KHẢO NGHIỆM TÍNH CẤP THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN lý HOẠT ĐỘNG dạy học môn TIẾNG ANH ở các TRƯỜNG TRUNG học cơ sở HUYỆN ĐẮKR’LẤP, TỈNH ĐẮKNÔNG (Trang 113)

9. Cấu trúc của đề tài nghiên cứu

3.3. KHẢO NGHIỆM TÍNH CẤP THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC

BIỆN PHÁP ĐỀ XUẤT

3.3.1 Tổ chức khảo sát

3.3.1.1 Mục đích khảo sát

Mục đích của việc khảo sát là nhằm thu thập thông tin đánh giá về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý dạy học tiếng Anh các trường THCS huyện ĐăkR’Lấp đã được đề xuất, trên cơ sở đó điều chỉnh các giải pháp chưa phù hợp và khẳng định thêm độ tin cậy của các biện pháp được nhiều người đánh giá cao.

3.3.1.2. Nội dung và phương pháp khảo sát

Nội dung khảo sát tập trung vào hai vấn đề chính:

Thứ nhất, các giải pháp được đề xuất có thực sự cần thiết đối với việc quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh các trường THCS huyện ĐăkR’Lấp hiện nay không?

Thứ hai, trong điều kiện hiện tại, các biện pháp được đề xuất có khả thi đối với việc quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh các THCS huyện ĐăkR’Lấp hiện nay không ?

* Về phương pháp khảo sát

Trao đổi bằng bảng hỏi với 3 mức độ đánh giá: + Rất cấp thiết, cấp thiết, không cấp thiết. + Rất khả thi, khả thi, không khả thi.

3.3.1.3 Đối tượng khảo sát

Để tìm hiểu sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất, chúng tôi đã khảo sát các đối tượng: Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, Tổ trưởng chuyên môn tiếng Anh các trường THCS huyện ĐăkR’Lấp tỉnh Đăk Nông

3.3.2. Kết quả khảo sát

Kết quả khảo sát về tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp được thể hiện ở bảng 3.1.

Bảng 3.1. Tổng hợp kết quả khảo sát về tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp

TT

Mức độ cấp thiết, khả thi

Các biện pháp

Mức độ cấp thiết (%) Mức độ khả thi (%) Rất cấp thiết Cấp thiết K cấp thiết Rất khả thi Khả thi K khả thi

1 Tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức cho CBQL, giáo viên, về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc dạy học tiếng Anh trong giai đoạn hiện nay.

65 35 0 61 39 0

2 Quản lý đổi mới phương pháp dạy học Tiếng Anh theo hướng tiếp cận năng lực học sinh

69 31 0 47 53 0

3 Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện dạy học phục vụ hoạt động dạy học

70 30 0 48 52 0

4 Đa dạng hóa các hình thức dạy học

tiếng Anh trong các trường THCS 52 48 0 37 63 0 5 Tăng cường ứng dụng công nghệ

thông tin trong dạy học tiếng Anh 71 29 0 63 37 0 6 Xây dựng môi trường dạy học Tiếng

Anh theo hướng xã hội hóa 46 54 0 43 57 0

Về mức độ cấp thiết của các giải pháp:

Kết quả từ bảng 3.1 cho thấy những người được hỏi có sự đánh giá cao về sự cấp thiết của các biện pháp được đề xuất. 100% số người được hỏi đều cho rằng các biện pháp được đề xuất là rất cấp thiết và cấp thiết. Không có ý kiến nào đánh giá là không cấp thiết. Sự đánh giá này chứng tỏ các biện pháp được đề xuất là cấp thiết trong quản lý dạy học tiếng Anh ở trường THCS . Biện pháp có tỷ lệ người đánh giá cao nhất về sự cấp thiết là: Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tiếng Anh. Tiếp đến là các biện pháp: Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất; phương tiện dạy học phục vụ hoạt động dạy học; Quản lý đổi mới phương pháp dạy học Tiếng Anh theo hướng tiếp cận năng lực học sinh; Tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức cho CBQL, giáo viên về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc dạy học trong giai đoạn hiện

nay ; Đa dạng hóa các hình thức dạy học tiếng Anh trong các trường THCS . Biện pháp có tỷ lệ người đánh giá mức cấp thiết thấp nhất là: Xây dựng môi trường dạy học Tiếng Anh theo hướng xã hội hóa. Ngoài ra, đánh giá của các đối tượng được khảo sát về mức độ cấp thiết của các biện pháp được đề xuất về cơ bản cũng thống nhất, sự khác biệt về sự cấp thiết giữa các biện pháp không quá lớn.

