh hưởng tới việc chọn nội dung chương trình, giáo trình cũng như chọn PPGD, cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy.

Từ đó tất yếu dẫn đến chất lượng giảng dạy bộ môn tiếng Anh không đạt hiệu quả và kết quả tích cực. Điều đó có nghĩa là các CBQL ở các trường THCS trên địa bàn đã chưa có những biện pháp hữu hiệu cho việc quản lý mục tiêu dạy học môn tiếng Anh ở trường mình quản lý một cách cụ thể.

2.5.1.3. Thực trạng quản lý chương trình, nội dung, kế hoạch dạy học

Trong quá trình giảng dạy, chương trình và nội dung giảng dạy được xem là một trong các yếu tố quyết định nhất ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo ở tất cả các cấp bậc nói chung và THCS nói riêng. Chương trình và nội dung giảng dạy thông qua các giáo trình phải được tuân thủ khung chương trình chung mà Bộ GD&ĐT đã quy định. Tuy nhiên tùy thuộc vào tình hình thực tế mỗi trường THCS cần xây dựng một chương trình và nội dung giảng dạy sao cho phù hợp với điều kiện về giáo viên, học sinh, cơ sở vật chất và môi trường giảng dạy. Để khảo sát về thực trạng quản lý nội dung, chương trình môn tiếng Anh, tác giả luận văn đã khảo sát ý kiến của CBQL&GV về vấn đề này.

Bảng 2.7. Ý kiến của CBQL&GV về tầm quan trọng của công tác quản lý chương trình, nội dung dạy học môn tiếng Anh

Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ 1. Không quan trọng 0 0 0 0 2.Ít quan trọng 0 0 0 0 3. Quan trọng 8 44,4 16 57,1 4.Rất quan trọng 10 55,6 12 42,9 Tổng số 18 100 28 100

Nguồn : Kết quả khảo sát của tác giả

Vấn đề đặt ra là với tầm quan trọng như vậy thì trong thực tế các trường THCS đã chú trọng vào việc làm như thế nào để có thể đánh giá được việc thực hiện chương trình và nội dung dạy học để từ đó có những cải tiến điều chỉnh kịp thời ? Để trả lời cho điều này, tác giả luận văn qua phỏng vấn sâu với các chuyên gia đều đồng tình khẳng định rằng chỉ có công tác kiểm tra, đánh giá sâu sát của chính CBQL mà trực tiếp là Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, tổ trưởng chuyên môn tại các trường THCS mới có thể thực hiện được điều đó.

Thông qua kết quả trưng cầu ý kiến của mình trình bày ở phần phụ lục, kêt quả của công tác tổ chức kiểm tra thì đa phần ý kiến của cả CBQL và GV đều phần đông cho rằng đạt ở mức độ Trung bình.

Điều này cho thấy thực trạng hiện nay đó là việc kiểm tra giám sát chuyên môn từ cấp trên vẫn còn chưa được chú trọng thực hiện một cách thường xuyên, liên tục trong suốt quá trình giảng dạy. Việc thiếu sự kiểm tra giám sát liên tục của các cấp chuyên môn sẽ dễ dẫn đến việc phát hiện ra các vấn đề như dạy không đúng chương trình kế hoạch giảng dạy đã được phê duyệt, dạy lệch nội dung, dạy trước hoặc sau chương trình quy định. Đây cũng có thể là nguyên nhân để xuất hiện các tình trạng GV cố tình giảng dạy không đúng chương trình, tự ý nâng cao độ khó của chương trình, phát sinh các vấn đề tiêu cực về dạy thêm, học thêm…

Trong quá trình giảng dạy, để nâng cao chất lượng giảng dạy các GV cần phải có sự trao đổi, thống nhất về nội dung và lịch trình giảng dạy nhằm

tạo sự nhất quán, công bằng giữa các lớp khác nhau trong khối. Chính vì vậy việc quản lý tốt chương trình và nội dung dạy học cũng rất cần có sự can thiệp và hỗ trợ từ phía CBQL mà cụ thể là Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, tổ trưởng chuyên môn để thống nhất nội dung chương trình, mức độ và hình thức đánh giá, lịch trình và thời điểm đánh giá…

Để đánh giá thêm phần thực trạng về quản lý chương trình, nội dung và kế hoạch dạy học, tác giả đã khảo sát việc kiểm tra, ký duyệt giáo án định kỳ là trách nhiệm của người CBQL tại các trường THCS trên địa bàn huyện ĐăkR’Lấp. Kết quả thu được trình bày ở phần phụ lục cho thấy thực trạng công tác này được thực hiện tương đối chưa tốt. Điều này có thể gây ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giảng dạy do việc thiếu tính phê duyệt nội dung giáo án thường xuyên sẽ gây ra tâm lý chủ quan, thiếu ý thức trách nhiệm của giáo viên đứng lớp, chậm và lười việc cập nhật các nội dung mới cho bài giảng. Tuy nhiên qua phỏng vấn sâu đối với các GV thì tại một số trường THCS, việc kiểm tra giáo án được Ban giám hiệu thực hiện định kỳ theo học kỳ và có khi đột xuất chứ không thực hiện thường xuyên hàng tháng.

Để có ý kiến khách quan đánh giá thực trạng của việc quản lý chương trình và nội dung dạy học, tác giả luận văn đã trưng cầu ý kiến và thăm dò phản ứng của học sinh về vấn đề này.

Bảng 2.8. Ý kiến của HS về nội dung, chương trình môn tiếng Anh

Mức độ Số lượng Tỷ lệ 1.Rất phù hợp 42 9,0 2.Khá phù hợp 262 56,3 3.Chưa phù hợp 136 29,4 4.Ý kiến khác 25 5,3 Tổng số 465 100

Kết quả điều tra về mức độ phù hợp nội dung, chương trình với nhu cầu năng lực và sức học của HS cho thấy, HS đánh giá mức độ khá phù hợp với tỷ lệ cao nhất 56,3%, mức độ rất phù hợp với tỷ lệ 9%, mức độ chưa phù hợp với tỷ lệ 29,4% và các ý kiến khác với tỷ lệ 5,3%.

2.5.1.3. Thực trạng quản lý phương pháp, hình thức dạy học

PPDH là một trong những yếu tố chính then chốt có ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả của hoạt động dạy học. Qua khảo sát thực trạng công tác quản lý PPDH tiếng Anh của GV ở các trường THCS trên địa bàn huyện, tác

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN lý HOẠT ĐỘNG dạy học môn TIẾNG ANH ở các TRƯỜNG TRUNG học cơ sở HUYỆN ĐẮKR’LẤP, TỈNH ĐẮKNÔNG (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(156 trang)
w