Về mức độ khả thi của các biện pháp:

So với đánh giá về sự cấp thiết, đánh giá về tính khả thi của các biện pháp đề xuất có thấp hơn. Điều này cũng dễ giải thích bởi vì có những biện pháp là rất cấp thiết, nhưng trên thực tế khi triển khai thực hiện, do những khó khăn cả về khách quan và chủ quan dẫn đến tính khả thi của các biện pháp không cao.

Biện pháp được đánh giá có tính khả thi cao nhất là tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tiếng Anh với mức độ rất khả thi đến 63%.. Biện pháp được đánh giá có tính khả thi thấp nhất là Đa dạng hóa các hình thức dạy học tiếng Anh , điều này cũng phù hợp với điều kiện thực tế vì là miền núi , cơ sở hạ tầng còn thiếu nên để thu hút giáo viên nước ngoài về dạy học là hết sức khó khăn.

Từ kết quả khảo sát ở bảng 3.1 có thể đưa ra nhận xét chung: Các biện pháp mà đề tài đề xuất để quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh ở các trường THCS có tính cấp thiết và có tính khả thi cao. Trong đó biện pháp Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tiếng Anh được đánh giá là có sự cấp thiết và có tính khả thi cao nhất.

3.3. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM TÁC ĐỘNG 3.3.1. Mục đích thực nghiệm 3.3.1. Mục đích thực nghiệm

Nhằm xác định hiệu quả, tính khả thi và điều kiện cần thiết để triển khai một trong các biện pháp đã đề xuất.

Có thể nâng cao hiệu quả dạy và học tiếng Anh ở các trường THCS huyện ĐăkR’Lấp, tỉnh Đăk Nông nếu áp dụng biện pháp: Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tiếng Anh

3.3.3. Nội dung và cách thức thực nghiệm

Để tiến hành thực nghiệm, chúng tôi lựa chọn biện pháp được đánh giá có tính cấp thiết và tính khả thi cao nhất là Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tiếng Anh.

Tôi chọn 4 trường THCS trên địa bàn huyện ĐăkR’Lấp, tỉnh Đăk Nông để thực nghiệm: 2 trường thường xuyên sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học tiếng Anh (THCS Lương Thế Vinh và THCS Nguyễn Du), và 2 trường không sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học tiếng Anh (THCS Lý Tự Trọng và THCS Trần Quang Khải). Sau 3 tháng thử nghiệm so sánh kết quả kiểm tra của 4 trường để thấy hiệu quả của việc áp dụng giải pháp.

Trên cơ sở 2 trường được chọn là THCS Lương Thế Vinh và THCS Nguyễn Du. Ở các tiết dạy trên lớp GV đều sử dụng bài giảng điện tử, thiết kế các trò chơi liên quan đến bài học trong giáo án điện tử, các thiết bị, đồ dùng dạy học phù hợp với nội dung bài trong từng tiết dạy nhằm mang lại hiệu quả cao. Còn lại 2 trường THCS Lý Tự Trọng và THCS Trần Quang Khải. GV dạy không sử dụng công nghệ thông tin trong các tiết dạy. Dạy học chỉ sử dụng phấn, bảng.

3.3.4. Kết quả thực nghiệm tác động

Trước khi tiến hành thử nghiệm, GV kiểm tra trình độ học sinh ở các trường, kết quả thu được như sau:

Bảng 3.2. Kết quả kiểm tra trình độ tiếng Anh của HS trước khi tiến hành thực nghiệm tác động

Giỏi Khá TB Yếu Kém THCS Nguyễn Du 11,5% 31,4% 42,8% 14,3% 0

THCS Lương thế Vinh 9,7% 29,3% 47,2% 10,6% 3,2%

THCS Trần Quang Khải 9,1% 28,2% 43,9% 14,4% 4,4%

Hình 3.1. Kết quả kiểm tra trình độ tiếng Anh của HS trước khi tiến hành thực nghiệm tác động

Sau thời gian thực nghiệm GV tiến hành kiểm tra trình độ HS ở các trường trên cả 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết thông qua các bài kiểm tra. Với kết quả cụ thể như sau:

Bảng 3.3: Kết quả kiểm tra trình độ tiếng Anh của HS sau khi tiến hành thực nghiệm tác động

Giỏi Khá TB Yếu Kém THCS Nguyễn Du 17,2% 37,9% 36,3% 8,6% 0

THCS Lý Tự Trọng 11,2 % 34,6% 45,3% 8,9% 0

THCS Lương thế Vinh 13,9% 35,2% 41,5% 8,1% 1,1%

Hình 3.2. Kết quả kiểm tra trình độ tiếng Anh của HS sau khi tiến hành thực nghiệm tác động

So sánh kết quả học tập của 4 trường tiến hành thực nghiệm tác động, có thể thấy:

- Ở các trường THCS Nguyễn Du và Lương Thế Vinh, sau 3 tháng thực nghiệm bằng việc GV sử dụng công nghệ thông tin trong các tiết dạy, kết quả học tập của HS có sự tiến bộ đáng kể, tỷ lệ HS giỏi, khá có sự tăng lên: THCS Nguyễn Du, tỷ lệ HS giỏi tăng từ 11,5% lên 17,2% , tỷ lệ HS khá tăng từ 31,4% lên 37,9%; tương tự, THCS Lương Thế Vinh, tỷ lệ HS tăng từ 9,7% lên 13,9%, tỷ lệ HS khá tăng từ 29,3% lên 35,2%. Tương ứng với mức tăng của HS khá, giỏi, thì HS trung bình, yếu kém cũng có sự giảm xuống rõ rệt.

- Ở các trường THCS Lý Tự Trọng và THCS Trần Quang Khải không sử dụng công nghệ thông tin trong các tiết dạy, hiệu quả dạy học không cao, thể hiện ở mức tăng của HS khá, giỏi rất thấp, cụ thể, trường Lý Tự Trọng, tỷ lệ HS giỏi tăng từ 10,5% lên 11,2% , tỷ lệ HS khá tăng từ 33,2% lên 34,6%; trường THCS Trần Quang Khải, tỷ lệ HS giỏi tăng từ 9,1% lên 10,3%, tỷ lệ

HS khá tăng từ 28,2% lên 30,5%. Tỷ lệ HS trung bình, yếu, kém còn ở mức cao, mức cải thiện kết quả học tập không đáng kể.

- Các số liệu phân tích cho thấy việc tăng cường sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn tiếng Anh nâng cao chất lượng học tập bộ môn . Dạy học theo phương pháp truyền thống mang lại hiệu quả thấp. Điều này chứng tỏ, biện pháp được đề xuất là có cơ sở thực tế, phù hợp với đối tượng và có thể áp dụng để nâng cao hiệu quả dạy học và quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh huyện ĐăkR’Lấp, tỉnh Đăk Nông.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Để nâng cao hiệu quả quản lý dạy học tiếng Anh ở các trường THCS huyện ĐăkR’Lấp tỉnh Đăk Nông cần thực hiện đồng bộ các biện pháp mà đề tài đề xuất. Các biện pháp này là:

1. Tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức cho CBQL, giáo viên về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc dạy học trong giai đoạn hiện nay.

2. Quản lý đổi mới phương pháp dạy học Tiếng Anh theo hướng tiếp cận năng lực học sinh

3. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện dạy học phục vụ hoạt động dạy học

4.Đa dạng hóa các hình thức dạy học tiếng Anh trong các trường THCS 5.Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tiếng Anh 6. Xây dựng môi trường dạy học Tiếng Anh theo hướng xã hội hóa

Các biện pháp mà đề tài đề xuất qua khảo sát đều được cho là rất cấp thiết và có tính khả thi cao, có thể triển khai trong thực tiễn quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh ở các trường THCS huyện ĐăkR’Lấp, tỉnh Đăk Nông.

Các biện pháp được đề xuất nêu trên có mối quan hệ chặt chẽ, gắn bó hữu cơ, bổ sung và hỗ trợ cho nhau, thúc đẩy phát triển, tạo nên một chỉnh thể

thống nhất. Các biện pháp đề xuất trên, nếu được phối hợp triển khai thực hiện một cách đồng bộ, linh hoạt sẽ tạo ra những chuyển biến rõ rệt góp phần nâng cao chất lượng công tác quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh ở các trường THCS huyện ĐăkR’Lấp, tỉnh Đăk Nông.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. KẾT LUẬN

1.1. Luận văn đã góp phần bổ sung và phát triển cơ sở lý luận của vấn đề quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh ở trường THCS bằng việc xây dựng một hệ thống các khái niệm công cụ, đặc biệt là khái niệm quản lý dạy học tiếng Anh ở các trường THCS ; đồng thời chỉ rõ quản lý dạy học tiếng Anh ở trường THCS vừa là cơ hội để nâng cao chất lượng dạy học, vừa là thách thức lớn đối với giáo viên, cán bộ quản lý trường THCS trong dạy học và quản lý

dạy học bộ môn.

1.2. Luận văn đã khảo sát, phân tích một cách toàn diện thực trạng vấn đề quản lý dạy học tiếng Anh ở các trường THCS huyện ĐăkR’Lấp, tỉnh Đăk Nông . Trên cơ sở đó chỉ rõ những điểm mạnh, những điểm yếu và nguyên nhân của những điểm yếu đó, làm cơ sở thực tiễn để đề xuất các biện pháp quản lý dạy học tiếng Anh ở các trường THCS huyện ĐăkR’Lấp, tỉnh Đăk Nông

1.3. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận văn đã đề 6 biện pháp cơ bản để quản lý dạy học tiếng Anh ở các trường THCS huyện ĐăkR’Lấp, tỉnh Đăk Nông. Các biện pháp đó là:

- Tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức cho CBQL, giáo viên, học sinh về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc dạy học trong giai đoạn hiện nay .

- Quản lý đổi mới phương pháp dạy học Tiếng Anh theo hướng tiếp cận năng lực học sinh.

- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện dạy học phục vụ hoạt động dạy học.

- Đa dạng hóa các hình thức dạy học tiếng Anh, xây dựng môi trường tiếng trong các trường THCS.

- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tiếng Anh. - Xây dựng môi trường dạy học Tiếng Anh theo hướng xã hội hóa.

2. KHUYẾN NGHỊ

2.1. Đối với Phòng Giáo dục và đào tạo tỉnh ĐăkNông và huyện ĐăkR’Lấp

- Trên địa bàn huyện ĐăkR’Lấp hiện nay, biên chế giáo viên cho khối THCS mà đặc biệt là giáo viên tiếng Anh đạt chuẩn theo quy định của Bộ GD&ĐT vẫn còn thiếu. Chính vì vậy lãnh đạo Sở và phòng cần tạo điều kiện cho các trường THCS chủ động đề xuất việc tuyển dụng biên chế mới đặc biệt là các giáo viên trẻ có năng lực và trình độ chuyên môn tốt. Bên cạnh đó lãnh

đạo Sở và Phòng nên có kế hoạch luân chuyển giáo viên tiếng Anh để đảm bảo không có việc một giáo viên dạy cùng lúc nhiều khối học tạo ra sự nhàm chán đối với HS.

- Nên chủ trì phối hợp với các bên liên quan để thường xuyên tổ chức các hoạt động liên quan đến tập huấn, trao đổi, học tập chuyên môn tiếng Anh, đổi mới phương pháp giảng dạy trong điều kiện công nghệ 4.0.

- Thực hiện việc đánh giá khảo sát hiện trạng CSVC, đội ngũ, nguồn lực khác phục vụ việc giảng dạy tiếng Anh tại từng trường. Trên cơ sở đó có kế hoạch phân bổ tài chính, cân đối nhân sự đầu tư cho CSVC của các trường THCS trên địa bàn điều kiện vật chất và môi trường học tập được tốt hơn.

- Tăng cường sự hợp tác giữa các trường THCS và các trung tâm đào tạo ngoại ngữ thuộc sự quản lý của Phòng giáo dục trong và ngoài địa bàn huyện. Trên cơ sở đó đề xuất các công tác hoạt động chung phục vụ cho việc phát triển chất lượng đội ngũ GV và học tập của HS.

2.2.Đối với CBQL các trường THCS ở huyện ĐăkR’Lấp

 CBQL cần ban hành qui chế sinh hoạt tổ chuyên môn, tổ chuyên môn phải được sinh hoạt ít nhất 1 lần/1 tháng. CBQL lên kế hoạch tuần, tháng cho GV trong tổ thông qua kế hoạch chung.

 CBQL cần hướng dẫn, thống nhất các qui định, các tiêu chuẩn về giáo án, về tiết lên lớp, về cách thức và nội dung tổ chức kiểm tra, đánh giá HS. CBQL kiểm tra hồ sơ, sổ sách, giáo án của GV.

 CBQL tổ chức tập huấn cho GV về đổi mới phương pháp và hình thức kiểm tra đánh giá bằng cách dùng phương pháp đánh giá liên tục và đánh giá cả 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết nhằm đánh giá chính xác năng lực sử dụng tiếng Anh của HS.

 CBQL cần quản lý khâu tổ chức thi thật nghiêm túc: bố trí số lượng HS hợp lý trong một phòng thi, bố trí đủ cán bộ coi thi, kiểm tra nghiêm túc

tư cách thi của HS và thực hiện chấm thi đúng qui chế, tránh tình trạng cán bộ coi thi nhân nhượng cho HS trong lúc thi cử.

 CBQL cần yêu cầu GV kết hợp nhiều loại hình kiểm tra, đánh giá trong dạy học. Một bài kiểm tra cần đạt các yêu cầu sau:

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN lý HOẠT ĐỘNG dạy học môn TIẾNG ANH ở các TRƯỜNG TRUNG học cơ sở HUYỆN ĐẮKR’LẤP, TỈNH ĐẮKNÔNG (Trang 113)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(156 trang)
w